Lực lượng người Kurd tại Syria lo ngại việc Mỹ đang đẩy nhanh quá trình rút quân khỏi nước này sẽ cho phép Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy trở lại.
Tình hình căng thẳng đã leo thang khi lực lượng Syria đã giao tranh với nhóm dân quân Hashd Al Shaabi do Iran hậu thuẫn vào ngày 14/6, chỉ một ngày sau cuộc không chiến giữa Israel và Iran.
Trong những tuần gần đây, Mỹ đã rút khoảng 500 trong số 2.000 binh sĩ khỏi Syria và lên kế hoạch thu hẹp sự hiện diện quân sự từ 8 căn cứ xuống chỉ còn 1.
Đặc phái viên của tổng thống Mỹ tại Syria - ông Thomas Barrack cho biết Washington sẽ rút giảm căn cứ Mỹ ở Syria, từ 8 xuống còn chỉ 1.
Đặc phái viên mới của Mỹ ở Syria Thomas Barrack thông báo Mỹ sẽ giảm số căn cứ quân sự ở Syria từ 8 xuống 1 vì các cơ sở này không hoạt động hiệu quả.
Tối qua (17/5), Bộ Quốc phòng Syria ra tối hậu thư có thời hạn 10 ngày để các nhóm vũ trang trong nước thực hiện việc sáp nhập vào các thể chế quân sự của nhà nước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan hôm qua (15/5) cho biết, nước này hy vọng lực lượng dân quân người Cuốc (Kurd) (YPG) sẽ thực hiện một thỏa thuận mà nhóm này đã nhất trí với Chính phủ lâm thời Syria, theo đó lực lượng này sẽ được sáp nhập vào lực lượng vũ trang Syria.
PKK hôm nay (12/5) tuyên bố sẽ giải tán và giải giáp, như một phần của sáng kiến hòa bình mới với Thổ Nhĩ Kỳ, chấm dứt hơn 4 thập kỷ xung đột vũ trang.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 30/4 đã bác bỏ lời kêu gọi của cộng đồng người Kurd tại Syria về việc áp dụng mô hình chính quyền phi tập trung tại quốc gia này.
Hải quân Mỹ tối qua thông báo một chiến đấu cơ hiện đại F/A-18 của lực lượng này đã bị rơi xuống Biển Đỏ.
Chính quyền Syria hôm 27/4 đã bác bỏ lời kêu gọi của người Kurd về một nhà nước phi tập trung, đồng thời cảnh báo về những nỗ lực ly khai hoặc liên bang hóa của nhóm này.
Ngày 19/4, Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ sẽ giảm gần một nửa số binh sĩ mà họ đã triển khai ở Syria, xuống con số dưới 1.000 trong những tháng tới.
Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria nhấn mạnh sự cần thiết phải 'nới lỏng lệnh trừng phạt nhanh chóng và rộng rãi' có mục tiêu trong các lĩnh vực như năng lượng, đầu tư, tài chính, y tế và giáo dục.
Sau khi chế độ cũ bị lật đổ, chính quyền mới ở Syria phải đối mặt với bạo lực giáo phái đẫm máu và một nền kinh tế kiệt quệ.
EU cho biết đây là thời điểm Syria đang gặp nhiều nhu cầu và thách thức cấp bách, nhưng cũng là 'thời điểm của hy vọng' trong bối cảnh mới.
Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (16/3) cho biết, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, thảo luận về việc khôi phục sự ổn định tại Syria, cũng như các vấn đề mà hai bên quan tâm.
Liên hợp quốc (LHQ) đã hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), do người Kurd lãnh đạo và Chính phủ lâm thời Syria về việc sáp nhập tất cả các cơ cấu dân sự và quân sự của khu tự trị người Kurd ở Đông Bắc nước này vào hệ thống cơ quan nhà nước.
Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria, hơn 1.000 thường dân đã bị giết hại trong làn sóng bạo lực vào cuối tuần qua ở Syria nhằm vào nhóm thiểu số Alawite ủng hộ ông Assad, đẩy kế hoạch hòa giải dân tộc đến bờ vực sụp đổ.
Thỏa thuận của Chính phủ Syria với SDF do người Kurd lãnh đạo, cho phép hợp nhất khu vực đông bắc đất nước trong lãnh thổ thống nhất của Syria, đồng thời sáp nhập SDF vào quân đội quốc gia. Thỏa thuận cũng công nhận các quyền của người Kurd như một dân tộc bình đẳng.
Syria mới đây đã đạt được bước tiến lịch sử về lãnh thổ, khi liên minh các lực lượng dân quân người Kurd đồng ý hợp nhất với chính quyền lâm thời ở Damascus trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt.
Chính phủ mới ở Syria đạt thỏa thuận với nhóm dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, qua đó mở rộng quyền kiểm soát toàn vùng Đông Bắc rộng lớn gần biên giới Iraq.
