Những ngày đầu tháng 10, khắp các đường phố Hà Nội rợp sắc đỏ của cờ Tổ quốc cũng như áp phích, băng rôn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Hôm nay kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cựu Tổng thư ký NATO nói Ukraine có khả năng sẽ phải hy sinh đất đai để chấm dứt xung đột với Nga.
Thái tử Kuwait Sheikh Sabah Khaled Al-Hamad Al-Sabah ngày 26/9 nhấn mạnh, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cần phải cải tổ để 'phản ánh thực tế của thế giới hiện đại', cũng như đối phó với các thách thức hiện tại và tương lai.
Ngày 26/9, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York (Mỹ), Thái tử Kuwait Sheikh Sabah Khaled Al-Hamad Al-Sabah nhấn mạnh sự cần thiết của việc cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhằm 'phản ánh thực tế của thế giới hiện đại' và giải quyết các thách thức hiện nay cũng như trong tương lai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow tái khẳng định cam kết chung trong việc tiếp tục nỗ lực toàn diện hơn nữa để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Hôm nay (22-9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu các hoạt động trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự tính, mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị được đề xuất cao nhất ở mức 80 triệu đồng/tháng - 160 triệu đồng cho những doanh nghiệp thuộc mức 1, nhóm 1 - tập đoàn, tổng công ty kinh tế.
Ngày 18/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trong vòng 12 tháng. Nghị quyết đã được nhiều quốc gia trên thế giới hoan nghênh, trong đó, nhiều tổ chức và quốc gia thuộc Thế giới Arab và Hồi giáo đã ủng hộ.
Bidzina Ivanishvili – người quyền lực nhất ở Georgia (Gruzia) gợi ý rằng, quốc gia ở vùng Nam Kavkaz này nên xin lỗi người Ossetia vì cuộc chiến năm 2008 với Nga, dẫn đến việc Mátxcơva công nhận 2 khu vực nổi dậy của Georgia, truyền thông Georgia đưa tin.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc và vì vậy cũng là quốc gia có nhiều ngôn ngữ. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, việc bảo tồn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ dân tộc khác luôn được xem là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam.
Ngày 13/9, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran Ali Akbar Ahmadian và Thư ký Hội đồng An ninh Belarus Alexander Volfovich đã gặp nhau ở thủ đô Minsk của quốc gia Đông Âu.
Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Những ngày này, trong rực rỡ cờ, hoa đón chào Quốc khánh, mỗi người dân Việt lại hướng về Thủ đô Hà Nội. Cách đây 79 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Cách đây 79 năm, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là mốc son chói lọi in đậm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ đây, lịch sử đã bước sang một trang mới: Người dân Việt Nam lần đầu tiên được ngẩng cao đầu, tự hào với thế giới vì mình đã trở thành công dân của một nước độc lập và tự do. 79 năm qua là quá trình phấn đấu, hi sinh của cả dân tộc để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam hôm nay.
Khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản 'thiên cổ hùng văn' về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Lời căn dặn của Bác chứa đựng những điều căn cốt ở tầm cương lĩnh của Đảng về mục tiêu phấn đấu, về công tác xây dựng Đảng và chăm lo cho dân
Cách đây 79 năm, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Ðình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Ðông Nam Á, đồng thời trịnh trọng tuyên bố với thế giới: 'Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy'.
Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, điều thứ nhất chính là 'Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào'.
79 năm qua kể từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) , mỗi người dân Việt Nam đều thấu hiểu hơn sự khẳng định: 'Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc' (1); đồng thời cũng càng trân trọng hơn những thành quả của sự nghiệp cách mạng và giá trị thiêng liêng của 'Độc lập - Tự do - Hạnh phúc' mà nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành được.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự do, dân chủ và làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch, phản động luôn ra sức xuyên tạc, phủ nhận thành quả của cuộc Cách mạng, nhất là những giá trị về dân chủ, tự do. Vì vậy, cần chủ động nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Cách đây tròn 55 năm, ngày 2/9/1969 (tức ngày 21/7 Âm lịch), Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từ biệt chúng ta về cõi vĩnh hằng. Trái tim của Người ngừng đập nhưng những di sản của Người vẫn còn sống mãi...
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 30/8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ… đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), sáng 30/8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An tổ chức Lễ viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Hòa trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2-9-1945 - 2-9-2024), Báo Đồng Nai nhận được nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân bày tỏ sự phấn khởi trước ngày vui của đất nước, cũng như niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; quyết tâm chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Ngày 2-9-1945, trước hàng chục vạn đồng bào ở Thủ đô Hà Nội, đại diện cho hơn 20 triệu đồng bào cả nước, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trang trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cách đây 79 năm, sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; mở ra một trang sử mới, chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Thủ tướng Iraq Mohammed Shia' al-Sudani ngày 27/8 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép quyết liệt để hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 25/8, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), ông Jassem Mohamed Al Budaiwi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ quyền của người dân Palestine được thành lập một nhà nước độc lập trong phạm vi đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Phát huy hào khí Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Như vậy là đã rõ, 'độc lập' khỏi người Pháp nhưng lại nhờ người Nhật giúp đỡ và bảo hộ, chỉ huy cho 'độc lập'. Có lẽ chính vì điều này mà nhiều ý kiến cho rằng thực chất là Chính phủ khi ấy chỉ là chuyển từ lệ thuộc thực dân Pháp sang Phát xít Nhật.
Sau thắng lợi mang tính lịch sử của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mở ra một trang sử mới, chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sáng 14/8, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pakistan tổ chức Lễ kỷ niệm 77 năm Ngày Độc lập Pakistan (14/8/1947-14/8/2024).
Xưa nay, quần chúng nhân dân luôn là lực lượng chủ yếu, là động lực cơ bản trong các cuộc cách mạng xã hội. Trải qua các thời kỳ lịch sử, bài học về sức mạnh nhân dân, vai trò của nhân dân luôn được nêu cao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trao đổi quan điểm về việc nối lại các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Việc Malaysia nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cho thấy tầm ảnh hưởng của nhóm này đã không còn chỉ là những dự đoán.
Tháng 7 vừa qua, một số nước châu Phi như Liberia, Nam Sudan hay Ruanda đã kỷ niệm ngày độc lập, một dấu mốc gợi lên nhiều xúc cảm sâu sắc. Nhưng khi nói đến phát triển và kinh tế, độc lập hiếm khi đủ để thúc đẩy bất kỳ quốc gia châu Phi nào tiến lên. Tại sao vậy?
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. Việc Hiệp định Geneva được ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam trong thắng lợi này đã được các nhà ngoại giao, chuyên gia các nước đánh giá cao.
Hiệp định Geneva 1954 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi, khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Triển lãm 'Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam' (21/7/1954-21/7/2024) giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva 1954.
Tròn 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva, những bài học lịch sử còn nguyên giá trị. Việt Nam hết sức trân trọng giá trị của hòa bình, luôn đề cao và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.