Với sự tham gia của gần 250 gian hàng đến từ liên minh HTX của 20 tỉnh, thành, hội chợ xúc tiến thương mại các HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên 2025 không chỉ là sự kiện thương mại, mà còn là cú hích cho sự đổi mới, chuyên nghiệp hóa và hội nhập của kinh tế tập thể trong giai đoạn phát triển mới.
Tối ngày 23/6/2025, tại thành phố biển Quy Nhơn, Lễ khai mạc 'Hội chợ xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025' chính thức diễn ra. Sự kiện quy mô cấp quốc gia này do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định tổ chức, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) không chỉ nổi danh với những cánh rừng ngập mặn ven biển, mà còn đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ phát triển nông – ngư nghiệp theo hướng hiện đại.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại Khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025 tại Bình Định do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm, phát huy vai trò kinh tế tập thể của các HTX.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh không chỉ còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu, một 'mệnh lệnh sống còn' đối với các hợp tác xã (HTX) Việt Nam. Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại một buổi tọa đàm gần đây, nhấn mạnh rằng con đường này tuy nhiều thách thức nhưng là 'chìa khóa' duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.
Những năm gần đây, cùng với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhiều HTX tại Hà Nam đã chủ động đưa những cây trồng chủ lực như chuối, cà chua, dưa chuột, lúa chất lượng cao, cây dược liệu… vào sản xuất quy mô lớn.
Từ vùng đất ngập mặn vốn quen với phèn chua và cái nghèo đeo đẳng, huyện U Minh (Cà Mau) đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ những mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là ấn tượng từ các HTX với những mô hình đầy sáng tạo.
Sáng 21/6, tại Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng, Liên minh HTX thành phố đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập (1990–2025). Buổi lễ không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, thành viên đã góp phần xây dựng khu vực kinh tế tập thể của thành phố, mà còn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới: hiện đại, bền vững và hội nhập.
Những năm gần đây, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã chủ động tái cơ cấu, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ. Nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đã hình thành và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Ngày 20/6, Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025, đặt ra những mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh HTX Việt Nam lần thứ VII.
Ngày 20/6, Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và tuyên dương các điển hình tiên tiến năm 2025.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, kinh tế tập thể đã có bước phát triển khá, từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến sâu sản phẩm... Nhờ đó, huyện đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo, đời sống người dân địa phương được nâng cao rõ rệt.
Từ những homestay mộc mạc ven rừng cho tới những vườn chè Shan tuyết trải dài dưới chân núi, Tuyên Quang đang từng bước vẽ nên bức tranh nông thôn mới, nơi mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn mở ra hướng phát triển bền vững.
Bắc Giang đang từng bước chuyển mình trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hàng hóa nhờ các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác năng động, sáng tạo, mở hướng thoát nghèo, làm giàu cho người dân tại các địa phương.
Sáng 18/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc chủ trì buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về cơ chế hỗ trợ pháp lý cho hợp tác xã trong thời gian tới theo tinh thần NQ 68/NQ-TW.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, bà Cao Xuân Thu Vân, nhấn mạnh tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp ngày 18/6 về việc cần xây dựng một cơ chế, chính sách hỗ trợ pháp lý toàn diện và chuyên biệt cho khu vực kinh tế tập thể và hợp tác xã.
Trong những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chính sách cụ thể và đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, nhất là chuyển đổi mô hình Hợp tác xã (HTX) kiểu mới. Những chính sách thiết thực này không chỉ tạo động lực cho các HTX phát triển bền vững, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện miền núi Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) ngày càng chú trọng tạo sức bật cho sản phẩm OCOP dựa trên nguồn nguyên liệu nông nghiệp, lâm nghiệp bản địa với vai trò nổi bật của các HTX và có sự đột phá trong ứng dụng khoa học công nghệ. Qua đó giúp mở ra cánh cửa xóa nghèo cho người dân tại địa phương.
Với khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, Hoàng Su Phì từng là 'điểm trắng' trong bản đồ phát triển kinh tế nông nghiệp của Hà Giang. Thế nhưng giờ đây, những nương chè, ruộng lúa, vườn dược liệu và rừng quế đang thay nhau đâm chồi nảy lộc, mang lại sinh kế bền vững cho người dân.
Từng là một trong những huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, nhưng những năm gần đây, Nậm Nhùn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ triển khai hàng loạt mô hình kinh tế liên kết tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Sau quãng thời gian thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, với 100% xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 35,78% vào năm 2010 đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự phát triển linh hoạt, hiệu quả của các mô hình HTX, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Trên những triền đồi gập ghềnh đá xám của vùng cao nguyên đá Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), nơi từng chỉ thấy những ruộng ngô còi cọc bám rễ vào đá, giờ đây đã xuất hiện những vạt khoai lang trổ hoa tím rực rỡ, những đồi sắn xanh mướt, và cả những mầm cây lê, cây hà thủ ô đang vươn mình mạnh mẽ.
Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các HTX tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025 sẽ diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định) từ ngày 23 – 29/6/2025.
Trong những năm qua, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trở thành điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Từ những cây trồng chủ lực như cam sành, chè, bưởi, đến các sản phẩm đặc trưng như chuối, gừng, nghệ, người dân nơi đây đã và đang từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp luôn được ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An xem là hướng đi chiến lược nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo ra giá trị gia tăng và việc làm ổn định cho người dân nông thôn.
