Thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM mới, đặc biệt là trục Đông Bắc đang đón nhận những tín hiệu tích cực và được đánh giá là tâm điểm thu hút đầu tư, nhất là phân khúc căn hộ, góp phần kiến tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.
TP Hồ Chí Minh đang vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trên cơ sở hợp nhất không gian phát triển giữa TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo ra nhiều cơ hội phát triển thị trường bất động sản (BĐS) cho các nhà đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm có quy mô hơn 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm gần 1/4 GDP cả nước.
Khi 'điểm nghẽn của điểm nghẽn' được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn từ những điều chưa từng có tiền lệ này.
Đây là nhận xét của đa số các chuyên gia tại diễn đàn 'Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới' do Tạp chí Nhà Quản trị (TheLEADER) tổ chức vào chiều 3-7,tại Hà Nội.
Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (Hiệp hội BĐS Việt Nam - Vnrea) vừa tổ chức hội nghị 'Môi giới BĐS trước thế trận mới - Đổi chiến lược, dẫn cuộc chơi'.
Ngày 28/6, tại tỉnh Bắc Giang, Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS) đã tổ chức Ngày hội môi giới BĐS Việt Nam năm 2025 với chủ đề: 'FLY UP – VARS - Vững tâm, Vươn mới', nhằm tôn vinh vai trò, cũng như những đóng góp của lực lượng môi giới trong quá trình phát triển của thị trường BĐS.
Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đưa ra tại 'Ngày hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam 2025 với chủ đề: Môi giới BĐS trước thế trận mới' do Hội Môi giới BĐS Việt Nam tổ chức ngày 28/6.
Trao đổi với ĐTTC, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đánh giá, hành lang pháp lý mới sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy thị trường BĐS khi các quy định mới trong luật sẽ từng bước được áp dụng vào thực tiễn.
Trong nỗ lực thúc đẩy cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu bỏ cấp Giấy phép xây dựng (GPXD) đối với một số loại hình công trình, nhà ở. Chủ trương này nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng DN, người dân, bởi là việc cải cách cần thiết để gỡ 'nút thắt' thủ tục hành chính, nhưng cũng đặt ra lo ngại về công tác quản lý đô thị.
Tại phiên họp ngày 29/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đề nghị các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội tuyệt đối không lợi dụng tình trạng khan hiếm nguồn cung để thao túng giá bán, tạo giá ảo hoặc phát hành thông tin thiếu kiểm chứng nhằm kích thích đầu cơ, trục lợi, gây rối loạn thị trường bất động sản.
Người thu nhập thấp đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội (NƠXH), chủ yếu do mức lãi suất cho vay hiện tại vẫn còn cao so với khả năng chi trả.
Kết quả thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) chưa đạt kỳ vọng. Hiện các cơ chế chính sách đặc thù đang được đưa ra nhằm tháo gỡ hàng loạt khó khăn, vướng mắc là các 'điểm nghẽn' trong phát triển NOXH.
Việc các doanh nghiệp bắt đầu tìm đến nhau để cùng phát triển đang trở thành xu hướng để nền kinh tế tư nhân có thể đi xa và bền vững hơn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, người dân có nhu cầu sở hữu nhà ở xã hội đang gặp khó trong việc tiếp cận các gói vay ưu đãi do mức lãi suất cao, điều kiện tín dụng chặt chẽ và vướng mắc trong xác minh thu nhập. Những bất cập này được xem là những 'điểm nghẽn', cần sớm được tháo gỡ để thúc đẩy nguồn cung và đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cấp thiết.
Vùng Thủ đô có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển bất động sản (BĐS). Đặc biệt, việc thực hiện sáp nhập tỉnh, thành được kỳ vọng sẽ tạo ra những không gian phát triển mới, những cơ hội đầu tư hấp dẫn, để thị trường BĐS Vùng Thủ đô có những bước chuyển mình mạnh mẽ và phát triển bứt phá trong thời gian tới.
Bước sang năm 2025, khi ba luật có liên quan đến bất động sản đi vào cuộc sống cùng những chính sách đặc thù, đột phá được áp dụng đã đem lại những kỳ vọng mới.
