Thời gian qua, hàng loạt cây xăng dầu đóng cửa, phần vì kinh doanh thua lỗ, phần vì lo ngại những bất ổn của thị trường. Dự báo, tình trạng này sẽ tiếp diễn khi hành lang pháp lý còn nhiều bất cập.
Nhìn vào góp ý cho nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, hay vướng mắc ở lĩnh vực quảng cáo ngoài trời và xuất khẩu thủy sản, để thấy còn đó mối lo của doanh nghiệp về việc phát sinh nhiều chi phí cho những quy định bất cập, chồng chéo. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành cần rà soát, đánh giá lại để điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn nhằm không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đã có sự điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới như về công thức và cơ chế xăng dầu, quỹ bình ổn giá xăng dầu, hệ thống kinh doanh xăng dầu... Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến với mong muốn Nghị định sớm được ban hành và đi vào thực tiễn.
Ông Hoàng Trung Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) khẳng định, chưa bao giờ doanh nghiệp khó khăn như hiện nay do các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu. Hai năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh.
Chuyên gia đề xuất, dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu cần làm rõ việc nhập xăng dầu lấy giá ở đâu, tính theo giá kỳ hạn hay giá giao ngay? 'Vì sao không lập sàn đấu giá kinh doanh xăng dầu thay vì tự ngồi tính theo báo cáo của doanh nghiệp', chuyên gia đặt vấn đề.
Nhiều doanh nghiệp đã chỉ ra hàng loạt các bất cập trong việc xây dựng dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, cơ quan soạn thảo đang đặt ra quá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, với những quy định chung chung.
Sáng 14/5 tại Hà Nội, Ban Pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu'.
Theo quy định của Nghị định 80/2023 thì doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được mua hàng từ nhiều nguồn nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai ở một số địa phương.
Để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá xăng dầu là một trong những đề xuất đáng chú ý nhất tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu mà Bộ Công thương đang xây dựng.
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế các Nghị định 83,95 và 80 hiện có), tiếp cận theo hướng Nhà nước chỉ công bố giá xăng dầu thế giới và một số chi phí cố định...
Theo đề xuất mới, các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại có thể xảy ra tình trạng thiếu cạnh tranh sòng phẳng, gây lũng đoạn thị trường.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, dự thảo nghị định mới của Bộ Công Thương còn nhiều lỗ hổng cần được hoàn thiện. Chính phủ cần xóa thế độc quyền của các doanh nghiệp đầu mối thông qua việc không để đầu mối nắm cả nhập khẩu, phân phối và bán lẻ, như vậy thị trường mới có cạnh tranh đúng nghĩa.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc áp dụng thuế điện tử, hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng, dầu là điều phải thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành xăng, dầu đang gặp nhiều khó khăn, để việc triển khai hóa đơn điện tử hiệu quả, cần có giải pháp, lộ trình cụ thể.
Cam kết nghiêm túc thực hiện áp dụng xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng như chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ cũng như của ngành chức năng; song, trên thực tế các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và cả những bất cập đang phát sinh trong việc triển khai tại các địa phương.
Kinh doanh còn nhiều khó khăn, chiết khấu vẫn ở mức thấp khiến các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gặp khó khăn trong xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán. Hiện chỉ có 2 doanh nghiệp đã triển khai xuất hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu tại khoảng 2.700 cửa hàng…