Là huyện miền núi có nguồn lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Quan Hóa luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), qua đó góp phần nâng cao tay nghề, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Bằng niềm đam mê, tâm huyết với văn hóa dân tộc mình, năm 2019, được sự tuyên truyền, vận động của ban quản lý bản, gia đình chị Phạm Thị Tuyết, dân tộc Thái ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) đã đầu xây dựng homestay A Béo để làm du lịch cộng đồng. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, homstay A Béo đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với du khách đến tham quan, lưu trú và trải nghiệm. Chị Tuyết cho biết: 'Gia đình tôi làm du lịch cộng đồng không chỉ vì mục đích mưu sinh, mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến đông đảo du khách'. Bên cạnh đó, homestay của gia đình chị còn dành một không gian nhỏ để trưng bày, giới thiệu những sản phẩm thổ cẩm truyền thống do chính bàn tay bà con nơi đây làm ra.
Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch 'chữa lành' dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian 'chữa lành' lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, một trong những dấu ấn đặc sắc góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng xứ Thanh đó chính là văn hóa ẩm thực. Qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, sinh động của người dân, đến nay nhiều món ăn đặc sắc đã góp phần tạo nên sức hút riêng biệt của điểm đến.
Để thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch không chỉ dừng lại ở những cái 'bắt tay', nhiều giải pháp thiết thực đã được Thanh Hóa và các địa phương trong mỗi hành trình liên kết đề ra. Trong đó, tập trung làm mới sản phẩm hiện có, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch đặc sắc hay hợp tác phát triển tuyến du lịch xanh... là những giải pháp trọng tâm nhằm cùng nhau đẩy mạnh phục hồi, tăng tốc phát triển.
Trong chiến dịch Tình nguyện hè năm 2024, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức các đội hình tình nguyện dạy Tiếng Anh miễn phí cho trẻ em vùng cao.
Những năm gần đây, Thanh Hóa đã trở thành điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn trong mắt bạn bè, du khách quốc tế, lượng khách đến và tổng thu du lịch cũng tăng 'đột biến'. Có được kết quả này, ngoài sự vào cuộc của các cấp, ngành trong việc thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, khai thác có hiệu quả các yếu tố tài nguyên, bản sắc văn hóa, thì không thể không nhắc đến vai trò của người dân - những 'đại sứ du lịch' thân thiện, hiếu khách.
Trong quá trình hình thành và sinh sống trên mảnh đất xứ Thanh, đồng bào dân tộc Thái đã sáng tạo cho mình một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Để mạch nguồn văn hóa đó chảy mãi với thời gian, từ nhiều năm nay hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Thái luôn được các cấp, ngành, địa phương chú trọng thực hiện.
Với mong muốn cải thiện đời sống tinh thần cho người dân, kích thích nhu cầu giao thương hàng hóa và tạo thêm sản phẩm thu hút du khách, phát triển du lịch, nhiều địa phương ở huyện Quan Hóa đã tổ chức đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Dù thời gian hoạt động chưa lâu, song mô hình này đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, du lịch sinh thái cộng đồng đã, đang được xây dựng trở thành một trong những sản phẩm du lịch thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, hướng tới phát triển bền vững, mỗi điểm đến cần nỗ lực tạo dựng điểm nhấn từ chính đặc trưng về thiên nhiên và bản sắc văn hóa truyền thống.
Mặt hồ quanh năm xanh biếc như chiếc gương khổng lồ soi bóng nét đẹp nguyên sơ của núi rừng vào lòng. Người ta bảo, muốn thấy được hết cái thi vị, hữu tình của hồ phải đi câu cá đêm. Giữa trăng thanh gió mát, nhấm nháp chút men luận bàn về nhân tình thế thái. Thử mấy ai được một lần thả hồn nên thơ đến vậy ở những chốn này.
Hẳn mỗi người dân, du khách khi về với biển Sầm Sơn vào dịp khai mạc lễ hội du lịch biển, khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn ngày 27/4/2024 đều vô cùng ấn tượng với chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề 'Sầm Sơn - Rực rỡ sắc màu'. Chương trình góp phần đem đến sự thành công cho buổi lễ và là điểm nhấn mở màn cho chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.