Nguồn cung bất động sản (BĐS) tại khu vực Trung Trung Bộ chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế, do vậy, phát triển khu đô thị thương mại – dịch vụ là xu hướng tất yếu và cấp thiết tại khu vực này. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư ngày càng cao mà còn định hình diện mạo đô thị mới cho khu vực ven biển năng động bậc nhất miền Trung.
Ngày 21/4, tại Hà Nội, Hội môi giới BĐS Việt Nam đã tổ chức hội thảo 'Chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS - Vướng ở đâu? Gỡ thế nào?' để cùng bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề.
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, giao dịch bất động sản (BĐS) trực tuyến đang trở thành xu hướng tất yếu, được kỳ vọng sẽ minh bạch hóa thị trường, giảm thiểu nhiễu loạn và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Thị trường bất động sản (BĐS) vùng ven khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) các địa phương đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, vì mang lại tiềm năng sinh lợi cao, ổn định và có dư địa phát triển trong tương lai.
Kể từ năm 2016 đến nay, mức giá bán nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội, được cho là tăng lên gấp đôi. Nếu như năm 2016, mức giá 1m2 vào khoảng hơn 12 triệu đồng thì nay mức giá bán đã là hơn 25 triệu đồng/m2.
Chất lượng sống ngày càng trở thành yếu tố then chốt khi chọn nhà, ngoài giá cả và vị trí. Nhiều người sẵn sàng chi thêm tiền để sở hữu một không gian sống xanh, bền vững, nơi thiên nhiên và tiện ích hiện đại cùng tạo nên cuộc sống trọn vẹn.
Xu hướng dịch chuyển nơi ở sang các vùng ven đô thị ngày càng phổ biến và được nhiều người dân lựa chọn bởi lợi thế về quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và các tiện ích được đầu tư đồng bộ.
Trong bối cảnh nguồn cung các căn hộ giá rẻ khan hiếm, giá chung cư thương mại liên tục tăng cao, việc sở hữu một căn hộ với ngân sách 3 - 4 tỉ đồng đang dần trở nên khó khăn.
Thành phố Hà Nội đang tập trung nhiều giải pháp tăng nhanh nguồn cung nhà ở xã hội; nổi bật là chủ trương xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn, khắc phục nhược điểm nhỏ lẻ, cục bộ.
Dù chưa có kết luận cuối cùng về thông tin về tinh gọn bộ máy, thay đổi địa giới hành chính nhưng một bộ phận môi giới, đầu cơ đã lợi dụng chiêu trò tung tin sáp nhập tỉnh, thành gây nhiễu loạn thị trường nhà - đất.
Từ đầu năm 2025 đến nay, thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) Việt Nam chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ với 14 dự án được phê duyệt, tổng diện tích lên tới hơn 4.100 ha.
Hàng loạt ngân hàng đã tung ra các gói vay mua nhà cho người trẻ, với lãi suất 'siêu thấp' và thời hạn vay dài. Tuy nhiên, với giá nhà cao như hiện tại, việc vay để sở hữu ngôi nhà đầu tiên có thể khiến người trẻ đối mặt với bài toán tài chính đầy thách thức.
Thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định khoảng 6-7%/năm, dòng vốn FDI liên tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao, cùng hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng bộ, phân khúc này đang định hình lại bản đồ đầu tư quốc gia.
Trong Đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) giai đoạn 2021 - 2030, TP Hà Nội được giao chỉ tiêu hoàn thành 56.200 căn, nhưng đến hết năm 2024 mới hoàn thành 21% kế hoạch, từ đó, đặt ra nhiều thách thức cho giai đoạn 2025 - 2030.
Cùng với đà tăng giá 'không ngừng nghỉ' của phân khúc căn hộ chung cư, giá thuê căn hộ tại Hà Nội, đặc biệt ở khu vực trung tâm liên tục tăng. Việc này khiến nhiều người lao động, bao gồm cả lao động trẻ có trình độ, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi ở.
Sau giai đoạn chạy đà, bất động sản ven biển Đà Nẵng đang bước vào chu kỳ phục hồi mạnh mẽ. Động lực đến từ sự tăng trưởng kinh tế bền vững, quy hoạch hạ tầng chiến lược và đặc biệt là định hướng phát triển Đà Nẵng thành trung tâm tài chính – thương mại của khu vực.
