Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai nhiệm vụ phân quyền, phân cấp, sẵn sàng đáp ứng vận hành chính quyền địa phương hai cấp.
Chiều 20/6/2025, Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh Lạng Sơn cùng 95 đảng viên của Đảng bộ Sở Công Thương.
KỲ 3: BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VÀ HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH
Ngày 29/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Ông Phùng Quang Hội - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lạng Sơn giữ chức Bí thư Thành ủy Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025 kể từ ngày 5/3/2025.
Sáng 5/3, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức các Hội nghị để công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ tại Thành ủy Lạng Sơn và Ban Nội chính Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Hầu hết các cửa khẩu biên giới phía Bắc phía Trung Quốc đều nghỉ Tết Ất Tỵ từ 29 tháng Chạp đến Mùng 7 Tết.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, mua - bán hàng theo hình thức livestream, nhiều mặt hàng nông sản của Lạng Sơn đã được quảng bá rộng rãi trên khắp cả nước.
Nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan.
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Vị trí địa lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Lạng Sơn nhưng cũng là nơi diễn ra các hoạt động nhập lậu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, phụ gia, chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng nguy cơ ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1 – Pharbaco đã chính thức rút lui khỏi dự án điện gió Pharbaco – Lộc Bình tại tỉnh Lạng Sơn để tập trung cho sản xuất thuốc.
Mặc dù đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, song Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) đã không đạt kỳ vọng đặt ra. Chính phủ đã cho phép chấm dứt thí điểm Đề án này.
Những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ quảng bá, phát triển sản phẩm đã được các cấp Hội phụ nữ tỉnh Lạng Sơn chú trọng, góp phần hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định, thời gian tới phải gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.
Các tỉnh biên giới phía Bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn huy động, nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan. Nhờ đó, khu vực cửa khẩu ngày càng trở thành vùng kinh tế động lực, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Hoạt động xúc tiến thương mại biên giới đã được triển khai nhiều năm qua và mang lại hiệu quả nhất định trong việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.
Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hóa của bà con vào thị trường.
Với những đề án khuyến công quốc gia không được phê duyệt, Sở Công Thương Lạng Sơn đề nghị sớm thông tin để địa phương có phương án sắp xếp.
Từ 01/8/2024, phương tiện vận tải hàng hóa thông quan qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan sẽ thực hiện theo các điều ước quốc tế.
Vận tải hàng hóa qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan sẽ thực hiện theo các điều ước quốc tế từ 1/8/2024. Điều ước quốc tế, gồm: Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và các thông lệ quốc tế và quy định của nội luật Việt Nam...
Từ ngày 1/8/2024 phương tiện vận chuyển hàng hóa qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) phải tuân thủ các điều ước quốc tế và quy định của nội luật Việt Nam.
Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thông tin về phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn từ 1/8/2024.
Theo đó, các phương tiện vận tải hàng hóa xuất, nhập qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định như: Giấy phép vận tải; Giấy chứng nhận đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Biển số xe; Phiếu gửi hàng; Tờ khai hải quan đối với hàng hóa; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba; các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh;…
Ngày 3/7, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Thông tin từ Sở Công thương Lạng Sơn, một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận với đại diện đối tác Azerbaijan trong hợp tác xuất khẩu sản phẩm vịt quay Lạng Sơn.
Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan giữa Việt Nam - Trung Quốc đã kéo dài thời gian thông quan thêm 2 tiếng.
Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan giữa Việt Nam - Trung Quốc đã kéo dài thời gian thông quan.
Những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc xuất hiện ngay từ đầu năm, báo hiệu một năm bội thu với nhiều ngành hàng chủ lực.
Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là kênh tiêu thụ hàng hóa hiệu quả. Thế nhưng do gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm OCOP lên các kênh TMĐT còn khiêm tốn.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp. Dù vậy, trong quá trình tiếp cận, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn gặp không ít rào cản từ nhân lực cho đến bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành, marketing…
Đoàn công tác Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có chuyến thăm và làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 tăng tới 42%.
Mô hình gian hàng địa phương trên sàn thương mại điện tử sẽ cung cấp các giải pháp đồng bộ, giúp DN, HTX tối ưu quy trình vận hành, quản lý kênh bán hàng để phân phối các sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
Tiếp tục tín hiệu khởi sắc xuất nhập khẩu ngay từ những ngày đầu năm, suốt một tháng qua hoạt động giao thương biên mậu Việt – Trung vẫn duy trì tốt nhịp sôi động tích cực...
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn xác nhận, tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vượt 1.230 xe/ngày.
Trái cây đang là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2024.
Cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh, các huyện, nhà đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nhanh chóng triển khai dự án khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư.
Dù còn nhiều khó khăn song tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây chợ nông thôn để đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới.
Với những đề án được triển khai hiệu quả, công tác khuyến công minh chứng được vai trò là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển.
Thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23/9/2021 của Chính phủ về thực hiện Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, qua hai năm thí điểm, tỉnh Lạng Sơn đánh giá Đề án này không phát huy được hiệu quả bởi trong suốt thời gian trên chỉ có duy nhất 1 lô hàng dược liệu nhập khẩu qua đây.
Theo ông Liễu Anh Minh – Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn, công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP (sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn.
Thời gian qua, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những bước tiến quan trọng trong việc kết nối vào các kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Do đó, cần có thêm nhiều giải pháp để các sản phẩm này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương khẳng định, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg đã và đang là động lực cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tiến quan trọng trong việc thương mại hóa và đưa sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vào kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.