Thị trường rau xanh biến động sau ngập úng

Hơn 10 ngày qua, trên địa bàn Thái Nguyên có mưa to đến rất to khiến cho hơn 300ha trồng rau xanh bị ngập trong nước. Các vùng sản xuất rau chuyên canh nằm 2 bên bờ sông Cầu bị thiệt hại không nhỏ nên giá các loại rau xanh vì thế tăng khá mạnh trong hơn 1 tuần nay.

Chè Thái Nguyên chinh phục thị trường thế giới - Kỳ 1: Những lợi thế vượt trội

Chè được xác định là cây trồng có tiềm năng đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn của tỉnh Thái Nguyên. Nhiều vùng trồng chè nổi tiếng như: Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập, La Bằng, Khe Cốc, Tức Tranh,… không chỉ tạo ra loại đặc sản có giá trị kinh tế cao mà từ chất lượng, bao bì, tên gọi, màu sắc, trà Thái Nguyên còn tạo nên một sản phẩm truyền thống mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Thái Nguyên.

Sản xuất chè an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc

Là cây trồng chủ lực, chè đang ngày càng khẳng định thế mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi giá trị sản phẩm trà năm 2024 đạt trên 13,8 nghìn tỷ đồng. Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng giá trị sản phẩm thu được từ cây chè đến năm 2030 đạt con số tỷ đô (25 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi so với hiện nay), tỉnh đang xây dựng và triển khai nhiều giải pháp chiến lược, trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất chè an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

Nông nghiệp thời công nghệ số

Công nghệ số đang 'gõ cửa' những hộ dân làm nông nghiệp ở Thái Nguyên. Không chỉ riêng các trang trại, nhiều nông hộ đã mạnh dạn ứng dựng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Điều thiết thực nhất chính là nhà nông thời công nghệ 4.0 đã có những bước chuyển mình khi việc 'số hóa' giúp giảm công lao động, chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp đầu ra được thuận lợi hơn.

Liên kết tiêu thụ nông sản: Cần cái 'bắt tay' của doanh nghiệp và nông dân

Mỗi năm, Thái Nguyên sản xuất được một lượng nông sản khá lớn: Cùng với trên 420 nghìn tấn lúa, ngô, tỉnh còn có trên 280 nghìn tấn rau, củ; hơn 272 nghìn tấn chè búp tươi và hàng trăm nghìn tấn quả… Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng điệp khúc 'được mùa, mất giá' vẫn xoay vòng quanh người dân. Bởi vậy, rất cần có sự 'bắt tay' của doanh nghiệp và nông dân trong tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng mã số vùng trồng gắn với sản xuất an toàn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 95 mã số vùng trồng, với tổng diện tích trên 558ha cây trồng (chủ yếu là chè và lúa). Từ việc cấp mã số vùng trồng, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà còn mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất.

Đi tìm quả ngọt trên núi

Cuối tháng 3, nắng vương dài theo những vườn na trên núi đá ở Võ Nhai. Tranh thủ những ngày khô ráo hiếm có trong tiết trời mùa Xuân, người nông dân cần mẫn dọn dẹp, đốn nốt những khu vườn na còn lại. Khác với những năm trước, năm nay, nhiều hộ dân thâm canh na rải vụ nên thời điểm đốn cho cây na muộn hơn. Dù vậy, số tiền thu hoạch na cũng đạt khá hơn một năm. Chuẩn bị bước vào một vụ na mới đầy hứa hẹn, bà con ai cũng phấn chấn bởi đi qua bao tháng năm, cây na đã trở thành cây làm giàu của nhiều hộ dân nơi đây.

Tạo vùng sản xuất cây trồng an toàn

Hiện nay, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực khi ngày càng mở rộng diện tích cây trồng sản xuất theo quy trình an toàn như VietGAP, hữu cơ. Hết năm 2024, toàn tỉnh đã có trên 5.900ha chè, hơn 110ha lúa, 200ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP; 120 ha chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ… Dù vậy, con số này vẫn khá khiêm tốn so với nhu cầu thị trường.

Phát triển cây ăn quả chủ lực theo hướng bền vững

Hiện nay, Thái Nguyên có 14.000ha cây ăn quả các loại. Với quan điểm phát triển cây ăn quả trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh đang tập trung phát triển các loại cây ăn quả chủ lực.

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất an toàn

Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ số có đóng góp quan trọng tạo diện mạo mới trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, việc ứng dụng công nghệ số còn giúp nhiều loại nông sản của tỉnh tiếp cận với thị trường nhanh hơn, xa hơn, nhất là các sản phẩm trồng trọt được sản xuất theo quy trình an toàn.

