Ông Nguyễn Đức Thuấn Chủ tịch HĐQT TBS Group, đã tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Da Giày – Túi xách Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030.
Ngày 9/7, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) tổ chức Hội chợ quốc tế Da và Giày lần thứ 25, với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp ngành da giày từ các nước trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều yếu tố biến động khó lường như hiện nay, việc giữ được đà tăng trưởng xuất khẩu cao đang trở thành thách thức lớn, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp...
Chi cục Hải quan Khu vực X đã xử lý gần 90.000 tờ khai xuất nhập khẩu, tổng trị giá hàng hóa đạt 7,72 tỉ USD; số thu ngân sách trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình đạt gần 12.600 tỉ đồng, trong đó có hơn 9.900 tỉ đồng từ Thanh Hóa...
Với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, tỉnh Gia Lai đang từng bước tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hiệu quả.
Công an Quảng Trị phát hiện 2,5 tấn mỹ phẩm gồm 2.900 sản phẩm, thuộc 43 loại nhãn hàng khác nhau, trong đó có hơn 250 sản phẩm (23 loại) mỹ phẩm do trong nước sản xuất và 2.600 sản phẩm (20 loại) mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất.
Đây là chia sẻ từ Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas). Ông cho biết tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may của Việt Nam hiện nay khoảng 40%, khoảng 60% nguyên phụ liệu là nhập khẩu, trong đó 80% là nguyên liệu từ Trung Quốc.
Việt Nam và Argentina có quan hệ Đối tác Toàn diện từ năm 2010 và thương mại song phương hai nước đạt 4 tỷ USD vào năm 2024.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, dù khó khăn đến mấy thì Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất các đơn hàng lớn, giá trị cao vào thị trường Trung Quốc.
Thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do là 'mỏ vàng' cho ngành dệt may mở rộng xuất khẩu, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa thực sự tận dụng tốt lợi thế này.
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và ổn định của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành dệt may và giày dép nhờ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nổi tiếng khó tính, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ có năng lực sản xuất mà còn phải nâng tầm chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và xã hội khắt khe.
Qua kiểm tra 4 kho hàng của cửa hàng mỹ phẩm - phụ liệu tóc K.A., do ông T.Đ.V. làm chủ, lực lượng công an phát hiện trên 2.900 sản phẩm (2,5 tấn), thuộc 43 loại nhãn hàng khác nhau, trị giá hàng hóa lên đến hàng trăm triệu đồng.
Theo Bộ Công thương, Tập đoàn thời trang toàn cầu H&M sẽ cử đoàn thu mua cấp cao tham dự chuỗi sự kiện Viet Nam International Sourcing 2025 do bộ phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 4 đến 6-9-2025 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh.
Công an tỉnh Quảng Trị vừa kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh ở phường 1, thành phố Đông Hà và phát hiện 2,5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Ngày 25/6, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phát hiện và thu giữ lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cửa hàng trên địa bàn thành phố Đông Hà.
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện và thu giữ số lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại một cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn.
Lực lượng cảnh sát đã lập biên bản, niêm phong, thu giữ số mỹ phẩm này và đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Trước áp lực thiếu lao động và yêu cầu về quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh.
Việc tái định vị trên thị trường nội địa để giảm bớt rủi ro giữa những biến động của thị trường thế giới là bài học không bao giờ cũ, đang cần một chiến dịch đồng bộ. Điều quan trọng là nội lực của các nhà xuất khẩu phải được củng cố để có thể đứng vững trong 'sân nhà' trước khi 'chinh chiến' toàn cầu.
Sau giai đoạn trầm lắng do suy thoái toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ rệt trong quý II/2025. Xuất khẩu tháng 5 đạt tới 3,71 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành đạt hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch, tăng 9% so với cùng kỳ, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh trở lại. Mục tiêu cán mốc 48 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm nay đang dần trở nên khả thi.
Nghị quyết Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026 được kỳ vọng kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí tăng sức cạnh tranh, đồng thời trợ lực cho ổn định sản xuất và tiếp sức cho ngành bán lẻ.
Dệt may Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 bị ảnh hưởng bởi tình hình thế giới, đặc biệt là 'bóng đen' chính sách thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Donald Trump, nhưng vẫn giữ được mạch tăng trưởng từ nửa cuối năm 2024.
