Theo chuyên gia, các động lực tăng trưởng truyền thống phục hồi nhưng chưa đồng đều, còn ở mức thấp so với trước dịch và chưa bền vững.
Để tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%, thậm chí cao hơn, áp lực đang được đặt lên vai quý IV/2024. Đây là quý cần bứt phá để nền kinh tế về đích.
Các chuyên gia nhận định, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường bất động sản tiếp tục có chuyển biến tích cực hơn, thể hiện qua số lượt tìm kiếm, tìm hiểu thông tin dự án, tham quan nhà mẫu thời gian gần đây liên tục tăng…
Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Mỹ cao nhất trong 20 năm.
Kết thúc quý III/2024, thị trường bất động sản tại phía Nam được nhiều chuyên gia nhận định đang có nhiều biến động tích cực trong giao dịch. Trong đó, phân khúc đất nền dần thu hút nhà đầu tư.
Khác với các giai đoạn phát triển nóng, giai đoạn này các chủ đầu tư cũng như đơn vị môi giới không mở rộng tràn lan mà tập trung vào các sản phẩm, thị trường phù hợp với thế mạnh riêng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025.
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...
Theo VEPR, xu hướng doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh có thời hạn ngày càng tăng cao rất đáng lo ngại. Họ lựa chọn đứng ngoài thị trường để xem xét tình hình, chờ đợi thời cơ và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh thích hợp.
Dự báo thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam 3 tháng cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực hơn, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng cùng tỷ lệ hấp thụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Thị trường bất động sản đang chứng kiến sự điều chỉnh linh hoạt từ các chủ đầu tư khi nỗ lực hoàn tất việc tái cấu trúc, khẩn trương hoàn thiện pháp lý các dự án, tích cực triển khai khởi động các dự án mới, đa dạng hóa hoạt động M&A, mở rộng thị trường...
Thị trường bất động sản quý cuối năm 2024 được dự báo sẽ bắt đầu 'vào nhịp mới' với nhiều tín hiệu tích cực hơn.
Kết quả khảo sát của gần 900 doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện hồi tháng 6 cho biết sau dịch Covid-19 và những khó khăn từ bối cảnh kinh tế năm 2022, niềm tin của các doanh nghiệp đã trở lại ngày càng tốt dần lên.
Giá tăng, dòng tiền đầu tư giảm khiến đà phục hồi bất động sản các tỉnh phía Nam chậm hơn so với kỳ vọng.
Để tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh, Chính phủ cần có hành động mạnh mẽ. Trong đó, hoàn thiện khung chính sách về khử carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh… là cấp thiết.
Ngày 19/9, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Diễn đàn 'Phát triển bền vững 2024' với chủ đề 'Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero'. Đây là sự kiện thuộc chuỗi sự kiện Diễn đàn Kinh tế xanh thường niên do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn rất nhiều rủi ro do phụ thuộc vào cầu bên ngoài khó kiểm soát được và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn thì những thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3 cùng hoàn lưu bão đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội cùng với những mục tiêu kinh tế xã hội của năm 2024.
Ngày 9-10/9, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Hà Nội, Cơ quan Nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện Webinar 2024 KOCCA ROUND DAY và Hội thảo biz-matching trực tuyến, nhằm giúp các doanh nghiệp Nội dung Hàn Quốc tiến vào thị trường Việt Nam, đánh dấu một bước tiến mới trong việc thúc đẩy hợp tác nội dung giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA VIETNAM) đã và đang tổ chức loạt sự kiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nội dung Hàn Quốc tiến vào thị trường Việt Nam.
Dù đã đến hạn đóng 50% số tiền trúng đấu giá, nhưng chỉ có 13/68 trường hợp trúng đấu giá đất tại khu ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, nộp tiền.
'Doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được hàng hóa thông dụng, tương đồng với các loại nhập khẩu từ Trung Quốc hay các quốc gia khác nhưng chúng ta chưa tạo được một thể chế kinh tế đồng bộ cùng những chính sách liên tục, ổn định, bền vững để họ yên tâm sản xuất lâu dài', TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam. Sau thời gian ảm đạm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày… đã dần khởi sắc khi tăng trưởng với mức hai con số.
Môi giới trở lại với nghề ngày một nhiều sẽ góp phần đẩy mạnh thanh khoản thị trường, giúp cung - cầu gặp nhau dễ dàng hơn.