Ở bản Bút, nơi có 105 hộ đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, lâu nay bà con vẫn lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Khi địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, bà con nơi đây càng có ý thức hơn trong việc lưu giữ nghề truyền thống. Và một trong những nghề truyền thống được đồng bào Thái gìn giữ là nghề làm rượu cần, để tiếng thơm bay khắp muôn nơi.
Bản Bút thuộc xã Nam Xuân chỉ cách thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) chưa đầy 10 km, nằm gọn trong vùng thung lũng rộng lớn, bao quanh núi đồi, rừng nguyên sinh xanh ngút, quanh năm mát mẻ, trong lành. Nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, năm 2019 UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quan Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nhờ đó, người dân bản Bút đã phát huy được giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; đầu tư phát triển du lịch cộng đồng trở thành điểm đến lý tưởng của du khách.
Sáng 9/4, Đoàn giám sát số 1 của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đã chủ trì hội nghị giám sát chuyên đề kết quả triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) từ năm 2021 đến năm 2023 trên địa bàn huyện Quan Hóa.
Không chỉ lôi cuốn bởi nét phong tục, tập quán, phong cảnh nên thơ, trữ tình, khí hậu trong lành cùng các món ăn độc đáo, từ bao đời nay đồng bào dân tộc Thái ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) vẫn gìn giữ nghề làm rượu cần truyền thống.
Theo Luật Du lịch năm 2005, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Hiện nay loại hình du lịch kết hợp khám phá văn hóa đang trở thành xu hướng mới, mang đến lợi ích kép là du khách có được những trải nghiệm thú vị, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa.
Như thường lệ vào mỗi dịp cuối năm, các cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh lại tất bật các khâu thủ tục hồ sơ cho công tác thẩm định các xã, huyện về đích NTM các cấp độ. Trước vài ngày của mỗi hội nghị xét chọn sản phẩm OCOP hoặc thẩm định NTM, ánh đèn làm việc tại các phòng nơi đây đều sáng đến nửa đêm. Bởi trên thực tế, các địa phương có 1 năm để nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí nên thường dồn việc thẩm định vào dịp cuối năm khi đã có thành quả.
Bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) đã và đang được biết đến là điểm du lịch sinh thái cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, các hộ gia đình làm du lịch sinh thái, cũng như bà con Nhân dân bản Bút đang khẩn trương nâng cấp cơ sở vật chất, chỉnh trang khuôn viên để sẵn sàng đón khách du lịch.
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, đến nay các sản phẩm du lịch của Thanh Hóa đã được hình thành rõ nét, phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên nghiệp, văn minh. Phát huy kết quả đạt được, tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm, tour, tuyến du lịch mới. Đây được xem là hướng đi quan trọng nhằm thu hút đông đảo du khách, nhất là khách quốc tế.
Trong 2 ngày (2 và 3/1), Đại hội đại biểu MTTQ xã Nam Xuân lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã thành công tốt đẹp. Đây là đơn vị được Ủy ban MTTQ tỉnh chọn làm Đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quan Hóa và cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức Đại hội cấp cơ sở.
Chiều ngày 29/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tổ chức triển lãm ảnh 'Tự hào một dải biên cương' năm 2023.
Theo kế hoạch phân bổ vốn từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, nếu chủ đầu tư không giải ngân hết vốn theo kế hoạch sẽ bị thu hồi. Do các thủ tục kéo dài nên đa phần các dự án 'ỳ ạch' giai đoạn đầu, thì những tháng cuối năm, nhiều địa phương và nhà thầu đang phải 'vắt chân lên cổ' trong thi công để giải ngân vốn đúng kế hoạch.
Sau nhiều năm thực hiện dự án cấp điện cho các thôn, bản vùng cao chưa có điện của tỉnh Thanh Hóa, đến nay, ngành điện 'xứ Thanh' đã hoàn thành việc đưa điện lưới quốc gia tới 100% số xã với 99,85% hộ dân được sử dụng điện.
