Vùng đất Xuân Lộc - Long Khánh gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng khi Chiến dịch Xuân Lộc được thực hiện vào những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975. Đó là 'Cánh cửa thép' phía Đông - Bắc Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn bị đập tan, mở đường cho đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Để đất nước được thống nhất, non sông liền một dải vào ngày 30-4-1975, cả dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh. Mục tiêu cách mạng 'đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào...' như lời chúc Tết Kỷ Dậu 1969 của Bác Hồ là khát vọng cháy bỏng của toàn dân tộc. Âm mưu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, dù được ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, cũng cần phải lật tẩy, lên án...
UBND TP. Đông Hà vừa có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật và bố trí từ ngân sách địa phương 831,88 triệu đồng để đầu tư tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà ga - Lô cốt Đông Hà.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 28/4, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), việc đánh giá vai trò và những đóng góp của lực lượng tình báo CAND nói chung, Điệp báo An ninh miền Nam (ANMN) nói riêng có ý nghĩa quan trọng để khẳng định những đóng góp to lớn của công tác tình báo CAND trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; đồng thời, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
Sau Chiến thắng Xuân Lộc, cục diện chiến trường miền Nam có sự chuyển biến nhanh chóng, hình thành một thế trận mới, quân và dân ta đã sẵn sàng thực hiện chiến dịch quyết chiến chiến lược lịch sử giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Thời cơ chiến lược đã đến, đêm 21-4, Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho Tư lệnh Quân đoàn 4: Đánh chiếm Trảng Bom, Biên Hòa, tiến vào Sài Gòn theo trục Đường 1.
Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; kiều bào yêu nước và bạn bè yêu chuộng hòa bình khắp thế giới. Tầm ảnh hưởng tích cực và sức lan tỏa mạnh mẽ của các hoạt động kỷ niệm khiến các thế lực thù địch và những đối tượng phản động cay cú, tăng cường thực hiện các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, chống phá...
Từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ mới với những khó khăn, thử thách quyết liệt.
Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025, sáng 27-4, Đoàn đại biểu Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Tối 26/4, tại Công viên quảng trường Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (27/4/1975 - 27/4/2025).
Theo kênh truyền hình Canal Caribe, sự kiện 30/4/1975 sau nửa thế kỷ vẫn là minh chứng hùng hồn rằng không có đế quốc nào không thể bị đánh bại khi cả dân tộc đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do.
Tối 26-4, tại Quảng trường Công viên TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với chủ đề '50 năm vang khúc khải hoàn'.
Tối 26-4, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty 28 (Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (9-5-1975 / 9-5-2025).
NSƯT Lan Anh, Tân Nhàn xúc động khi hát ca khúc cách mạng trong chương trình chính luận nghệ thuật 'Khúc ca khải hoàn'.
Bản tin ngày 26/4/1975 của Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) đưa tin quân và dân ta đấu tranh mạnh mẽ tại nhiều địa phương khiến địch thiệt hại nặng; nhiều lính ngụy quay đầu, trở về với nhân dân.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quyết chiến chiến lược, kết thúc trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất non sông về một mối. Đó là kết quả của hành trình đấu tranh 21 năm không ngưng nghỉ, trải qua nhiều giai đoạn chiến lược của toàn dân tộc.
Chiến thắng 30-4-1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm nên chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp của Viện Kỹ thuật quân sự (KTQS), nay là Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam).
Một trong những điểm nhấn của chương trình 'Khúc ca khải hoàn', chương trình do VOV tổ chức, là phóng sự tái hiện hai bản tin chiến thắng phát sóng ngày 30/4 và 1/5/1975, những mốc son ngôn từ đã khắc sâu trong ký ức hàng triệu người dân Việt Nam. Đặc biệt, bản tin phát sóng ngày 30/4/1975 từ Đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội với giọng đọc của phát thanh viên Tuyết Mai – là lời xác tín đầu tiên gửi đi từ trái tim Thủ đô đến toàn dân tộc: 'Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. Thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng. Cờ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Phủ tổng thống Ngụy quyền…'.
50 năm trước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân dân cả nước đã đoàn kết một lòng, kiên cường, bất khuất, anh dũng chiến đấu làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Nửa thế kỷ trôi qua, ký ức một thời oanh liệt vẫn đậm sâu trong tim những chiến sĩ cách mạng với niềm tự hào mãnh liệt.