Với sự chủ động, linh hoạt trong điều hành, nỗ lực 'chạy nước rút' hoàn thành đơn hàng trong chiến dịch '90 ngày làm việc thần tốc', Vinatex tiếp tục giữ mạch tăng trưởng từ cuối năm 2024.
Chia sẻ tại sự kiện gặp mặt báo chí tổ chức ngày 19/6/2025, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Vũ Đức Giang đã đánh giá cao sự chủ động linh hoạt của các doanh nghiệp trong bối cảnh chịu áp lực lớn do nhiều biến động bất định chưa từng có tiền lệ đã bình tĩnh tìm ra các giải pháp gỡ các nút thắt, khó khăn đạt nhiều kết quả tích cực.
CTCP Cát Lợi (mã ck: CLC) tiếp tục duy trì chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn khi thông báo chi trả cổ tức đợt 2/2024 với tỷ lệ 25%.
Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cán mốc trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024. Con số này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may và mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm nay là rất khả thi.
Giữa áp lực toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn bứt phá nhờ bản lĩnh nội lực và văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Những con số tăng trưởng ấn tượng không chỉ phản ánh năng lực xuất khẩu mà còn khẳng định một tinh thần hội nhập dựa trên khát vọng, liên kết và thích ứng.
Ngành da giày Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và thứ 2 về xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu ngành này đạt 9,756 tỷ USD tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2024. Tương tự, ngành dệt may đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu (năm 2024). Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo số liệu của Cục Hải quan ngày 18/6, lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 15/6, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 193 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục ghi nhận mức tăng cao, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục là động lực tăng trưởng của xuất khẩu cả nước.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may hơn 17,58 tỉ đô la Mỹ, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu đạt 10,63 tỉ đô la. Như vậy, xuất siêu của ngành dệt may là 6,95 tỉ đô la.
Trong bối cảnh biến động về chính sách thuế quan, Hoa Kỳ vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam. Vì thế, bên cạnh việc tìm đến những 'miền đất mới', hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn cần giữ vững được thị trường quan trọng này...
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khép lại 5 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may xuất khẩu trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu 10,63 tỷ USD, như vậy ngành xuất siêu 6,95 tỷ USD.
Trước việc Mỹ điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngành dệt may trong nước cũng đã nhanh chóng mở rộng thị trường thay vì tập trung xuất khẩu vào thị trường truyền thống.
Da giày và dệt may là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam song đang đối mặt nguy cơ mất lợi thế do bối cảnh thị trường có nhiều biến động.
Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang kéo giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp da giày, dệt may. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Bất chấp khó khăn, 5 tháng năm 2025 ngành dệt may xuất siêu 6,95 tỷ USD, tuy nhiên phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu vẫn đang là vấn đề gây khó cho ngành.
Ngành dệt may và da giày Việt Nam trong thách thức thuế quan mới từ Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, còn tác động lớn đối với quá trình nhập khẩu, tự chủ nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Myanmar được tổ chức nhằm giúp Myanmar tái thiết đất nước sau trận động đất mạnh 7,9 độ richter ngày 28/3 vừa qua.
Thiếu hụt nguyên liệu đang trở thành nút thắt lớn đối với hoạt động sản xuất công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đang phải 'chạy vạy từng tấn nguyên liệu', trong khi giá đầu vào tăng cao, nguồn cung biến động khiến đơn hàng có nguy cơ bị 'đứt gãy'. Câu chuyện không còn là thiếu tạm thời mà đòi hỏi phải nhìn nhận lại chiến lược chuỗi cung ứng.
'Ngành dệt may Việt Nam hiện đang đứng trước một bức tranh nhiều màu sắc - vừa có cơ hội vàng để phát triển, vừa đối mặt với những thách thức lớn mang tính hệ thống và địa chính trị. Chúng ta có thể và nên trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng dệt may thân thiện toàn cầu', TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội, chia sẻ với Kinh tế Sài Gòn.
Những biến động về đơn hàng, thị trường, thuế quan từ các đối tác thương mại lớn buộc doanh nghiệp dệt may phải thích ứng nhanh và linh hoạt, không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, đảm bảo đạt mục tiêu kinh doanh năm 2025.