Ngày 2/7/1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI đã thông qua Nghị quyết đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh cho thành phố Sài Gòn. Gần 50 năm vinh dự mang tên Bác Hồ kính yêu, thành phố ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ cuối năm 1957 đến năm 1960, trên cương vị Quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, với tầm nhìn chiến lược và tư duy nhạy bén, sâu sát với thực tiễn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có những đóng góp to lớn với phong trào Đồng khởi ở miền Nam.
Lịch sử của ngày chiến thắng không chỉ được viết bằng những trận đánh, mà còn bằng trái tim của những phóng viên chiến trường qua trang viết vội, cuộn phim đẫm mùi thuốc súng, hay những tấm ảnh về khí thế hồ hởi lên đường ra trận… Họ là những người chép sử trong khói lửa chiến tranh, góp phần khẳng định vai trò phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân của Báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, báo chí không chỉ phản ánh kịp thời hơi thở của thời đại mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Củ Chi - nơi từng hứng chịu hàng trăm nghìn tấn bom, đạn tàn phá ác liệt trong chiến tranh, nay đã vươn lên mạnh mẽ, khoác lên mình tấm áo mới với nhiều kỳ vọng. Trong kháng chiến, hay ở giai đoạn xây dựng và phát triển, Củ Chi vẫn luôn xứng danh mảnh đất anh hùng.
Sau hơn 1 tháng triển khai thi công, đến nay việc tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà ga - Lô cốt Đông Hà, ở Phường 1, TP. Đông Hà đã hoàn thành.
Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những thành tựu to lớn sau 50 năm đất nước thống nhất đã khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, điều này thể hiện ở những luận cứ khoa học sau.
Tối 16-5, tại TP Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra miền Bắc tại Quy Nhơn 16-5 (1955 – 2025).
Tối 16/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025).
Đằng sau vụ án gián điệp lớn nhất thời đại năm 1969 gắn với 'Ông cố vấn' Vũ Ngọc Nhạ, ẩn chứa chuyện chưa kể về nghệ thuật tình báo độc đáo và sự hy sinh ít ai biết.
Sáng 15-5, tại tỉnh Đồng Nai, Xí nghiệp Liên hợp Z751 (Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (15-5-1975/15-5-2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật dự.
50 năm sau Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Sài Gòn xưa, TP Hồ Chí Minh hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới của một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
'Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75' của cố nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành vừa ra mắt bạn đọc lần thứ 6 ở cả hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025). Cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử là một tác phẩm đặc biệt, không chỉ bởi giá trị lịch sử mà còn bởi cách nó tái hiện những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh một cách chân thực và đầy xúc động.
Biển, đảo Tây Nam - cánh cửa chiến lược nối đất liền với đại dương, giữ vai trò như tấm lá chắn tự nhiên bảo vệ cho vùng đất trù phú Đồng bằng sông Cửu Long… Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, quân dân miền Tây Nam Bộ đã chủ động, mưu trí, dũng cảm, từng bước tiến công giải phóng hàng trăm đảo lớn nhỏ, không để cho địch co cụm, tạo thế chia cắt, gây tình huống phức tạp ảnh hưởng đến tiến trình thống nhất đất nước của dân tộc.
Trong không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, có dịp trở lại vùng đất Tây Nam Bộ, chúng tôi được chứng kiến và nghe nhiều câu chuyện chân thực, xúc động về sự chung sức, đồng lòng của quân và dân trong hành trình hồi sinh những vùng đất 'chết'.
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi, đánh dấu bằng chiến thắng vĩ đại 30/4/1975. Và hôm nay, đúng vào ngày lễ trọng đại đó, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo, nơi đâu cũng rộn ràng, rạo rực khí thế hào hùng của ngày hội thống nhất non sông. Đặc biệt, trên thành phố mang tên Bác, một lễ kỷ niệm ngày toàn thắng, Nam Bắc sum họp một nhà đã được tổ chức trọng thể nhằm tiếp nối mạch nguồn quá khứ và hướng tới tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật tại sự kiện vô cùng ý nghĩa này.
50 năm sau ngày thống nhất đất nước, trong ký ức của ông Phạm Chánh Trực (sinh năm 1939, bí danh Năm Nghị) vẫn vẹn nguyên những cảm xúc trong thời khắc ngày toàn thắng.
Công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta đã ghi dấu những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường, trong đó có sự kiện giải phóng tỉnh Bạc Liêu vào ngày 30-4-1975, một cuộc chuyển giao quyền lực đặc biệt không có tiếng súng và thương vong. Chiến thắng đã thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn xa của Đảng và chính quyền cách mạng tỉnh Bạc Liêu trong việc tránh được những tổn thất vô nghĩa, bảo vệ giá trị của hòa bình và đoàn kết dân tộc.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và đọc diễn văn.
Hòa bình, độc lập, thống nhất không chỉ trở thành sự nghiệp đấu tranh của toàn dân mà còn là khát vọng, mục tiêu của quân, dân Việt Nam khi chống chọi với các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ và tay sai. Sau Hiệp định Paris năm 1973, khát vọng, mục tiêu đó càng cháy bỏng và chỉ có thể đạt được bằng sự tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, thực hiện tổng tiến công và nổi dậy...