Sau nhiều năm thực hiện Dự án cấp điện cho các thôn, bản vùng cao chưa có điện, đến nay, ngành điện Thanh Hóa đã hoàn thành việc đưa điện lưới quốc gia tới 100% số xã với 99,85% hộ dân được sử dụng điện. Những nơi trước đây vốn là vùng đất nghèo với muôn vàn khó khăn, tưởng chừng điện không thể đến được thì nay ánh điện lung linh, mang niềm tin của Đảng về với bà con, cuộc sống của đồng bào được ấm no và đủ đầy hơn, tạo động lực từng bước đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.
Trong định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa đã xác định yếu tố văn hóa bản địa chính là 'chìa khóa', là 'thỏi nam châm' để hút khách du lịch đến suốt bốn mùa. Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của văn hóa bản địa trong phát triển du lịch.
Với nhiều lợi thế, các địa phương miền núi đang phát triển mạnh mô hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, để sự phát triển đó thực sự bền vững thì cần phải có sự định hướng, tránh tình trạng phát triển ồ ạt, mất kiểm soát để lại nhiều hệ lụy sau này.
Một trong những nguyên nhân khiến tre luồng Thanh Hóa có giá thấp và đầu ra bấp bênh là do chất lượng nguyên liệu này chưa cao. Đó chính là hệ quả của việc khai thác quá mức, khai thác luồng non không theo khuyến cáo cũng như không được thâm canh, chăm sóc khoa học.
Thiên nhiên 'ưu ái' cho Thanh Hóa một vùng đất phía Tây rộng lớn và màu mỡ với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho phát triển các cây họ tre như giang, luồng, vầu, nứa (gọi chung là 'tre luồng'). Với hơn 78.000 ha, Thanh Hóa là địa phương có diện tích tre luồng lớn nhất, chiếm tới 50% diện tích luồng cả nước. Sống giữa vùng nguyên liệu khổng lồ đầy tiềm năng khi nhà nhà trồng tre luồng, nhưng đa phần các hộ dân vẫn đời nối đời quẩn quanh trong nghèo khó...
Thuộc huyện vùng cao Quan Hóa, nhưng chính quyền và Nhân dân xã Nam Xuân đang có nhiều nỗ lực trong XDNTM. Cùng với thực hiện các tiêu chí, xã xác định lấy phát triển kinh tế để tạo tiền đề và nền tảng nhằm từng bước khỏa lấp những khó khăn thiếu thốn vốn có của địa phương.
Từ những cuộn chỉ bình thường qua đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) đã dệt nên những chiếc váy thổ cẩm xinh xắn với đường hoa văn tinh xảo.
Với quyết tâm đưa điện đến những vùng khó khăn để phục vụ sự phát triển chung của tỉnh, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành vận dụng linh hoạt mọi nguồn lực để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Nhờ có điện, kinh tế, đời sống người dân vùng cao Thanh Hóa đang ngày càng khởi sắc.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: 'Cán bộ là gốc của công việc', với cương vị là Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (Quan Hóa), bà Phạm Thị Nhị, 40 tuổi, dân tộc Thái luôn gương mẫu nói đi đôi với làm, không ngại khó khăn, vất vả, cống hiến hết mình vì sự phát triển của địa phương.
Sự tham gia ngày càng nhiều phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) được các cấp hội LHPN trong tỉnh chú trọng, định hướng cho hội viên, phụ nữ tham gia. Việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển DLCĐ đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, duy trì, bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh.
Nếu như xu hướng du lịch truyền thống chủ yếu là nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, mua sắm và khám phá văn hóa các vùng đất mới; thì những năm gần đây đang xuất hiện nhiều xu hướng du lịch mới, khá thú vị. Các xu hướng này đòi hỏi các điểm đến du lịch phải tự làm mới mình để tạo sức hấp dẫn đối với du khách.
Sáng 21-7, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử cách mạng hang Co Phường, xã Phú Lệ và nghĩa trang liệt sĩ huyện Quan Hóa; thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn.
Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động để bà con tin, hiểu và làm theo, đó là những nhận xét của lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Nam Xuân (Quan Hóa) và người dân bản Bút về Bí thư chi bộ, trưởng bản Bút Hà Công Chức, 42 tuổi, người dân tộc Thái.