Chè xuân được mùa, được giá

Gần 1 tháng nay, tiết trời ở Thái Nguyên có mưa nhỏ, mưa phùn, độ ẩm không khí khá cao, nhiệt độ không quá thấp. Đây là điều kiện lý tưởng để chè xuân phát triển tốt, cho năng suất cao. Khác với mọi năm, chè xuân năm nay không chỉ được mùa mà con được giá nên bà con rất phấn khởi.

Sản xuất hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch hơn

Hiện nay, chè tiếp tục khẳng định là cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên khi đứng đầu cả nước cả về diện tích, sản lượng và giá trị sản phẩm. Nhằm nâng cao giá trị hơn nữa, tỉnh đã đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển cây chè và các sản phẩm trà, nhất là các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân sản xuất theo hướng hữu cơ.

Đưa khoa học công nghệ đến với người dân vùng chè

Chè luôn được xác định là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Thái Nguyên. Để nâng cao hơn nữa giá trị cây chè, thời gian qua, tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Nhờ đó năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè không ngừng tăng lên. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 22.200ha chè, sản lượng năm 2024 đạt 272.800 tấn, giá trị sản phẩm thu được đạt trên 13.800 tỷ đồng.

Thái Nguyên 'vượt chướng ngại vật', duy trì đà tăng trưởng nông nghiệp

Năm 2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5% trở lên với nhiều pháp để 'cán đích' đúng hẹn.

Chủ động phòng chống rét, sâu bệnh hại cây trồng

Hơn 1 tuần qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xuất hiện các đợt gió mùa, nhiệt độ giảm sâu, có ngày xuống dưới ngưỡng 11-12 độ C; các huyện miền núi, vùng cao như Định Hóa, Võ Nhai thấp dưới 10 độ C. Hình thái thời tiết này ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, nhất là trong thời điểm người dân sản xuất vụ xuân. Sau những ngày giá rét, Thái Nguyên được dự đoán sẽ đón nhận các đợt nồm ẩm, có thể phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây trồng. Do đó, việc bảo vệ cây trồng vụ xuân đang được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm.

Trồng hoa công nghệ cao và những vấn đề đặt ra

Hơn 20 năm nay, nghề trồng hoa đã phát triển khá mạnh tại Thái Nguyên. Trong đó, một số làng hoa ở Túc Duyên, Huống Thượng (TP. Thái Nguyên); Hùng Sơn (Đại Từ)… đã xây dựng được thương hiệu cả trong và ngoài tỉnh. Trồng hoa đã mang lại nguồn thu lên đến 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng/ha, thậm chí là cao hơn cho nông dân Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 như hiện nay, người dân Thái Nguyên vẫn chưa bắt kịp xu hướng trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa tươi.

Ghi nhanh trên những cánh đồng đầu Xuân

Từ ngày mùng 4 Tết Ất tỵ (tức ngày 1-2), thời tiết ở Thái Nguyên vừa có mưa xuân, vừa có nắng ấm. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con bắt đầu ra đồng làm đất, chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ xuân. Dù đã nhiều ngày không có mưa, nhưng nhờ có hệ thống thủy lợi đã được cứng hóa đưa nước từ các hồ chứa về ruộng, nhiều cánh đồng rộng lớn của tỉnh vẫn chủ động động được nguồn nước cấy lúa…

Nông dân Thái Nguyên phấn khởi bội thu bưởi Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, các nhà vườn Thái Nguyên đều phấn khởi bởi đã có một vụ bưởi bội thu.

Liên kết nào cho thị trường nông sản Thái Nguyên?

Với hơn 60% số dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, Thái Nguyên luôn quan tâm tới việc hỗ trợ người dân liên kết trong tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, tỉnh đã tiến hành đa dạng các hình thức kết nối để sản phẩm của nông dân đến được với thị trường trong nước, quốc tế.

Mong chờ mùa vụ bội thu

Thái Nguyên đang bước vào những ngày giá rét nhất trong mùa Đông này. Mặc dù vậy, việc triển khai sản xuất vụ xuân năm 2025 của bà con nông dân trong tỉnh vẫn khá nhộn nhịp; những cánh đồng ngô, rau màu khẩn trương được thu hoạch, nhường chỗ cho những ruộng mạ đã bắt đầu lên xanh. Vụ xuân này, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy trên 28.000ha lúa, với mục tiêu đạt sản lượng trên 157.000 tấn. Ngành Nông nghiệp và PTNT đang triển khai nhiều biện pháp để có một mùa vụ thắng lợi.

Sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả

Với 42.044ha đất cấy lúa cả năm, 54.430ha đất trồng cây lâu năm và 13.694ha đất trồng cây hàng năm, nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh là khá lớn. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước nên việc sử dụng vật tư nông nghiệp của người dân bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.

Thái Nguyên: Diện tích đất sản xuất nhỏ, giá trị thu được lớn

Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 352.197ha, trong đó có 301.273ha đất nông nghiệp, là 1 trong 5 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh lại luôn ở top trên. Để có được kết quả này, tỉnh đã đầu tư đúng hướng cho các loại cây trồng chủ lực.

Phát triển Nông nghiệp xanh kết hợp làm du lịch ở Thái Nguyên: Hướng đi bền vững cho tương lai

Phát triển Nông nghiệp xanh kết hợp làm du lịch ở Thái Nguyên không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Với việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch như VietGAP, hữu cơ và GlobalGAP, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trong thị trường nông sản an toàn, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển du lịch gắn liền với nông nghiệp.

Đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, ngành Nông nghiệp Thái Nguyên luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Qua đó góp phần khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế trên địa bàn.

Đảm bảo vật tư cho nông dân

Nông dân Thái Nguyên đang tập trung sản xuất vụ Đông và chuẩn bị các điện kiện cần thiết cho sản xuất vụ Xuân. Để vụ Đông - Xuân 2024-2025 giành thắng lợi, vật tư nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, khẳng định Thái Nguyên đã chuẩn bị đủ lượng giống, vật tư đảm bảo cung ứng phục vụ nhu cầu sản xuất.

Chủ động chuyển đổi giống khi giá rau xanh 'hạ nhiệt'

Thời điểm từ giữa tháng 9 và nửa đầu tháng 10, giá rau xanh trên địa bàn TP. Thái Nguyên và những khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão tăng mạnh khi nhiều vùng sản xuất rau lớn bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, đến nay, giá rau xanh đã 'hạ nhiệt', thậm chí nhiều loại rau được bán rẻ 'như cho'.

Sản xuất nông nghiệp 'sạch': Bắt đầu từ thay đổi nhận thức

Nông nghiệp 'sạch' đang 'lên ngôi' tại Thái Nguyên. Theo đó, tỉnh đã có trên 110ha lúa, gần 4.400ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều diện tích rau, quả sản xuất theo hướng an toàn… Có được kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, còn có sự tích cực của người nông dân.

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 30 vùng sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Không để mất mùa sau mưa lũ

Năm nay, toàn tỉnh Thái Nguyên gieo cấy trên 38.300ha lúa mùa, trong đó trà lúa mùa trung đang ở giai đoạn chín sáp, thu hoạch, trà lúa mùa muộn ở giai đoạn làm đòng. Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, một số diện tích lúa bị ngập lụt; bệnh bạc lá vi khuẩn phát sinh, gây hại trên trà lúa mùa muộn. Ngoài ra, điều kiện thời tiết đang tạo thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho lúa (như rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm, khô vằn, bạc lá vi khuẩn, đạo ôn cổ bông...).

Lợi ích kép từ bảo vệ sức khỏe cây trồng

Bảo vệ sức khỏe cây trồng là một cách tiếp cận mới để các địa phương trong tỉnh giải quyết toàn diện các vấn đề về dịch hại, an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Sau 2 năm đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan.

Vươn lên sau bão lũ

Thời điểm này, khi miền Trung đang gồng mình chống chọi với cơn bão số 4 thì cũng là lúc người dân các tỉnh phía Bắc đang tập trung huy động nhân lực, vật lực để khắc phục sự tàn phá nặng nề của bão số 3. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay tái thiết cuộc sống cho người dân vùng rốn lũ và khôi phục sản xuất.

Khắc phục hậu quả mưa bão, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, hiện nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đều xảy ra hiện tượng ngập úng, nhất là tại các khu vực nằm ven sông Cầu. Thống kê sơ bộ về thiệt hại (sẽ cao hơn sau khi hoàn tất công tác kiểm đếm), toàn tỉnh có trên 470ha lúa, 7,6ha cây ăn quả bị đổ; trên 300 con gia súc, gia cầm bị chết, 3 chuồng trại bị hỏng…

Phân bón lá - Bạn của nhà nông

Mỗi năm, toàn tỉnh Thái Nguyên gieo trồng trên 57.900ha cây trồng, trong đó có trên 39.400ha cây lương thực, 11.660ha rau màu các loại, còn lại là các cây trồng khác. Để nâng cao năng suất các loại cây trồng, phân bón đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, phân bón lá đang trở thành 'người bạn' đồng hành của bà con nông dân. Đây được xem là một giải pháp bảo đảm an toàn dinh dưỡng cho cây trồng.

