Bằng cách làm mới thông qua phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết chuỗi giá trị là 'chìa khóa' để người dân, đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) vượt khó giảm nghèo. Các tổ hợp tác, HTX phải nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm giúp bà con ở đây cải thiện được sinh kế.
Hôm nay, trời lành lạnh phủ kín lối đi làm. Bạn co ro trong tấm áo mỏng, nhìn dòng người đang vội vã trên đường. Có lẽ, ai cũng đang hối hả, để đến điểm dừng, chui vào góc phòng làm việc để tránh cái lạnh lùa vào da thịt.
Người tiêu dùng (NTD) ở vùng sâu, vùng xa với những đặc thù nhất định về hạn chế thông tin, nhận thức, hiểu biết chưa đầy đủ, khó khăn về điều kiện sống… càng đứng trước nguy cơ bị xâm hại cao và ít được bảo vệ.
Mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên nhắc nhở người dân giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán và xả rác bừa bãi vẫn diễn ra tràn lan xunh quanh Chợ đầu mối Hóc Môn thuộc xã Xuân Thới Đông (H.Hóc Môn, TPHCM), gây ách tắc giao thông và ô nhiễm nghiêm trọng.
Đồng Xuân, miền đất trù phú giữa đại ngàn, không chỉ níu giữ bước chân lữ khách với vẻ đẹp hoang sơ mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm và Ba Na với những nghề truyền thống đậm đà bản sắc, đặc biệt nhất phải kể đến nghề đan đát.
Trên địa bàn thành phố Bắc Giang có đến hàng trăm quán lớn nhỏ phục vụ ăn sáng. Có nhiều quán ăn sáng đã trở thành 'thương hiệu', gắn bó lâu năm với thực khách; không chỉ là do đồ ăn ngon, hợp khẩu vị, giá cả hợp túi tiền mà còn bởi khâu vệ sinh, thái độ phục vụ chu đáo.
Ngày 25-2, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh tổ chức chương trình 'Chia sẻ nỗi đau' trợ giúp gia đình chị Vũ Thị Hưng, 41 tuổi ở nhà trọ tại ấp 2, xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành.
Ngày 29/1 (mùng 1 Tết Ất Tỵ), trong tiết trời se lạnh, người dân Quảng Nam đổ về Quảng trường 24/3, TP Tam Kỳ du xuân đầu năm mới.
Tết gom đầy những yêu thương trong nụ cười con trẻ. Nụ cười làm nũng lúc ở bên ba mẹ, tiếng cười giòn tan khi nô đùa với trẻ nhỏ hàng xóm hay chúm chím trong những bức hình kỷ niệm tuổi mới... Nụ cười hòa vào đất trời cùng với sắc hoa sắc nắng cho tiết xuân thêm tươi vui, ấm áp.
Mới 5h sáng, trời vẫn còn tối đen nhưng hai vợ chồng ông bà Thanh - Chất ở khu 10, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đã lục tục trở dậy đun nước để mổ lợn. Nhiều năm nay từ khi các con còn nhỏ, cho đến giờ con trai, con gái đều đã lập gia đình và ra ở riêng nhưng ông bà vẫn giữ nếp mổ lợn để các con 'ăn đụng' trong dịp Tết Nguyên đán. Cũng như gia đình ông bà Thanh-Chất, nhiều gia đình vẫn còn giữ tập tục 'đụng lợn' vào dịp cuối năm, phần gia đình con cháu, phần để mời anh chị em, hàng xóm láng giềng mỗi người một chút chia sẻ miếng thịt ngon trong những ngày cuối năm.
Tết cổ truyền của dân tộc đang về, mang theo những phong vị rất riêng. Trong đó, những phiên chợ ngày cận tết luôn khiến người ta háo hức và cả bâng khuâng thương nhớ...
Bằng sự nhạy bén của người thợ, ý tưởng xây dựng du lịch làng nghề đã trở thành hiện thực tại nơi làng làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội.
Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?
Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 do Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh những sản phẩm HTX ấn tượng.
Dành cho các fan tham dự đêm diễn thứ 3 và 4 của concert Anh Trai 'Say Hi' tại Hà Nội, đây là những bí kíp nên 'bỏ túi' về cách di chuyển để tránh mất tiền, mất sức và mất 'lửa' trước thềm concert.
Quê tôi ở miền Trung, nơi mà những trận mưa lớn không còn là điều xa lạ. Mùa lụt thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, khi những cơn mưa tầm tã không ngừng xối xả. Nước từ các ngọn núi đổ về đồng bằng, kéo theo từng đợt lũ chồng lũ. Nhà nào cũng phải chuẩn bị tinh thần đón nước lụt, di dời đồ đạc lên cao, và tất nhiên, cả việc chuẩn bị lương thực dự trữ.