Không có được lợi thế như Bá Thước, điểm nghỉ dưỡng lý tưởng với không gian rộng lớn của Khu du lịch Pù Luông, lại thêm khí hậu mát mẻ và ý thức quảng bá thu hút đầu tư từ khá sớm; Quan Hóa hướng tới phân khúc khai thác văn hóa bản địa, từ đó du khách được hòa mình vào cuộc sống của người dân, trải nghiệm nét văn hóa nguyên bản của người Thái và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ...
5 tháng đầu năm 2023, huyện Quan Hóa đón hơn 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến các điểm du lịch cộng đồng.
Nếu ví thiên nhiên như một bức họa được tạo tác bởi bàn tay tạo hóa, thì có lẽ không quá lời khi nói rằng, tạo hóa 'thăng hoa' trong những nét vẽ về xứ Thanh. Nơi đây, mỗi vùng miền ghé thăm, ta đều bắt gặp những danh lam thắng cảnh khiến lòng người mê mải, say đắm. Và trong những ngày hè nóng bức, du khách về với xứ Thanh để được hòa mình trong không gian thiên nhiên tươi xanh, mát lành, để hiểu hơn về đất và người xứ Thanh mến khách.
Trong 3 năm qua, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW: 'Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' (sau đây gọi là Kết luận 01) đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó xuất hiện nhiều cách làm hay, tập thể, cá nhân điển hình có sức lan tỏa sâu rộng, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Những năm qua, huyện Quan Hóa luôn quan tâm phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Nhiều câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ ở các xã, thị trấn đã được thành lập và hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.
UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 28 khu dân cư đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, giai đoạn 2003 - 2023.
Bị chồng ca thán đánh bóng chuyền về muộn và đá vào dụng cụ nấu ăn, người vợ dùng chiếc chảo đập vào đầu chồng.
Đi đánh bóng chuyền về muộn, chưa nấu ăn, tắm rửa cho con nên bị chồng nhắc nhở, người vợ liền dùng chảo đập vào đầu chồng.
Ngày 20-5, Công an huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này đang củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc xô xát giữa 2 vợ chồng xuất phát từ việc vợ đi chơi bóng chuyền về muộn
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình tập huấn, truyền thông về ứng xử văn minh du lịch, kỹ năng giao tiếp gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và ra mắt mô hình 'Tổ phụ nữ phát triển du lịch cộng đồng' tại bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa.
Ngoài những bãi tắm, trong dịp lễ 30-4 và 1-5, khách du lịch khắp nơi đã tìm về các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng ở xứ Thanh để nghỉ ngơi, thưởng thức văn hóa, ẩm thực địa phương
Sáng 12-4, tại bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa), Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Hóa tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hóa dân tộc Mường, Thái trên địa bàn huyện.
Sau hơn một thập niên triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bức tranh ở những làng quê xứ Thanh đã có nhiều khởi sắc. Những con đường trước kia 'mưa lầy, nắng bụi' giờ đây đã được bê tông sạch đẹp. Nhiều công trình hạ tầng, dân sinh được đầu tư xây dựng góp phần thiết thực cho nhu cầu giao thương của người dân.
Mảnh đất Mường Ca Da cổ với những câu chuyện kì bí của cộng đồng các dân tộc thiểu số phía tây Thanh Hóa làm mê đắm người nghe. Trong khung cảnh nên thơ, mờ sương giữa núi rừng càng hút người ưa khám phá, du khách hiếu kỳ thích lãng mạn. Đối với bạn trẻ thích chụp ảnh, quay clip sẽ được thỏa thích thả hồn vào cảnh sắc, con người thân thiện nơi đây.
Quan Hóa - mảnh đất Mường Ca Da cổ với những câu chuyện kỳ bí của người xưa và những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Cho đến nay, bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) đã, đang được biết đến là điểm du lịch sinh thái cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quan Hóa ước đạt trên 2.615 tỷ đồng, đạt 108,49% kế hoạch, tăng 204,722 tỷ đồng so cùng kỳ; trong đó sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 588,07 tỷ đồng.