Tối 25-4, tại Hà Nội, chương trình chính luận nghệ thuật 'Khúc ca khải hoàn' do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945 – 7/9/2025), đã diễn ra xúc động, sâu lắng.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là thiên sử vàng, mốc son chói lọi tạc vào lịch sử dân tộc ta như một trong những bản hùng ca diệu kỳ nhất; biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Quân chủng Hải quân ra đời trong những năm tháng chiến tranh chia cắt (7/5/1955), vừa xây dựng, vừa chiến đấu, trưởng thành nhanh chóng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân chủng Hải quân đã phối hợp các lực lượng lập nên nhiều chiến công hiển hách. Một trong những chiến công tiêu biểu, xuất sắc có ý nghĩa chiến lược của Quân chủng Hải quân là đã phối hợp tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa trong đại thắng mùa Xuân 1975, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Từ trận đầu ra quân đánh thắng ở Làng Vây, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (tháng 2-1968) đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Bộ đội Tăng thiết giáp (TTG) đã tham gia 14 chiến dịch, hơn 200 trận đánh.
Trong thời khắc lịch sử, đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Đài Phát thanh Sài Gòn đã phát bản tin đặc biệt để Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trung tá Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 đã thay mặt Quân giải phóng tiếp nhận đầu hàng không điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các ngụy quyền, Sài Gòn đã giải phóng.
Ngày 24/4/1975, quân ta đã bao vây thành phố Sài Gòn - Gia Định trên tất cả các hướng, cách nội đô Sài Gòn trên dưới 50km.
Cách đây tròn nửa thế kỷ, Đại thắng mùa Xuân 1975 đã chính thức chấm dứt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đánh tan lực lượng Ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong đêm 24/4, các lực lượng ta đánh chiếm Bàu Nâu và trụ lại để đánh Trung đoàn 49, Sư đoàn 25 ngụy tháo chạy về Sài Gòn, đồng thời ta tổ chức cắt đường 22, kiểm soát đoạn lộ từ Tây Ninh về Sài Gòn.
Hiện nay, tại Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình - Đài Tiếng nói Việt Nam đang lưu giữ băng thu âm 'Bản tin chiến thắng' phát sóng ngày 30/4/1975. Cũng trong cuốn băng này còn có nhiều tác phẩm quý giá của Đài Tiếng nói Việt Nam về sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 16-4-1975, với cuộc hành quân thần tốc và lối đánh linh hoạt, thọc sâu, táo bạo, các lực lượng của cánh quân Duyên Hải, do Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh đã đập tan tuyến phòng thủ 'lá chắn thép' Phan Rang (Ninh Thuận) của địch, làm cho nội bộ ngụy quyền Sài Gòn suy sụp trầm trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Binh chủng Tăng thiết giáp phải thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; là lực lượng đột kích mạnh của lực lượng lục quân.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, trên cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược, từ vùng núi cao hay hải đảo xa xôi, khắp các thôn, buôn, làng, xã đâu đâu cũng rợp trời cờ đỏ sao vàng, hân hoan mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...
Sau 3 năm trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh vẫn không tiêu diệt được Quân giải phóng mà còn làm cho nước Mỹ ngày càng sa lầy vào 'con đường hầm không có lối thoát'.
Chiến thắng Xuân Lộc đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn. Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức Tổng thống ngụy quyền, bỏ chạy ra nước ngoài.
Sáng 20/4, tại Hà Nội, Ban liên lạc Phi đội Quyết thắng phối hợp Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất, chiến công đặc biệt góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường, đập tan ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.
Hiện nay, bên cạnh đại đa số nhận thức đúng thì vẫn có những cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc về giá trị, ý nghĩa của Chiến thắng 30-4-1975 - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ đã ăn phải 'bả độc' thông tin của các thế lực thù địch, để từ đó có những biểu hiện 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa', sai lệch trong nhận thức và hành động.
Lịch sử Đảng bộ An Giang ghi nhận trong những ngày tháng 4 lịch sử năm 1975, cùng với cả nước, quân và dân trong tỉnh đã đứng lên đập tan Ngụy quân, Ngụy quyền, đánh đuổi quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc.