Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS), lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định, thị trường đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhờ vào các chính sách điều hành hiệu quả của Chính phủ.
Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.
Trong khoảng một năm trở lại đây, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành bất động sản (BĐS) của Việt Nam tăng mạnh, đã tác động tích cực đến quá trình tái cấu trúc của ngành.
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã 'khép lại' năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ những thay đổi để hoàn thiện hành lang pháp lý, thông tin thị trường ngày càng minh bạch. Năm 2024 là năm bản lề, tạo nền tảng, động lực cho thị trường BĐS phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sở hữu vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng cùng chính sách bán hàng hấp dẫn, Cara River Park mở ra cơ hội đầu tư sinh lời trên thị trường bất động sản năm 2025.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Diễn đàn thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2025 với chủ đề 'Thị trường BĐS Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới' và dự báo những xu hướng của thị trường trong năm 2025.
Thời gian gần đây cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng dân số đặc biệt là dân số trẻ tập trung về Hà Nội sinh sống, làm việc ngày càng lớn.
Thị trường bất động sản khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang rất sôi động. Phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê dài hạn cao cấp tại các quận trung tâm được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn.
Năm 2024, kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) tăng mạnh, với những đợt phát hành quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, đang tạo ra hiệu ứng mạnh cho đà phục hồi, tăng trưởng của thị trường BĐS trong năm 2025.
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Tiềm năng của căn hộ cho thuê Lease Home', tập trung vào đánh giá tiềm năng sinh lợi từ việc đầu tư căn hộ cho thuê dài hạn tại Hà Nội.
Ngày 23/12, Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Tiềm năng của căn hộ cho thuê Lease Home' nhằm khai thác sâu về xu hướng, tiềm năng sinh lợi từ việc đầu tư căn hộ cho thuê tại Hà Nội.
Các chuyên gia nhận định, 2025 là năm thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam sẽ bước sang chu kỳ phát triển mới với nhiều tín hiệu khởi sắc khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở 'ngấm' vào cuộc sống. Trong xu hướng khởi sắc của thị trường, các chuyên gia dự báo, phân khúc chung cư và đất nền sẽ 'tăng nhiệt' về giá bán và giao dịch trong năm tới.
Đến cuối năm 2024, mặc dù các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên thị trường được Bộ Xây dựng đánh giá khó 'về đích' và thị trường chưa hoàn toàn 'bình phục', nhưng các doanh nghiệp đang từng bước ổn định để bắt nhịp vào chu kỳ phát triển mới của thị trường trong năm 2025.
Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2024 có xu hướng tốt, kỳ vọng thúc đẩy năm 2025 tăng trưởng mạnh.
Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đang tiếp tục phục hồi, tăng trưởng tích cực.
Thị trường BĐS đang đón nhận hàng loạt xung lực mới, cả từ chính sách điều hành vĩ mô cũng như đòn bẩy kích cầu từ các chủ đầu tư. Nổi bật hơn cả là dòng sản phẩm thấp tầng Vinhomes với lợi nhuận kép tối thiểu 16%/năm - vượt xa lãi suất tiết kiệm và an toàn hơn đầu tư vàng.
Trong 'dòng chảy' phục hồi thị trường bất động sản (BĐS) cuối năm 2024, phân khúc căn hộ tại Hà Nội ghi nhận 'đón sóng lớn', trở thành tâm điểm của thị trường khi chứng kiến sự tăng trưởng nhanh về giá, phục hồi mạnh về giao dịch và thanh khoản.
Vấn đề tính tiền sử dụng đất đang là một 'nút thắt' trong thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản (BĐS), khiến nhiều doanh nghiệp (DN) địa ốc 'đau đầu', còn các dự án rơi vào tình cảnh 'bất động' vì chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai với Nhà nước.
Tình trạng mất cân đối cung cầu các phân khúc bất động sản (BĐS), nhất là các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền tại các đô thị lớn khiến giá nhà đất tăng cao trên thị trường và đặt ra bài toán quản lý đối với các cơ quan chức năng.
Sau khoảng thời gian dài chìm trong khó khăn, hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) đang dần phục hồi, bước sang một chu kỳ phát triển mới. Vì vậy, thị trường sẽ rất nhạy cảm trước các yếu tố biến động đột biến, trong đó, câu chuyện giá BĐS không ngừng 'leo thang' nếu không được can thiệp sớm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường và cho cả xã hội.
Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) theo thời gian nắm giữ nhằm tránh tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại liên tục. Nhiều người dân kỳ vọng giá nhà đất sẽ về với giá trị thật.
Những ngày gần đây cộng đồng DN và người dân dành sự quan tâm đặc biệt tới dự thảo Nghị quyết thí điểm cho nhà ở thương mại đang được Quốc hội thảo luận và dự kiến sẽ thông qua vào ngày 30/11 tới đây.
Theo nhận định của giới chuyên gia, thách thức lớn nhất của thị trường bất động sản (BĐS) và của doanh nghiệp là những 'dự án treo' chưa được giải quyết hoặc giải quyết còn chậm. Điều này ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường và lòng tin của người mua nhà.
Sáng 16/11, tại Hà Nội, diễn đàn 'Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển' do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đã làm rõ thêm những 'lát cắt' trong bức tranh tổng thể về thị trường.
Trong quý III/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) và tỷ trọng phát hành trái phiếu DN riêng lẻ tiếp tục tăng mạnh, trong bối cảnh nguồn cung và giao dịch trên thị trường chưa có nhiều khởi sắc.
Từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội giá bán trung bình của các dự án căn hộ chung cư luôn tiệm cận ở mức 60 triệu đồng/m2.
Theo báo cáo từ NHNN, tính đến cuối tháng 9/2024, tín dụng bất động sản (BĐS) đã tăng 9,15% so với cuối năm 2023, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống (9%).
Thời gian gần đây, tình trạng giá nhà đất tăng đột biến đã có rất nhiều nghi vấn về việc có sự 'nhúng tay' của các DN và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS.
Đã có nhiều quan điểm khác nhau về môi giới bất động sản, trong đó có quan điểm cho rằng, môi giới bất động sản đẩy giá, nhiễu loạn thị trường. Tuy nhiên, để thị trường bất động sản vận hành an toàn và minh bạch, vai trò của môi giới đang ngày càng được đánh giá cao, với những yêu cầu ngày càng khắt khe.
Thị trường bất động sản (BĐS) đang có nhiều dấu hiệu hồi phục. Trong dòng chảy phục hồi này, thị trường BĐS phía Nam đang nổi lên như những điểm sáng trong bức tranh tổng thể của thị trường BĐS Việt Nam.
Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam (Vars - Hiệp hội BĐS Việt Nam - Vnrea) vừa có thông tin lý giải 'chuyện môi giới BĐS đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường'.
Theo Bộ Xây dựng, đến thời điểm hiện tại có tới 50 địa phương chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), điều này đang gây ảnh hưởng đến việc đưa các luật vào áp dụng thực tiễn cuộc sống một cách đồng bộ, hiệu quả.
Một số dự án BĐS nằm 'đắp chiếu' lâu năm có dấu hiệu tái khởi động. Kết quả này là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý.
Mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã vào cuộc tháo gỡ khó khăn và xử lý những hành vi vi phạm, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn gặp nhiều khó khăn, nguồn cung tiếp tục giảm.
Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) đang phục hồi và chờ 'cú hích' từ việc thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh BĐS 2023 để phát triển ổn định, minh bạch, bền vững. Do đó, việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức liên quan hiểu đúng về các quy định, chính sách pháp luật mới sẽ góp phần triển khai thực thi hiệu quả các Luật vào thực tiễn cuộc sống.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cố gắng của người dân, doanh nghiệp, tăng trưởng GDP của quý III/2024 của Việt Nam ước đạt tới 7,4%, đưa mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong 9 tháng ước đạt 6,82%.
Luật Kinh doanh BĐS chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024, với quy định chặt chẽ về cấp chứng chỉ và điều kiện để hành nghề đối với môi giới BĐS, đã khiến cho không ít người tất bật đăng ký các lớp học nghiệp vụ, để thi sát hạch lấy chứng chỉ.
TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, nếu một người có 2-3, thậm chí 10 BĐS nhưng đều mang ra sử dụng, đúng chức năng, mục đích sử dụng của từng loại hình bất động sản (BĐS) thì đều là quyền lợi chính đáng.
TS Nguyễn Văn Đính (VARS) cho rằng thuế là công cụ để điều tiết hành vi, không làm xấu thị trường, không phải người dân cứ đi mua bất động sản (BĐS) thứ 2 là bị siết bởi những công cụ này.
Việc áp thuế nhà thứ 2 hay thắt chặt tín dụng với bất động sản, chỉ xem xét sử dụng khi có những hành vi gây ảnh hưởng thiếu tích cực đến thị trường.
Dữ liệu nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam vừa công bố cho thấy, mức độ quan tâm nhà đất của nhà đầu tư trong quý III/2024 tăng khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phân khúc nhà riêng tăng 25%, chung cư tăng 24%, biệt thự tăng 22%... Điều này cho thấy, thị trường BĐS đang có nhiều tín hiệu tích cực.
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại, nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc sau những phiên đấu giá đất, thị trường bất động sản sẽ bị 'méo mó' vì nhiễu loạn thông tin và giá đất.
Các chuyên gia bất động sản (BĐS) đều có chung nhận định về thị trường quý III/2024 đang có dấu hiệu 'đảo chiều' tăng mạnh sau thời gian 'quan sát' trong 2 quý đầu năm.
Việc đẩy mạnh tổ chức phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách.
Thời gian gần đây, giá nhà ở không ngừng tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản (BĐS), cũng như làm giảm cơ hội sở hữu nhà ở của người dân. Thực tế này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đồng bộ để kiểm soát hiệu quả biến động giá nhà ở.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam, để kìm chung cư tăng giá trong thời gian tới, cần giải quyết được hai yếu tố trên thị trường BĐS, đó là những nhóm động cơ không lành mạnh và bài toán cung - cầu.
Là phân khúc phục hồi chậm nhất của thị trường bất động sản (BĐS), thời điểm hiện tại khi mùa mưa bão đến, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng lại tiếp tục rơi vào tình cảnh 'khó chồng thêm khó', làm cho tiến trình phục hồi càng trở nên chậm hơn.
Giá nhà ở leo thang liên tục theo từng quý, từng năm; hàng nghìn héc ta đất dự án nhà ở, khu đô thị bị bỏ hoang hay những 'khu đô thị ma' xuất hiện ở khắp nơi, kể cả những đô thị đất chật, người đông... đây là thực trạng đáng buồn của thị trường BĐS.