Những thước phim xe tăng của ta nghiến lên lá cờ 3 sọc của ngụy quyền, những gương mặt rạng rỡ của nhân dân miền Nam, không khí Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 hào hùng... là những thước phim tư liệu quý giá được đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng lăn xả, dấn thân ghi lại trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc.
Những thước phim xe tăng của ta nghiến lên lá cờ 3 sọc của ngụy quyền, những gương mặt rạng rỡ của nhân dân miền Nam, không khí Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 hào hùng... là những thước phim tư liệu quý giá được đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng lăn xả, dấn thân ghi lại trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc. ()
Ngày 30/4/1975 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Mời quý độc giả cùng đọc bài thơ 'Chiến dịch Hồ Chí Minh' của tác giả Nguyễn Ánh Dương để nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thắng lợi vĩ đại đó có sự đóng góp âm thầm, bền bỉ và vô cùng to lớn của lực lượng Tình báo quốc phòng (TBQP).
Giữa hàng ngàn hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có 2 kỷ vật đặc biệt luôn khiến bước chân khách tham quan như chậm lại...
Chúng ta đang tiến hành các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) với tâm thế và vị thế của một đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. Đất nước bộn bề công việc, những chuyển động lớn và những khát vọng lớn đan xen nhau, đặt ra những thách thức lớn cũng là niềm hy vọng lớn của nhân dân với công cuộc Đổi mới.
Sáng ngày 30/4, phát biểu tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân Khu 7 đầy xúc động: 'Không có nhân dân, không có chúng tôi ngày hôm nay!'.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hân hoan đón mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi tìm lại những tư liệu lịch sử viết về Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 và qua lời kể của người con gái đang công tác tại Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng, Thượng tá Bùi Thị Kim Huế.
Khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975 - biểu tượng và dấu ấn chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta - được tái hiện sinh động qua lời kể của nhân chứng lịch sử, những bức ảnh tư liệu và cả mô hình robot.
Trong buổi Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Khối chiến sĩ Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam và Khối Cảnh sát cơ động kỵ binh đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người dân.
Sáng nay 30.4, Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) đã diễn ra trọng thểtại TP.HCM. Trong nhiều nội dung quan trọng của buổi lễ, người dân đặc biệt chờ đợi màn trình diễn của dàn trực thăng bay theo đội hình mang cờ Tổ quốc, cờ Đảng và dàn máy bay tiêm kích nhào lộn, nhả khói trên bầu trời.
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng 'Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không' cuối tháng 12-1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27-1-1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng đó góp phần to lớn để quân và dân ta thực hiện thắng lợi quyết tâm chiến lược của Đảng 'đánh cho Mỹ cút', tạo tiền đề quan trọng 'đánh cho ngụy nhào', hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong ngày 30/4/1975 có 2 bản tin phát thanh đặc biệt được phát đi từ Sài Gòn và Hà Nội - 2 đầu của đất nước. Và trước đó vài giờ, khoảnh khắc xe tăng của quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập cũng được lưu giữ lại.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi ghi dấu ấn đậm nét quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị tướng lĩnh cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, nổi bật là Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn, Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh...
Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.
Xuất hiện trong phong trào cách mạng năm 1940 ở Nam Kỳ, cờ đỏ sao vàng - biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lịch sử đấu tranh giành, giữ vững nền độc lập dân tộc và công cuộc đổi mới phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu của Nhân dân Việt Nam.
Một ngày đầu tháng 4-2025, con trai họa sĩ Lê Đức Tuấn vui mừng gọi điện thông báo với tôi rằng, anh đã mua được vài tờ Báo Quân đội nhân dân cũ, số ra đầu tháng 5-1975, trong đó có tờ báo ra ngày 1-5, cập nhật sớm tình hình ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng.
Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng mang tầm quốc tế, mang tính thời đại.
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
VietnamPlus xin trân trọng giới thiệu băng thu âm 'Bản tin chiến thắng' phát sóng ngày 30/4/1975, với giọng đọc của phát thanh viên Nguyễn Thơ và phát thanh viên Tuyết Mai.
Ngày 29-4, tại TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Trái tim người lính Phương Nam tổ chức buổi giao lưu, chia sẻ và kết nối với đoàn cựu chiến binh phía Bắc từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào TP Hồ Chí Minh dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
'Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng. Cờ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc phủ Tổng thống ngụy quyền.'
Ấn phẩm Mô hình cắt dán xe tăng 390 do báo Việt Nam News and Law phát hành là món quà tri ân tới độc giả, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc và truyền lửa yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay.
50 năm trước, thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh được biết đến là 'một mắt xích quan trọng, quyết phải giữ' của ngụy quyền Sài Gòn, vì mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Hòa bình lập lại, Xuân Lộc được biết đến là một trong hai đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới và là một trong 4 đơn vị cấp huyện được Trung ương chọn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững.
11 giờ 30 ngày 30/4, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn-Dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, cả dân tộc vang khúc khải hoàn.