Thơm ngon nồi lẩu cá dìa cho ngày cuối tuần

Dù có tên gọi nghe lạ tai nhưng cá dìa là món ăn quen thuộc ở một số tỉnh, thành vùng biển. Hôm nay, thịt cá được đem nhúng lẩu sẽ mang đến cho thực khách bữa trưa mới lạ.

Cá dìa có kích thước nhỏ, con trưởng thành to khoảng bàn tay, vây cá nhiều và có chất độc nằm ở vây. Thế nên, mọi người mua cá về sơ chế cần loại bỏ nội tạng, cắt bỏ vây và dùng muối chà xát lên thịt cá để làm sạch, khử mùi.

Đối với món ăn hôm nay, thịt cá được ướp qua gia vị như nước mắm, tiêu, đường, hạt nêm… để khi nhúng lẩu bật dậy hương vị. Nếu như đã có thịt cá dìa thơm ngon, phần nước lẩu cũng khá quan trọng, ảnh hưởng đến độ ngon món ăn. Dù cá mang phong vị ẩm thực vùng miền, dân dã nhưng món lẩu có thể tùy chọn một số loại nước dùng nổi bật sau.

Nước lẩu kim chi – Thái (vị chua cay): Mang phong vị ẩm thực Hàn Quốc và Thái Lan, nước lẩu kim hay hay lẩu Thái đều có vị chua, the nhẹ. Trong khi lẩu kim chi có phần kim chi ăn kèm bắt vị thì lẩu Thái đa dạng các tầng hương vị chua, the, ngọt.

Nước lẩu nấm – lẩu trường thọ (vị thanh ngọt): Hai phiên bản lẩu với nước dùng thanh ngọt luôn được một số tín đồ ăn uống lành mạnh lựa chọn bởi dễ ăn, dễ dàng kết hợp nhiều loại thực phẩm. Lẩu nấm có vị thanh từ một số loại nấm như nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm hương, đồng thời cũng là rau nhúng lẩu. Còn lẩu trường thọ có vị thanh từ đậu nành, không có rau củ ăn kèm nên phải gọi rau nhúng.

Nước lẩu Tứ Xuyên – tiềm ớt hiểm (vị cay): Về độ cay nước dùng, lẩu ớt hiểm có độ cay vừa phải, vị cay đều khoang miệng. Còn nước lẩu Tứ Xuyên có vị cay bùng nổ ở đầu môi, cay tê tạo vị giác khó quên cho thực khách ưa cay. Màu sắc cả hai vị nước lẩu là màu đỏ của ớt, tiêu.

Giờ trưa cuối tuần gần đến, mọi người có thể đến quán ăn dùng bữa hoặc trổ tài đầu bếp qua công thức sau:

Theo amthucvungmien, cookbeo, shopeefood

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/thom-ngon-noi-lau-ca-dia-cho-ngay-cuoi-tuan/