Từ một huyện nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, Nậm Pồ đang dần thay da đổi thịt khi người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn tiếp cận công nghệ thông tin, thương mại điện tử để sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Phù Cừ (Hưng Yên) – mảnh đất từng được biết đến với những cánh đồng lúa truyền thống, giờ đây đang dần 'thay da đổi thịt' nhờ bước tiến vững chắc của khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ trong sản xuất nông nghiệp.
Việc phát triển đa dạng mô hình thoát nghèo, nhất là xây dựng theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ với sự góp sức của kinh tế hợp tác đã và đang góp phần cải thiện sinh kế, thay đổi tư duy sản xuất cho người dân vùng cao Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).
Trong bối cảnh chuyển đổi số và kinh tế tri thức trở thành xu hướng tất yếu trong nước và trên thế giới, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) ở Phú Yên đang dần vẽ nên bức tranh tươi sáng với nhiều mô hình đầu tư công nghệ, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Đặc biệt, việc gắn ứng dụng công nghệ với sở hữu trí tuệ đang giúp các HTX bắt nhịp với xu hướng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Những ngày đầu hạ, vùng đất đồi Lục Ngạn (Bắc Giang) như khoác lên mình tấm áo rực rỡ của mùa vải chín. Khắp các sườn đồi, thung lũng, những chùm vải thiều đỏ au trĩu quả, báo hiệu một mùa bội thu đang đến gần.
Giữa vùng đồng bằng màu mỡ của sông Hồng, tỉnh Hải Dương đang chuyển mình mạnh mẽ khi nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn đã và đang ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng công nghệ cao, từng bước vươn ra thị trường lớn trong và ngoài nước.
Sáng 10/6, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị thành viên Liên minh HTX tỉnh năm 2025 (mở rộng). Tham dự có hơn 100 đại biểu đại diện các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp thành viên; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Những năm gần đây, diện mạo nông thôn tỉnh Nam Định đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ những vùng thuần nông vốn quanh năm 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời', giờ đây nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu nhờ vào việc phát triển cây trồng chủ lực gắn với HTX kiểu mới.
Nhờ trồng giống lúa Séng Cù đã giúp bà con nông dân các thôn trên địa bàn xã Mường Vi nói riêng, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) nói chung nâng cao thu nhập, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc hơn.
Thái Nguyên, một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo nhờ vào việc chú trọng phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX. Nhiều HTX trên địa bàn đã vươn lên trở thành những điểm sáng, không chỉ nâng cao thu nhập cho thành viên mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực tìm hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Giữa đại ngàn Việt Bắc, huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và đặc biệt là sự 'bứt phá' của các HTX có đông thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ở huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương), những quả cam, quýt, bưởi đang giúp đổi đời nhiều nông dân, đặc biệt là khi khoa học công nghệ và các HTX trở thành nhân tố dẫn dắt sản xuất hiện đại, hiệu quả.
'Vựa cây ăn trái' Hậu Giang từng 'ngồi trên vàng nhưng vẫn nghèo' do người dân một thời gian dài sản xuất thiếu liên kết. Giờ đây, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các HTX, cùng vai trò đòn bẩy chiến lược từ Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang, kinh tế vườn cây ăn trái nơi đây đang thực sự hái 'quả ngọt', tạo ra một con đường giảm nghèo bền vững và toàn diện.
Ngày 6/6, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Biểu dương điển hình tiên tiến các HTX, tổ hợp tác (THT), Liên hiệp HTX giai đoạn 2020 - 2025.
Liên minh HTX Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế triển khai chương trình hỗ trợ 356 hộ gia đình tại hai xã Xuân Thượng và Xuân Hòa, tỉnh Lào Cai, với tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng. Chương trình giúp khôi phục sản xuất, sửa chữa nhà cửa và nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai, hướng tới phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi sau cơn bão Yagi.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên đã xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung với quy mô lớn, đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, nhiều HTX nỗ lực tìm kiếm cây trồng mới giúp đa dạng cơ cấu cây trồng địa phương, từ đó tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, tránh 'được mùa - mất giá', nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Từ ngày 13 - 15/6/2025, Liên minh HTX TP Hải Phòng sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập (31/7/1990 – 31/7/2025). Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt này là dịp để ôn lại chặng đường hình thành, phát triển đầy nỗ lực của Liên minh HTX TP; đồng thời tôn vinh những đóng góp bền bỉ của các thế hệ cán bộ, nhân viên, các HTX và đơn vị thành viên trong hành trình xây dựng khu vực kinh tế tập thể (KTTT) ngày càng vững mạnh.
Nhờ những chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, của các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương, trong đó có hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, đời sống của người dân, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk ngày càng được nâng lên. Vùng đất đỏ bazan như đổi thay từng ngày, ngày một thêm trù phú, tràn đầy sức sống. Cái nghèo, cái đói ngày càng lùi xa, những căn nhà kiên cố, tươi màu trên những vườn cây xanh mướt lá, đỏ rực quả... tạo nên bức tranh đầy sức sống ở mảnh đất cao nguyên này.
Vụ mùa 2025, những vùng trồng xoài nổi tiếng của Sơn La lại sôi động hơn bao giờ hết khi hàng nghìn tấn trái tươi ngon tiếp tục chinh phục người tiêu dùng trong nước cùng các thị trường xuất khẩu khắt khe trên thế giới nhờ chất lượng vượt trội.
Những năm gần đây, cây quế đã mang lại sự no ấm, đổi đời cho người dân Bắc Kạn. Nhờ những chính sách hỗ trợ đúng đắn, sự liên kết chặt chẽ giữa người dân và các HTX, cùng với sự đồng hành của Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn, cây quế không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.