Để duy trì hoạt động đầu tư, phát triển, các doanh nghiệp bất động sản đang phải áp dụng nhiều cách khác nhau để giải tỏa áp lực về dòng vốn.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp cơ quan công an điều tra, xác minh dấu hiệu 'kích sóng' đất nền, tạo sốt ảo ở ngoại thành Hà Nội sau các cuộc đấu giá đất ở hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức.
Cũng như những lần tăng lương trước đây, bên cạnh tâm lý phấn khởi khi được tăng lương, đa phần người dân lo ngại giá cả thị trường có thể 'té nước theo mưa'.
Từ ngày 12 đến 14/8 tại Hà Nội, Cơ quan Nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) tại Việt Nam vừa tổ chức thành công chuỗi sự kiện trực tuyến bao gồm webinar và hội thảo Biz-matching. Sự kiện nhằm hỗ trợ Việt Nam và Hàn Quốc triển khai hợp tác nội dung, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tình trạng dư thừa công suất ở Trung Quốc có thể dẫn tới mất cân đối và gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia có góc nhìn khác...
Lao động nước ngoài đang là giải pháp cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực của Nhật Bản, nhưng việc không hỗ trợ ở lại trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho nước này trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm nguồn lao động.
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, việc Mỹ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, không chỉ khiến Việt Nam phải chịu những tổn hại nhất định, mà chính các doanh nghiệp Mỹ khi làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu những chi phí tuân thủ pháp luật lớn hơn.
Việc Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ khiến cả doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam đều chịu tác động.
Nửa đầu năm 2024, trước những chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản cùng sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh, Dat Xanh Services (HOSE: DXS) lấy lại được đà tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế (LNST) thu nhập doanh nghiệp đạt gần 130 tỷ, trong đó LNST của công ty mẹ đạt xấp xỉ 70 tỷ đồng.
Dat Xanh Services (HOSE: DXS) công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy DXS đã lấy lại được đà tăng trưởng với việc ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 130 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần của CTCP Dịch vụ Bất động sản (BĐS) Đất Xanh (Dat Xanh Services - Hose: DXS) đạt 1.237 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, hoàn thành 104% chỉ tiêu 6 tháng đầu năm, lũy kế đạt 52% chỉ tiêu được giao tại ĐHĐCĐ 2024.
Kết quả khảo sát cho thấy, khách hàng mua bất động sản (BĐS) phục vụ cho mục đích để ở vẫn là chủ yếu (chiếm 53%); đầu tư dài hạn và khai thác cho thuê chiếm tỷ lệ lần lượt là 20% và 16%. Trong khi đó, mua đầu tư ngắn hạn chỉ chiếm tỷ lệ 6%. Với kết quả này cho thấy, các nhà đầu tư đã không còn ý định mua BĐS để lướt sóng, kiếm lời như thời điểm trước đây.
Sau đợt tăng mạnh, tỷ giá đã hạ nhiệt khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng nhiều biện pháp, nhưng tính chung giai đoạn 6 tháng đầu năm, VND vẫn mất giá gần 5%...
Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân là rất lớn, tuy nhiên việc xây dựng phát triển nhà ở xã hội vẫn rất 'nhỏ giọt', chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, mã DXS ) thông báo đã nhận đơn từ nhiệm của ông Phạm Anh Khôi khỏi các vị trí thành viên HĐQT, thành viên Ủy ban Kiểm toán và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI).
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã có biến động nhân sự là các lãnh đạo cấp cao như Đất Xanh Services, Bất động sản An Gia, Nhà Thủ Đức, Hải Phát Invest…
Ngoài làm lãnh đạo tại Đất Xanh Services, vị chuyên gia này còn đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Tài chính bất động sản Tulip (FINA).
Ông Phạm Anh Khôi hiện đang nắm giữ 150.000 cổ phiếu DXS, chiếm 0,026% vốn điều lệ công ty.
CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh - Đất Xanh Services (HoSE: DXS) vừa có thông báo đã nhận đơn từ nhiệm toàn bộ chức vụ của ông Phạm Anh Khôi với lý do công việc cá nhân.
Ông Phạm Anh Khôi từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ủy ban Kiểm toán và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI)...
Ông Phạm Anh Khôi có đơn xin từ nhiệm tất cả các chức vụ đang đảm nhận tại Đất Xanh Services.
Vừa qua, Đất Xanh Services (DXS) thông báo đã nhận đơn từ nhiệm của ông Phạm Anh Khôi từ các vị trí thành viên HĐQT, thành viên Ủy ban Kiểm toán, và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI).