Ngày 4/7, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết đã rút các thanh sát viên hạt nhân khỏi Iran do lo ngại vấn đề về an toàn.
Trung Quốc cho biết nước này ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
Nhật Bản đã bày tỏ 'mối quan ngại nghiêm trọng' về quyết định đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Iran, theo Arabnews.
Website tin tức Axios (Mỹ) ngày 3/7 dẫn hai nguồn tin cho biết nước này có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân vào tuần tới.
Anh và Đức đang chuẩn bị ký kết một hiệp ước song phương mở rộng, bao gồm điều khoản hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước đối mặt với các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.
Đức và Anh sẽ ký một hiệp ước quốc phòng vào ngày 17/7, trong đó có điều khoản hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai quốc gia bị đe dọa.
Malaysia - nước chủ tịch ASEAN năm 2025 - cho biết Trung Quốc và Nga đã đồng ý ký kết Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).
Elon Musk không chỉ chỉ trích siêu dự luật của Tổng thống Trump mà còn hậu thuẫn nghị sĩ Massie - người từng gọi văn kiện này là 'hiệp ước tự sát tài khóa' của đảng Cộng hòa.
Đức và Anh sẽ ký một hiệp ước quốc phòng bao gồm điều khoản hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị đe dọa, Politico đưa tin.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ngày 2/7 đã ra sắc lệnh đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Tổng thống Zelensky mới đây tuyên bố Ukraine có thể sẽ sớm rút khỏi Hiệp ước Ottawa – một thỏa thuận quốc tế cấm sử dụng mìn sát thương, trong bối cảnh cuộc chiến với Nga ngày càng khốc liệt.
Bên cạnh những thiệt hại trực tiếp, chiến dịch quân sự của Israel vào Iran có thể kéo theo hệ lụy nghiêm trọng: Nguy cơ Tehran rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Ngoài ra, các vấn đề biên giới với Campuchia thường được Thái Lan sử dụng một cách chiến lược trong thời kỳ bất ổn chính trị trong nước hoặc khi quân đội tìm cách khẳng định hoặc củng cố quyền lực thông qua một cuộc đảo chính.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa ký sắc lệnh khởi động quá trình rút khỏi Công ước Ottawa – hiệp ước quốc tế cấm sản xuất, tích trữ và sử dụng mìn sát thương. Động thái này, diễn ra hôm 29/6 (giờ địa phương), đánh dấu sự điều chỉnh đáng kể trong chính sách quốc phòng của Kiev, phản ánh bối cảnh xung đột kéo dài hơn ba năm qua với Nga vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giới quan sát nhận định, đây là một quyết định có tính toán chiến lược, nhưng đồng thời kéo theo nhiều thách thức phức tạp về nhân đạo và luật pháp quốc tế.
Truyền thông Triều Tiên ngày 30/6 công bố hình ảnh Chủ tịch Kim Jong Un nghẹn ngào phủ quốc kỳ lên những chiếc quan tài trong một sự kiện dường như là lễ hồi hương những binh sĩ đã hy sinh khi chiến đấu tại tỉnh Kursk của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 30/6 cho biết, Moscow đang có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng, đồng thời nhận định rằng việc các quốc gia thành viên NATO tăng mạnh ngân sách quốc phòng có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ của liên minh này.
Ngày 30/6, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan không tham dự cuộc họp Hội đồng Ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) tổ chức tại Kyrgyzstan.
Hôm 30/6, Reuters đưa tin theo số liệu chính thức, hơn một phần ba người dân ở quốc đảo nhỏ bé Tuvalu ở Thái Bình Dương, nơi các nhà khoa học dự đoán sẽ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao, đã nộp đơn xin thị thực (visa) theo diện tị nạn khí hậu để di cư đến Úc.
Ngày 30- 6, Yonhap dẫn nguồn tin từ Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova tại Bình Nhưỡng để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật.
Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir-Saeid Iravani, ngày 29/6 khẳng định, việc làm giàu hạt nhân của nước này 'sẽ không bao giờ dừng lại' vì mục đích 'năng lượng hòa bình' theo hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đồng thời tiết lộ khả năng đàm phán ngoại giao.
Tin thế giới ngày 30-6 gồm những nội dung sau: Nga tấn công lớn nhất vào Ukraine, đưa ra điều kiện đàm phán mới; Ông Zelensky ký lệnh rút Ukraine khỏi hiệp ước cấm mìn chống bộ binh; Chưa thể phá hủy năng lực hạt nhân Iran, IAEA cảnh báo; 'Nước Mỹ trên hết': Khẩu hiệu bị bỏ lại ở Trung Đông?…
Tổng thống Zelensky khẳng định việc rút khỏi Công ước Ottawa là quyết định phù hợp với tình hình thực địa hiện nay, nhằm đảm bảo khả năng phòng thủ trước những thách thức an ninh ngày càng phức tạp.
