Ngày 26-7, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị về công tác giải phóng mặt bằng và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối đến 93 điểm cầu ở các phường, xã trên địa bàn TP. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Lương Nguyễn Minh Triết và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh đồng chủ trì Hội nghị.
Tối 26/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ, Ban Thường vụ Thành đoàn phối hợp Sở Nội vụ TP. Cần Thơ tổ chức Lễ 'Thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ', kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhận định sau 25 ngày hoạt động, bộ máy chính quyền hai cấp trên địa bàn TP đã thông suốt; những khó khăn, vướng mắc đã được các Sở ngành tháo gỡ dần.
Đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đội quản lý trật tự đô thị từ trước tới nay hoạt động rất hiệu quả, vì vậy cần duy trì đội quản lý trật tự đô thị tại các phường, xã.
Sáng 22/7, Đảng bộ phường Hòa Cường, TP. Đà Nẵng tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030. Phường đang khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng chính quyền đô thị hiện đại, lấy chuyển đổi số và cải cách hành chính làm động lực đột phá.
Hà Nội sẽ bố trí tạm thời người hoạt động không chuyên trách vào vị trí hỗ trợ công việc cho hoạt động của hệ thống chính trị của xã, phường căn cứ theo chức danh đang đảm nhiệm.
HNN - Hướng đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), nhiều hoạt động tri ân đã được tổ chức tại TP. Huế. Công tác quản lý, chăm sóc và chỉnh trang nghĩa trang trên địa bàn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, thể hiện sự tận tâm, trách nhiệm đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, hiện thành phố đã tiếp nhận 2.005 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ và hưởng theo chế độ Nghị định số 178-NQ/CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 67-NĐ/CP ngày 15/3/2025). Đến nay, UBND thành phố đã ban hành quyết định đối với 525 trường hợp. Các hồ sơ còn lại đang trong quá trình xem xét, thẩm định.
Thực hiện phương châm 'làm hết việc, không hết giờ, vừa làm, vừa học, vừa điều chỉnh', đội ngũ cán bộ xã miền núi Sông Kôn, TP. Đà Nẵng, đang nỗ lực xây dựng cộng đồng trách nhiệm, từng bước gỡ khó để dần đưa bộ máy chính quyền mới vào hoạt động ổn định, đáp ứng sự kỳ vọng của đồng bào vùng cao.
Sở Nội vụ TPHCM vừa có báo cáo về tình hình hoạt động của các đơn vị hành chính mới sau 10 ngày sáp nhập.
Theo Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh, sau 9 ngày triển khai mô hình chính quyền 2 cấp, thành phố đã giải quyết gần 80.000 hồ sơ hành chính, bộ máy mới vận hành ổn định, không bị gián đoạn và chưa ghi nhận phản ánh tiêu cực nào từ người dân, doanh nghiệp.
Theo Sở Nội vụ, TP.HCM mới dự kiến cần tuyển 85.000-90.000 lao động trong quý III, trong đó khoảng 58% là lao động phổ thông, chủ yếu ở các ngành dệt may, da giày và lắp ráp giản đơn.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, khối lượng công việc chuyển về cấp xã tăng đáng kể, với hơn 1.000 nhiệm vụ từ cấp huyện, tỉnh được phân cấp, trong khi biên chế cán bộ cấp xã chỉ tối đa khoảng 60 người.
Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhất là trong các ngành 'nóng' như công nghệ thông tin, marketing và thương mại điện tử. Đặc biệt, nhóm lao động phổ thông đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Sau sáp nhập cấp tỉnh, TP. Cần Thơ và tỉnh An Giang đã triển khai giải pháp hỗ trợ phương tiện đi lại, nơi ở cho cán bộ, công chức, viên chức phải tới trung tâm hành chính tỉnh mới làm việc.
TPHCM sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính...
TP Đà Nẵng vừa công bố 14 quyết định về việc bổ nhiệm giám đốc các sở, ngành trong ngày đầu vận hành bộ máy chính quyền mới.
Sáng ngày 1/7, kỳ họp thứ nhất HĐND TP. Đà Nẵng khóa X đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 85 đại biểu. Đây là kỳ họp đầu tiên được tổ chức sau khi hoàn tất quá trình sáp nhập hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Phiên họp do ông Nguyễn Đức Dũng - Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng điều hành.
Việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp của Thủ đô Hà Nội đến nay đã sẵn sàng để đi vào hoạt động chính thức từ 1/7/2025.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3691 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn tất chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang bị ảnh hưởng trong quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy chính trị.