Những dự án bất động sản gặp vướng mắc sẽ được cởi trói tạo sức bật cho nguồn cung ra thị trường
Ngày 26/2, Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thanh lập Hội với chủ đề: 'Thập kỷ kết nối - Dẫn lối vươn xa'. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã đến dự và chúc mừng.
Một thập kỷ không phải là khoảng thời gian dài trong lịch sử phát triển của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam, nhưng đủ để Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) khẳng định vai trò tiên phong, tạo dấu ấn đặc biệt trong việc nâng tầm nghề nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ đang mới, chưa trải qua các 'cơn sốt', nên tương đối 'hiền hòa' so với các thị trường ở các khu vực khác trong cả nước, điều đó cho phép thị trường khu vực này nhiều dư địa để phát triển thời gian tới.
Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ đã phát huy được vai trò là cầu nối giữa chính quyền thành phố với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố; tham gia tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật liên quan đầu tư lĩnh vực BĐS…
Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V tổ chức ngày 19/2 tại Hà Nội, giới chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản năm 2025 đứng trước nhiều cơ hội trong chu kỳ phát triển mới dù còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức.
Tại Diễn đàn Bất động sản (BĐS) mùa xuân thường niên lần thứ V do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức ngày 19-2 tại Hà Nội, các chuyên gia dự báo thị trường BĐS năm 2025 sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn đang ở phía trước, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng chung tay tháo gỡ.
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội khi bước vào năm 2025. Trong đó, việc 3 bộ luật quan trọng của thị trường được hoàn thiện và bắt đầu đi vào cuộc sống đã giúp thị trường có một nền tảng thể chế vững chắc, tạo cơ sở để tháo gỡ nhiều điểm nghẽn đã và đang tồn tại trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng vẫn cần gỡ vướng nhiều hơn về mặt pháp lý, đặc biệt là các thủ tục hành chính.
Trong khoảng ngân sách 3-5 tỷ đồng, chung cư vẫn sẽ được 'ưu ái' khi hầu hết dự án nằm ở mặt đường rộng, phòng cháy chữa cháy được đảm bảo, nhiều tiện ích nội khu và quanh khu vực.
Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang gặp không ít khó khăn, song nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng 'trong nguy có cơ' - thị trường này cũng đang đứng trước cơ hội phát triển lớn. Dự báo nguồn cung BĐS sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2025.
Dù được xem là một trụ cột quan trọng trong nền kinh tế, kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn đang chậm lại trước những khó khăn dai dẳng. Trong những năm gần đây, hình ảnh các doanh nghiệp BĐS liên tiếp kêu gọi 'giải cứu' đã không còn xa lạ. Tình trạng này không chỉ xuất phát từ rào cản chính sách mà còn tồn tại những bất cập từ chính các doanh nghiệp BĐS.
Thị trường bất động sản thời gian qua tồn tại nhiều bất cập, cần có giải pháp căn cơ để kéo giảm giá nhà đất và bổ sung nguồn cung vừa túi tiền.
Với nhu cầu mua nhà ở thực vẫn ở mức cao và niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư vào thị trường đang dần được phục hồi. Nhiều chuyên gia dự báo, thị trường căn hộ chung cư đang chuẩn bị bước vào đợt 'sóng' mới.
Khép lại năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) đã bước qua giai đoạn khó khăn kéo dài với nhiều kết quả phục hồi tích cực. Đây là nền tảng để kỳ vọng năm 2025, thị trường BĐS sẽ 'chuyển mình', bước vào chu kỳ phát triển mới theo hướng ổn định, lành mạnh, bền vững hơn.
Sự phục hồi của thị trường bất động sản (BĐS) đến đầu năm 2025 vẫn không đồng đều, diễn ra theo hướng phân hóa rõ nét giữa các phân khúc, khu vực, loại hình sản phẩm BĐS và doanh nghiệp cung ứng.
Tại hội thảo 'Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam' diễn ra tại Hà Nội ngày 10/1, nhiều ý kiến đã thảo luận về các giải pháp triển khai hiệu quả Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, phát triển thị trường BĐS lành mạnh, bền vững từ năm 2025.