Trong những tháng gần đây, một số quốc gia NATO giáp biên giới với Liên bang Nga và Belarus đã xem xét lại việc tham gia hiệp ước này, viện dẫn các mối đe dọa an ninh ngày càng gia tăng.
Litva, Latvia và Estonia đã chính thức đệ trình thông báo rút khỏi Công ước Ottawa - hiệp ước quốc tế cấm sử dụng mìn sát thương cá nhân lên Liên hợp quốc, theo Tân Hoa xã ngày 28-6.
Các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris có kế hoạch tham vấn với bốn thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề hạt nhân Iran.
Cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) vào tuần tới.
Hôm 25/6, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Armenia và sẵn sàng thúc đẩy quá trình đàm phán hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan.
Lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong số những đồng minh hiệp ước thân cận nhất của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã đột ngột hủy bỏ kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO.
Khi được một phóng viên hỏi liệu ông có cam kết với Điều 5 Hiệp ước thành lập NATO hay không, ông Trump trả lời: 'Còn tùy thuộc vào cách bạn định nghĩa.'
Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra tại La Hay (Hà Lan), Tổng thống Mỹ Trump hôm qua đã khiến các đồng minh bối rối về cam kết của Mỹ đối với nguyên tắc phòng thủ tập thể được nêu trong Điều 5 của Hiệp ước thành lập.
Liên minh châu Âu (EU) và Canada vừa ký một hiệp ước an ninh và quốc phòng mới mang tính bước ngoặt.
Hôm qua (23/6), Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã lên tiếng phản đối các vụ không kích của Mỹ nhằm vào Iran, đồng thời bác bỏ khả năng chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Iran.
Iran đứng trước lựa chọn vô cùng khó khăn khi Quốc hội nước này kêu gọi rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) sau các cuộc tập kích của Mỹ và Israel vào các cơ sở hạt nhân.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 24/6, Ấn Độ vừa chính thức gia hạn lệnh cấm bay đối với tất cả máy bay đăng ký tại Pakistan, bao gồm cả các chuyến bay thương mại lẫn quân sự, đến ngày 24/7.
Iran kỳ vọng Nga đóng vai trò tích cực trong thời điểm quan hệ giữa nước này và Mỹ đang căng thẳng sau hành động quân sự mới đây của Washington. Đây là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei ngày 23/6 trong bối cảnh Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi đang có mặt tại thủ đô Moskva của Nga để tham vấn với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Quan chức ngoại giao Iran khẳng định Tehran sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân vì các mục đích hòa bình và 'không ai có quyền bảo chúng tôi nên hoặc không nên làm gì'.
Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Iran đề xuất nước này rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Ngày 23-6, theo Times of Israel, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã đến thủ đô Moscow, Nga ngay trong ngày 22-6, sau khi Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran.
Israel chưa bao giờ thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng các báo cáo quốc tế cho thấy họ có thể sở hữu tới 90 đầu đạn. Dimona – trung tâm tuyệt mật – là nơi bắt đầu mọi nghi vấn.
Ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản ứng về các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân trên lãnh thổ Iran, đồng thời cảnh báo hành động này đang đẩy tình hình khu vực và thế giới vào một vòng xoáy leo thang nguy hiểm với những hậu quả không thể lường trước.
Ba cơ sở hạt nhân Natanz, Fordow và Isfahan của Iran đã bị tấn công, Hãng thông tấn IRNA dẫn lời Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran xác nhận.
Iran đã tiến hành đợt tấn công đáp trả đầu tiên bằng tên lửa đạn đạo và UAV nhằm vào lãnh thổ Israel, sau khi Mỹ không kích ba cơ sở hạt nhân.
Kế hoạch thúc đẩy công nghiệp quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU) thông qua cơ chế tài chính chung mang tên SAFE, với tổng giá trị 150 tỷ euro (khoảng 161 tỷ USD), đang vấp phải cảnh báo pháp lý từ phía quốc hội Đức.
Nhìn lại chặng đường lịch sử 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan. Bất chấp những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền tự do báo chí đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao, một số cá nhân, tổ chức vẫn cố tình đưa ra những đánh giá mang tính áp đặt, định kiến và thiếu khách quan về vấn đề này.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20-6 đưa tin, đánh dấu kỷ niệm tròn một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Triều Tiên - Nga, Triều Tiên đã tái khẳng định cam kết về hiệp ước phòng thủ chung với Nga trong bối cảnh hợp tác quân sự giữa 2 nước ngày càng tăng cường.
Đánh dấu kỷ niệm tròn một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Triều Tiên-Nga, ngày 19/6, Bình Nhưỡng đã tái khẳng định cam kết về hiệp ước phòng thủ chung với Moscow.