Sáng ngày 23/6, tại trụ sở UBND TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì hội nghị công bố các quyết định liên quan đến công tác cán bộ.
5 tháng đầu năm 2025, số lượng lao động trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đang thất nghiệp dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 49,06%. Theo Đại diện Sở Nội vụ TP. HCM, nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do xu hướng thay đổi công việc để tìm môi trường phù hợp hơn hoặc do người lao động chưa định hướng rõ ràng về nghề nghiệp lâu dài.
Chiều 18/6, thành phố Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn trực tuyến về công tác triển khai vận hành thử nghiệm hoạt động của phường, xã mới theo mô hình chính quyền 2 cấp.
HNN.VN - Chiều 16/6, Đảng bộ Sở Nội vụ TP. Huế tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố.
Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh mới hình thành trên cơ sở sắp xếp 3 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, sẽ chính thức hoạt động từ 1/7 với diện tích hơn 6.772km², dân số hơn 14 triệu người, chính quyền địa phương 2 cấp gồm 168 xã, phường, đặc khu hành chính…
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên, vừa ký ban hành Công văn số 2570 /UBND-NC về tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã mới.
Tại Hà Nội, Sở Nội vụ đã lên kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối việc làm với nhóm hơn 8.600 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã.
Triển lãm ảnh kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hải Phòng, nhằm ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác Hồ kính yêu.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan làm Tổ trưởng Tổ giúp việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ở TP.HCM.
Ngày 27/4, Liên đoàn Lao động phối hợp cùng Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Ngày 18/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, ngày 18/4, Công an TP.HCM phối hợp với Sở Nội vụ TP tổ chức đợt 2 lấy mẫu sinh phẩm ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của TP.HCM.
Sau khi sáp nhập TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM mới dự kiến có 168 phường, xã với 6.120 cán bộ, công chức và viên chức; dự kiến có 11.015 người dôi dư cần tinh giản trong 5 năm.
Các chuyên gia cho rằng không nên đóng khung việc sáp nhập phường, xã trong ranh giới đơn vị hành chính quận, huyện cũ mà cần mạnh dạn 'vượt ranh', sáp nhập các xã của huyện liền kề nếu có nhiều yếu tố tương đồng.
Thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất với Hậu Giang và Sóc Trăng để hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, giữ nguyên tên gọi là Thành phố Cần Thơ. Đồng thời, địa phương này sẽ sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã, còn lại 32 xã, phường mới.
Ngày 14/4, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ đã thông tin đến báo chí về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ. Cùng với đó là thông tin về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Ngày 13/4, Chính quyền TP. Hồ Chí Minh phát phiếu lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu để lập TP. Hồ Chí Minh mới. Khi phương án sáp nhập hoàn thành, TP. Hồ Chí Minh mới sẽ trở thành siêu đô thị dẫn đầu cả nước về kinh tế với số thu ngân sách dự kiến đạt hơn 680.000 tỷ đồng (năm 2025).
Ông Lê Phú Nguyện, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng cho biết hiện nay, theo định hướng, hướng dẫn của Trung ương thì Quảng Nam, Đà Nẵng đã thành lập Ban Chỉ đạo để chuẩn bị cho việc sáp nhập 2 địa phương.
Thời điểm này, Sở Nội vụ đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Huế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ và thúc đẩy các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) và người lao động.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025 theo kế hoạch đề ra, thành phố Cần Thơ quyết liệt đẩy mạnh các nhóm giải pháp lớn và quyết tâm khởi công hàng loạt dự án lớn gần 3 tỷ USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số.
TP. Cần Thơ được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc sáp nhập 3 địa phương: Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Theo kế hoạch, các địa phương sẽ lấy ý kiến nhân dân trong tháng 4 trước khi trình HĐND thông qua.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên cho biết, TP được chọn làm đơn vị chủ trì xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính với các tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.
Trước dự báo nhu cầu nhà ở sẽ tăng khi Đà Nẵng và Quảng Nam sáp nhập, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã tổ chức rà soát và đốc thúc tiến độ các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu an cư của người lao động.
Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về hai phương án bỏ cấp quận, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn toàn thành phố.
Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nghiên cứu tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ, TP Hà Nội tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Theo đề xuất của Sở Nội vụ, dự kiến TP. Cần Thơ còn 33 đơn vị hành chính cấp xã thay vì 80 xã, phường, thị trấn như hiện nay.