Hôm nay 26-10, chương trình truyền hình nhân đạo 'Khát vọng sống' do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) phối hợp Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh và Công ty Cổ phần Quảng cáo Nhất TP. Hồ Chí Minh tổ chức kết nối trao tiền hỗ trợ cho chị Thị Lây, 35 tuổi, người S'tiêng ở ấp Sóc Dày, xã Phước An, huyện Hớn Quản.
Đan lát là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời ở Tây Nguyên. Công việc đan lát thường diễn ra trong những ngày nông nhàn và thường do những người đàn ông đảm nhận.
Nguyên đơn cáo buộc rằng, sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ với khối lượng đáng kể, bị bán phá giá, và là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước này.
An Đông (TP. Huế) có số hộ nghèo khá đông với 38 hộ, 82 khẩu nên cùng với các chính sách giảm nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường An Đông triển khai nhiều mô hình nhằm tạo quỹ giúp đỡ cho các hộ nghèo, cận nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).
Cơn bão Yagi quét qua khiến những quả xoài non rụng la liệt đầy dưới gốc cây. Nhiều người đã nhặt về để vừa bán, vừa cho, vừa sử dụng.
Qua bao tháng ngày, cái chái bếp cũ của mẹ chị Phương ám rất nhiều khói. Mái tôn, vách gỗ mục lỗ chỗ. Trời khi ráo thì nắng rọi xuyên cả đất, lúc mưa to gió lớn thì nước tạt tứ phía, ướt nhẹp nền nhà, khiến mấy tháng mưa, bà Tư gặp khó trong việc nấu ăn.
Mùa vụ rộn ràng, những tháng ngày tuổi thơ trong veo ấy, đám trẻ làng đứa ôm giỏ nan, đứa khệ nệ rổ rá, chiếu cói cuộn tròn cắp nách... nối nhau men theo bờ ruộng. Người lớn đã dặn đi dặn lại: Mang vác nhiêu khê, bước đi phải vững vàng khéo léo kẻo vụng về, ngã bổ nhào thì người cấy cày chẳng có cơm ăn.
Có tuổi đời hơn 600 năm, làng nghề mây tre đan Bao La thuộc xã Quảng Phú (Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã trở thành điểm sản xuất mây tre thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Có tuổi đời hơn 600 năm, làng nghề mây tre đan Bao La thuộc xã Quảng Phú (Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) trở thành điểm sản xuất mây tre thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong nước và quốc tế. Từ cây tre, người dân làng Bao La đã chế tác thành những sản phẩm độc đáo phục vụ cuộc sống, phục vụ khách du lịch, đưa hình ảnh cây tre Việt ra thế giới.
Thuở ấu thơ, tôi rất thích đồ chơi, tới mức đã mơ màng ước trở thành người bán đồ chơi.
Người dân ở TX Cửa Lò (Nghệ An) hớn hở rủ nhau ra nhặt 'lộc biển' là hàng tấn sò huyết bị sóng đánh dạt vào bờ, có những vị trí sò kín cả bãi cát.
Sóng đánh một lượng lớn sò huyết dạt vào bờ biển, người dân TX Cửa Lò (Nghệ An) kéo nhau ra nhặt về ăn và mang bán.
Thời tiết mát mẻ trong ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, chợ Vé ở xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang (Hải Dương) đông vui, nhộn nhịp mua bán.
Chúng tôi luôn trân trọng căn bếp của ngoại như một món quà vô giá.
Sự việc gần 3.500 ha khoai lang tại huyện Phú Thiện vào vụ thu hoạch bị rớt giá thảm đang nhận được sự quan tâm của dư luận… Nghĩ đến hàng vạn tấn khoai lang tồn đọng, người viết bỗng nhiên nhớ đến một món ăn dân dã làm từ khoai ở một số vùng quê xưa như... củ chà.
Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.
Nhìn gian hàng với hàng loạt sản phẩm thủ công độc đáo từ mây, giang, tre, nứa… của xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) trong hàng chục gian hàng tại lễ hội xuân, nhiều du khách không khỏi trầm trồ, thán phục.
Khi mực nước tại các hồ thủy xuống thấp, cũng là lúc người dân kéo nhau đi săn 'lộc trời'.
Mới đây, cư dân mạng đang chuyền tay nhau đoạn clip ghi lại hình ảnh của tại căn bếp của một nhà dân. Điều khiến căn bếp này trở nên đặc biệt chính là việc mọi thứ được sắp xếp cực kỳ ngăn nắp, gọn gàng, đâu ra đó.
Chợ Suối Sâu ở Tây Ninh, xưởng dệt ở Gia Định, ngư dân Cần Giờ trở về bến... là loạt ảnh tư liệu hiếm về cuộc sống ở Nam Bộ những năm 1920-1930.
Một người đi cào ốc gạo kiếm được khoảng 500.000 đồng/ngày, có khi cả triệu đồng.
Những ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, trong tiết trời se lạnh, nhiều người dân đổ xô đi du xuân đầu năm mới. Khắp nơi rực rỡ cờ, hoa, người đông vui nhộn nhịp.