Thỏa thuận sáp nhập giữa Lực lượng Dân chủ Syria và Chính phủ Syria đã được ký kết, đưa khu tự trị người Kurd trở thành một bộ phận không thể tách rời của đất nước Syria.
Chính phủ Syria đã đạt được thỏa thuận đột phá với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, lực lượng kiểm soát vùng Đông Bắc của đất nước. Thỏa thuận này sẽ đưa phần lớn lãnh thổ Syria vào quyền kiểm soát của chính quyền trung ương.
Theo một nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, phái đoàn cấp cao của các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Syria và Iraq sẽ họp tại Thủ đô Amman của Jordan vào hôm nay (9/3), để thảo luận về hợp tác an ninh và diễn biến khu vực.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cảnh báo châu Âu rằng những động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây nên được coi là 'hồi chuông cảnh tỉnh'.
Bộ trưởng Quốc phòng Al-Abbasi thông báo 'đã đề xuất một thỏa thuận an ninh mới với Mỹ', đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng một thỏa thuận an ninh mới sẽ mang lại 'quan hệ đối tác an ninh bền vững.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, chính quyền Syria đạt được bước tiến quan trọng khi lực lượng người Kurd bắt đầu cung cấp dầu khí cho Damascus. Đây không chỉ là sự thay đổi trong cán cân năng lượng mà còn mở ra cơ hội đối thoại chính trị giữa các bên từng đối đầu.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố hôm 16/2 rằng Ankara có thể xem xét rút quân đội nước này khỏi Đông Bắc Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Syria Murhaf Abu Qasra nhấn mạnh Nga có thể được phép duy trì các căn cứ quân sự của mình tại quốc gia Trung Đông này, nhưng với một điều kiện việc này 'có lợi cho Syria.'
Bộ trưởng Quốc phòng Syria Murhaf Abu Qasra nhấn mạnh Nga có thể được phép duy trì các căn cứ quân sự của mình tại quốc gia Trung Đông này, nhưng với một điều kiện việc này 'có lợi cho Syria.'
Theo Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Syria Murhaf Abu Qasra, chính quyền mới của nước này đã tiến hành thảo luận về tương lai của các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Syria với chính quyền Tổng thống Trump.
Có thông tin rằng các quan chức quốc phòng Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch rút hết lính Mỹ khỏi Syria trong 30 đến 90 ngày.
Tổng thống lâm thời Syria - ông Ahmed al-Sharaa nói rằng chính phủ của ông đặt mục tiêu khôi phục quan hệ với Mỹ nhưng cho rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria là chưa phù hợp.
Trong một phát biểu hôm 3/2, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa cho biết nước này sẽ cần từ bốn đến năm năm để tổ chức bầu cử tổng thống.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan hôm 2-2 bày tỏ hy vọng Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt sự hợp tác của Mỹ với YPG.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), ngày 1/2, ít nhất 10 tay súng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã thiệt mạng trong vụ đụng độ với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo tại miền Bắc Syria, trong khi 9 người khác thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe.
Các quan chức giấu tên cho biết các thông tin tình báo đã được chia sẻ thông qua các cuộc gặp trực tiếp giữa các quan chức Mỹ và đại diện của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS).
Hãng Reuters đưa tin Lực lượng dân chủ Syria (SDF) của người Kurd từ chối bàn giao một cơ sở giam giữ hàng nghìn chiến binh IS cho chính quyền Syria theo đạo Hồi vừa được thành lập không lâu.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), ít nhất 8 thành viên của lực lượng Quân đội quốc gia Syria (SNA) - được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn - đã thiệt mạng, khi một thiết bị bay không người lái (UAV) do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) điều khiển tấn công các phương tiện và thiết bị bọc thép gần đập Tishreen, tỉnh Aleppo, miền Bắc nước này.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 21/12, một trong những ưu tiên của ông Murhaf Abu Qasra, người từng chỉ huy cánh vũ trang thuộc nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), là thống nhất các lực lượng chống chính quyền cũ thành một cơ cấu chỉ huy chung.
Bộ trưởng Quốc phòng mới của Syria tuyên bố hôm 19/1 rằng không thể chấp nhận việc các lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn ở Đông Bắc Syria duy trì khối quân sự riêng trong khuôn khổ quân đội hợp nhất của Syria.
Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.
Các cuộc giao tranh giữa nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo tiếp diễn ác liệt tại khu vực Manbij ở phía Bắc Syria. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố nỗ lực ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ leo thang một cuộc tấn công chống lại các chiến binh người Kurd ở Syria.
Các nhà phân tích nhận định cho dù Lầu Năm Góc có muốn thừa nhận hay không thì quân đội Mỹ khả năng cao sẽ can dự sâu rộng hơn vào tình hình Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ can thiệp nếu Syria đối mặt nguy cơ tan rã, sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ tháng trước.