Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa yêu cầu thủ trưởng các ban, ngành có liên quan và chủ tịch UBND các xã, phường tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phải vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Con bò đắt nhất thế giới có bộ lông trắng muốt, được theo dõi riêng bằng camera an ninh, đi kèm bác sĩ thú y và bảo vệ.
Xã Chợ Đồn đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống các hộ dân có lợn nhiễm bệnh để tuyên truyền, vận động tiêu hủy, tránh lây lan ra diện rộng.
Người dân bức xúc trước cảnh nhiều xác động vật đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng môi trường sống và sức khỏe cộng đồng lại bị vứt ở suối.
Hơn một tuần qua, tỉnh Quảng Ngãi bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Số lượng lợn dịch bệnh tăng nhanh nhưng nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi không có nơi tiêu hủy, xử lý lợn dịch bệnh và thiếu thiết bị phòng chống dịch khiến nhiều xã, phường gặp khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
Trong bối cảnh nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu bùng phát trở lại ở một số địa phương, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn thịt lợn an toàn. Từ lò mổ, siêu thị đến từng gian bếp của mỗi gia đình, câu chuyện đảm bảo vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn, đã trở thành vấn đề 'nóng'.
Trước thông tin nhiều con lợn chết tại xã Nam Đông, cơ quan chức năng TP Huế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đồng thời triển khai giải pháp phòng chống dịch trên đàn lợn.
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang tập trung cao độ triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, bảo vệ đàn vật nuôi.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên vừa có báo cáo kết quả điều tra thực tế tại xã Quỳnh An, nơi xảy ra vụ việc 2 người tử vong và nhiều người mắc bệnh do ăn tiết canh và lòng lợn. Cơ quan chức năng đã đề nghị công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm theo quy định.
Chiều 18/7, Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các nội dung Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, ngày 18/7/2025, UBND tỉnh đã ban hành Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi và bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Tối 18/7, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, 1 trong số 6 con sếu đầu đỏ được đưa về từ Thái Lan, thuộc Đề án 'Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2022 - 2032' đã chết.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, hiện nay, tỉnh Tuyên Quang và thành phố Đà Nẵng đang tập trung cao độ, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm khống chế, ngăn chặn nguy cơ lây lan diện rộng, bảo vệ đàn vật nuôi và sinh kế của người dân.
Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lây lan nhanh, mạnh và phát tán trên phạm vi rộng, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống bệnh dịch.
HNN.VN - Ngày 18/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) thành phố đã tổ chức kiểm tra tại cơ sở chăn nuôi lợn của hộ ông Cao Viết Hùng ở xã Nam Đông để có biện pháp xử lý các bước tiếp theo nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn.
Từ đầu tháng 7 đến nay, tại xã miền núi Nam Đông, thành phố Huế đã ghi nhận hơn 200 con lợn chết bất thường. Tình trạng này khiến nhiều hộ chăn nuôi thiệt hại nặng và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi tăng cường cán bộ thú y xuống cơ sở hỗ trợ công tác phòng chống bệnh này.
Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa ban hành văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên sớm triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh liên cầu lợn sang người.
Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn, nguồn cung thực phẩm đòi phải triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch.
Theo Giám đốc CDC Đà Nẵng, chưa có bằng chứng vi rút gây bệnh ở lợn có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhưng nhấn mạnh người dân vẫn cần cảnh giác với các bệnh truyền nhiễm khác đi kèm.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ký ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng, khiến nhiều đàn lợn phải tiêu hủy. Chính quyền các cấp đang quyết liệt triển khai các biện pháp khẩn cấp nhằm khống chế dịch lây lan…
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn, để người dân chủ động thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình...
Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).
Qua kiểm tra trên xe có 72 con lợn (trong đó có 5 con đã chết). Cơ quan chức năng tiến hành lấy 22 mẫu để xét nghiệm, kết quả xác định có 21/22 mẫu bị dịch tả lợn Châu Phi.
Trước tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) đang có diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan rộng khắp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành văn bản số 2256 /SNNMT-CNTYTS gửi Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; UBND các xã, phường; các cơ sở giết mổ lợn tập trung; các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại về việc tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn.