Truy xuất nguồn gốc - lợi cả đôi đường

Trước thực trạng thực phẩm 'bẩn' tràn lan trên thị trường thì việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ là một trong những giải pháp quan trọng được Thái Nguyên quan tâm. Từ đó giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khẳng định uy tín doanh nghiệp và giúp cho việc quản lý của cơ quan chức năng được thuận lợi.

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả

Để nâng cao giá trị kinh tế tại những diện tích đất nông nghiệp gặp khó khăn về nước tưới, người dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã chủ động lựa chọn những cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Năm 2023, huyện chuyển đổi 115ha đất cấy lúa sang trồng cây hằng năm, dự kiến năm 2024 sẽ chuyển đổi thêm 44ha. Điều này đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Khẩn trương 'cứu' cây trồng sau mưa lũ

Sau những ngày mưa lũ, tiết trời Thái Nguyên đã bừng nắng trở lại, nhưng hậu quả là khá nặng nề, nhất là đối với cây trồng. Theo thống kê của các địa phương, trận mưa lũ vừa qua đã làm hỏng trên 1.500ha lúa, hoa màu; 15ha chè và hơn 54ha rừng. Hơn lúc nào hết, bà con nông dân cần khẩn trương khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại, đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa 2024.

'Bức tranh' kinh tế 6 tháng đầu năm: Duy trì tăng trưởng, tạo đà cán đích, bài 1 - Thêm động lực, tạo tiền đề phát triển

Bước qua nửa năm 2024, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, 'bức tranh' kinh tế Thái Nguyên đã có những gam màu tươi mới.

Đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân

Thời gian qua, hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được ngành chức năng của tỉnh triển khai rộng rãi. Qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực thay đổi tư duy sản xuất của bà con nông dân.

Cánh cửa rộng mở cho học sinh sau THCS

Tốt nghiệp lớp 9, học sinh có nhiều lối đi để lựa chọn, ngoài trường THPT công lập còn có trường tư thục, trường nghề… Hiện nhiều em đã chủ động chọn hệ 9+ để vừa học văn hóa kết hợp với học nghề, sớm có việc làm trong khi cơ hội liên thông lên đại học vẫn rộng mở.

Khẩn trương thu hoạch lúa xuân

Bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang bước vào thu hoạch lúa xuân. Năm nay, nhờ được chủ động gieo cấy đúng khung thời vụ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên bình quân năng suất lúa xuân ước đạt khoảng 56,45 tạ/ha, vượt so với kế hoạch đề ra.

Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân

Điều kiện thời tiết xen kẽ giữa nắng nóng và mưa dông tạo thuận lợi cho một số sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa xuân, ngành Nông nghiệp và bà con nông dân trong tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Thận trọng khi mua cây giống

Hiện nay, cùng với xuống đồng sản xuất vụ xuân, người dân trên địa bàn tỉnh cũng đang tập trung trồng các loại cây lâu năm. Chính vì vậy, nhu cầu về cây giống cũng tăng cao. Để tránh rủi ro trong sản xuất, bà con cần thận trọng khi lựa chọn mua cây giống, đặc biệt là cây giống trôi nổi trên thị trường.

Đưa giống cây trồng chất lượng cao vào sản xuất vụ xuân

Việc tăng cường đưa các giống cây trồng có chất lượng cao vào sản xuất vụ xuân đã và đang được các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa: Tăng hiệu quả sản xuất

Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác.

Nô nức xuống đồng đầu Xuân

Sắc Xuân vẫn đang căng tràn trên những nẻo đường. Ở nhiều địa phương trong tỉnh, bà con nông dân đã xuống đồng làm đất, gieo cấy, chăm sóc lúa xuân đảm bảo đúng khung thời vụ.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nào? (bài 5)

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững là giải pháp hiệu quả để nhanh chóng thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nào? (bài 3)

Nông dân Thái Nguyên đã sẵn sàng cho một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình sản xuất đều đang đối mặt với khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nông dân Thái Nguyên hối hả luân canh gối vụ

Khi diện tích lúa mùa sớm bắt đầu đỏ đuôi, sắp cho thu hoạch, cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện để xuống giống cây vụ đông.

Mã số vùng trồng: Nhìn từ góc độ an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, Thái Nguyên đang quản lý 46 mã số vùng trồng, trong đó có 36 mã vùng trồng xuất khẩu và 10 mã vùng trồng nội tiêu.