Sau những tiếng cười vang dội, khán giả nghẹn ngào khi màn nhung dần khép lại, NSƯT Hữu Châu ôm chầm lấy NSƯT Thành Lộc trong suất diễn cuối cùng của '12 bà mụ'.
Anh Vựng nhấn mạnh: Ngay Di tích Đồi Phong tướng ở Nà Lọm (nay sáp nhập với xóm Tỉn Keo) câu chuyện thế nào, chả mấy người tường, khách hỏi cứ ấp úng. Vậy là tôi phải viết ra…
7 năm thực hiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, 6 năm có kết luận thanh tra cũng là ngần ấy thời gian cán bộ, nhân viên hãng 'vác' đơn đi kiện' nhưng không kết quả!
Lại một mùa hoa gạo đỏ. Con trai tôi tên là Gạo, năm nay lên 10. Ai cũng nghĩ tên con mang ý nghĩa Hạt Gạo, là mong ước của bố mẹ con về sự no ấm, đủ đầy. Thực ra tên con là Bông Hoa Gạo Đỏ.
Vở hài kịch '12 bà mụ' dành cho khán giả từ 12 tuổi trở lên được sân khấu Idecaf phục dựng mở màn cho chương trình 'Ấn tượng 25 năm kịch Idecaf'.
Đến bây giờ, khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, người dân Bình Dương vẫn còn lưu truyền câu 'Đường về Bình Giang, đàng về Bình Dương'. Lối lái chữ đậm chất Quảng ấy sinh ra từ một thời khói lửa. Con sông Trường Giang nối từ cửa biển An Hòa (Núi Thành) ra Cửa Đại (Hội An) như 'đường mòn' 70 cây số trên nước, là lối đi về quen thuộc của cách mạng, để tránh đồn bốt dày đặc của địch. Đoạn giữa Trường Giang chảy qua Bình Giang và Bình Dương của vùng đông khốc liệt của Thăng Bình, phân đôi bờ Đông - Tây. Từ đây, cán bộ cách mạng về cơ sở ở Chợ Được (Bình Giang) hay về Bàu Bính, Lạc Câu (Bình Dương), một 'đường' một 'đàng' là thế.
NSƯT Chí Trung từ 1/6 chính thức thôi chức GĐ Nhà hát Tuổi trẻ, thay thế vị trí này là NSƯT Sĩ Tiến. Anh là ai?
'Giai đoạn cuối những năm 1960 cho đến khoảng đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, đa số nhà văn Việt Nam có thể sống một cách đàng hoàng với nhuận bút. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà văn đều phải có công việc tay trái, nếu như muốn theo đuổi nghiệp chữ nghĩa. Có thể nói, văn chương chỉ là một 'cuộc chơi'.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã ra đi nhưng dòng sông âm nhạc không ngừng nghỉ. Nó vẫn chảy mãi, chảy mãi, giống như những tác phẩm mà ông để lại.
Có lẽ, phải lâu lắm rồi, mới có một cuộc ra mắt sách được đông đảo bạn đọc quan tâm đến vậy. Tôi nhìn thấy rất nhiều mái đầu bạc và quanh đó, cũng rất nhiều gương mặt trẻ có mặt trong buổi ra mắt sách của ông. Chủ nhân của cuốn sách là một người già, đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh.
Đơn vị thi công Công ty Sự Nguyễn đã nhanh chóng khắc phục sự cố xuống cấp tuyến đường tiền tỷ nhưng những gì họ làm đã thể hiện rõ sự đối phó, thiếu trách nhiệm.
Ngay trong tháng Giêng Canh Tý, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã có chút lộc văn chương. Đó là tiểu thuyết lịch sử 'Bắc Cung hoàng hậu' được Công ty Điện ảnh S18 mua bản quyền để làm phim với giá 150 triệu đồng. Tin vui của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm một lần nữa lại khiến công chúng phải suy tư về mối quan hệ giữa văn chương và điện ảnh. Phải chăng, nhiều năm qua điện ảnh Việt chưa khai thác hiệu quả giá trị văn chương Việt, nên chỉ quẩn quanh đánh đấm và hài nhảm?
Đầu tháng 7-2004, Đoàn Kịch nói Quân đội nhận chỉ thị của Tổng cục Chính trị yêu cầu dàn dựng một vở kịch biểu diễn dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua nghiên cứu, đoàn quyết định chọn kịch bản 'Con nhím Điện Biên' của nhà văn Nguyễn Khắc Phục.
Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung, cho đến hôm nay, giới phê bình hay bạn đọc yêu văn học đều bâng khuâng một câu hỏi: 'Sao chưa có những tiểu thuyết mang âm hưởng cuộc sống xã hội, tính cách riêng của con người nơi đây giai đoạn từ sau giải phóng tới nay?'.