Ðó là chỉ đạo thể hiện quyết tâm của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồ Hải về thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, tỉnh Thái Nguyên giảm năm xã, đội ngũ cán bộ, công chức được sàng lọc, tinh giản, mỗi năm tiết kiệm chi ngân sách hàng tỷ đồng. Ðiều này đã tạo không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, nhân dân phấn khởi, cơ sở vật chất được sử dụng hoặc có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.
Trồng cây dược liệu dưới tán rừng đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên, phát triển rừng bền vững…
Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hòa quyện vào nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng một số cá nhân tham gia đấu giá đất trả giá rất cao, thậm chí cao gấp hàng trăm lần người khác đã khiến phiên đấu giá không thành công xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận.
Hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Ngày 2/12, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri huyện vùng cao Bắc Hà.
Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2024 đạt thấp, chậm đưa công trình vào sử dụng, tồn đọng vốn, ảnh hưởng đến các ngành khác và việc làm của xã hội, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, phấn đấu giải ngân hết vốn đầu tư công trong năm nay.
Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thảo luận một số nội dung của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Các đại biểu đến từ Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có nhiều ý kiến liên quan những vấn đề phát sinh, thực tế phát triển của Thủ đô, cũng như những đặc thù của một đô thị lớn, đô thị đặc biệt như Hà Nội.
Triển khai kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất (SDÐ), biến động đất đai trong 5 năm qua ở các cấp đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) trên địa bàn tỉnh; nhất là việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDÐ, việc chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức, cá nhân đang SDÐ... Theo đó, làm rõ nguyên nhân, hạn chế, tồn tại và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, SDÐ để nâng cao hiệu quả SDÐ.
Sáng 20/8, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 103 ngày 30/7/2024 của Chính phủ Quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Nghị định số 104 ngày 31/7/2024 của Chính phủ Quy định về Quỹ phát triển đất. Đồng chí Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Sáng nay 20/8, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 11/2024/TT-BTNMT Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
Sắp xếp, đổi mới để hoàn thành việc rà soát xác định nguồn gốc đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng đất; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích bàn giao về địa phương quản lý, qua đó phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư trường... là những vấn đề cần làm hiện nay.
Chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng là chính sách lớn của Ðảng, Nhà nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy giá trị của rừng. Ðồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, qua gần 20 năm triển khai công tác này, tại các địa phương trong tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, cần được chấn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Kon Tum phát động phòng chống đuối nước cho trẻ em dịp hè
Theo Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2023 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, hoạt động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Thuật ngữ 'thiết chế văn hóa, thể thao' được ghi tại Quyết định số 2164/QÐ-TTg (ngày 11/11/2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Thiết chế văn hóa, thể thao ở nhiều địa phương vừa thừa, vừa thiếu.
Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.