Trước nguy cơ dịch lan rộng, ngày 17/7, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản số 783/PB-BTN gửi Sở Y tế Hưng Yên về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh liên cầu lợn sang người.
Nhiều ca mắc liên cầu lợn nguy kịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn món tiết canh lợn, không giết mổ hay tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết...
Trước chùm ca bệnh liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh tại Hưng Yên khiến 2 người không qua khỏi, Bộ Y tế yêu cầu địa phương khẩn trương khoanh vùng, xử lý ổ dịch.
Ngày 17/7, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn số 783/PB-BTN về việc công tác phòng, chống bệnh liên cầu lợn sang người.
VHO – Tình trạng vận chuyển lợn từ vùng có dịch đi tiêu thụ, cùng với việc vứt xác lợn ra môi trường được cho là hệ quả của đợt bùng phát mạnh dịch tả lợn châu Phi.
Những ngày vừa qua, tại xã miền núi Nam Đông (thành phố Huế) đã có hơn 200 con lợn bị bệnh chết, và dự báo tình trạng này còn gia tăng.
Bệnh liên cầu lợn có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục.
Trong khoảng 2 tuần đầu tháng 7/2025, tại Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 3 trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn. Đây là chùm ca bệnh sau ăn tiết canh lợn tại xã Quỳnh An, tỉnh Hưng Yên có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với 2 trường hợp ăn cùng và đã tử vong.
Ngày 17/7, đoàn công tác Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại xã Hạ Lang.
Chiều 17/7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi xác nhận đã phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện một cơ sở thu mua lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa phát hiện cơ sở thu mua heo bị dịch tả heo châu Phi để tiêu thụ.
HNN.VN - Trước tình hình nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Nam Đông, TP. Huế xuất hiện tình trạng lợn chết, địa phương đang phối hợp với cơ quan thú y để tập trung xử lý dịch bệnh; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, không giấu dịch, không buôn bán hay giết mổ lợn bệnh, mà phải tiêu hủy theo đúng quy định.
Người phụ nữ vứt heo chết ra rẫy keo vắng người qua lại nhưng bị phát hiện.
Đến ngày 17/7, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 11 xã ở tỉnh Quảng Trị. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy hơn 1.750 con lợn bệnh.
Trong khi dịch tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, thì một số cơ sở, thương lái lại thu mua heo bị dịch bệnh để tiêu thụ.
Từ ngày 6-7 đến nay, tại 3 xã vùng cao, biên giới của tỉnh gồm Quản Bạ, Lùng Tám, Bạch Đích liên tiếp xuất hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi. UBND các xã đã tiến hành công bố dịch theo quy định và tích cực phối hợp với ngành chuyên môn tập trung khống chế, khoanh vùng không để dịch lan rộng.
Từ đầu tháng 7, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Huế ghi nhận hiện tượng heo chết bất thường. Trong khi đó, tình trạng gia tăng các ca mắc liên cầu khuẩn lợn ở người tiếp tục được ghi nhận, khiến chính quyền và ngành chức năng đồng loạt triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) TP Huế cho biết, tình hình dịch bệnh liên cầu lợn đang được kiểm soát tốt, do đó người dân yên tâm sử dụng thịt đã qua kiểm tra thú y.
Ngày 17/7, tại kỳ họp thứ 10, HĐND TP.Huế khóa VIII, trả lời vấn đề dịch liên cầu lợn đang gia tăng ở Huế, Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo cho biết, từ đầu năm đến sáng 16/7/2025, thành phố đã ghi nhận 38 ca mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó 2 trường hợp tử vong.
Không phát hiện mầm bệnh trên đàn lợn ở Huế, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định người dân có thể yên tâm tiêu dùng thịt lợn đã kiểm dịch.
Liên quan đến một số trường hợp nghi nhiễm bệnh liên cầu lợn, trong đó có 2 ca tử vong tại xã Quỳnh An (tỉnh Hưng Yên), Bộ Y tế có chỉ đạo trực tiếp tới tỉnh Hưng Yên các biện pháp chống dịch rất cụ thể, quyết liệt.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn (Sở Nông nghiệp và Môi trường - NN&MT), tính đến 17/7/2025, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 17 xã đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi và có thêm 3 xã qua 21 ngày không phát sinh ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi mới.