Đường Ngô Quyền (phường Hà Đông) có thiết kế cao độ nền đường và hệ thống thoát nước cao hơn nền đường cũ gần 1m, điều này khiến gần 100 hộ dân ven đường lo lắng nước mưa, nước thải sẽ tràn vào nhà.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các xã, phường, thị trấn tăng cường nắm bắt tình hình và kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là hành vi lợi dụng hoạt động hạ cốt nền khai thác khoáng sản trái phép.
Dự án Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng với tổng mức đầu tư 6.900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần giải trí nghe nhìn Toàn Cầu làm chủ đầu tư, sau 3 năm rầm rộ khởi công chỉ đang dừng lại ở việc hạ cốt, tận thu đất san lấp dẫn, khiến dư luận hoài nghi tính khả thi của dự án.
Sớm nhận diện nguy cơ, hoàn thành công tác chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, chú trọng phòng ngừa, phát huy sức mạnh cộng đồng, huyện Ba Vì đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro, thiệt hại trước thiên tai với phương châm 'bốn tại chỗ'.
Ngày 12/5, Tòa án nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đào Ngọc Thắng, sinh năm 1974, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Ninh; Nguyễn Công Thành, sinh năm 1977, cựu Phó Trưởng Phòng tài Nguyên và Môi trường (cũ), huyện Phù Ninh đều về tội 'Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng' được quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự; Nguyễn Bá Chuyên, sinh năm 1977, Giám đốc Công ty Giám đốc Công ty TNHH Trường Giang PT về tội 'Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên' được quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự.
Dự án nâng cấp, cải tạo đê Yên Nghĩa tại quận Hà Đông, Hà Nội, đang đối mặt với nguy cơ không thể về đích đúng tiến độ dù được các cơ quan chức năng hết sức quan tâm.
Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp xâm hại cây xanh theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM.
Ngày 11/4, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa có chỉ đạo, chấn chỉnh tình trạng cải tạo vỉa hè làm hàng loạt cây xanh bị hỏng rễ phải đốn hạ.
Có 58 tuyến đường trên địa bàn TP.HCM đang triển khai thi công nâng cấp, sửa chữa vỉa hè gây ảnh hưởng cây xanh.
Theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, trong quá trình thi công, nâng cấp và sửa chữa vỉa hè có nhiều cây xanh bị ảnh hưởng.
Liên quan đến vụ việc 17 cây lim xẹt bị đốn và cắt gọt tán khi cải tạo và chỉnh trang vỉa hè trên địa bàn Quận 1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường vừa có chỉ đạo yêu cầu Sở Giao thông Công chánh thành phố xem xét việc xử lý và trách nhiệm khắc phục hậu quả của các đơn vị có liên quan.
Lãnh đạo UBND xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) khẳng định, vừa qua trên địa bàn xã có hoạt động cải tạo, hạ cốt đồi, vận chuyển đất ra ngoài, song không có hiện tượng khai thác, mua bán khoáng sản như một số thông tin phản ánh.
Giám đốc Sở Giao thông công chánh TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết có tình trạng một số nhà thầu thi công không đúng quy định, sử dụng máy móc lớn, đào sâu, gây tác động tiêu cực đến cây xanh.
Hiện tại, lực lượng chức năng phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai đang khẩn trương vận động 5 gia đình cuối cùng có phần mộ đã hạ cốt, xây dựng sai phép tại khu vực ao Xẻ Nước di chuyển về nghĩa trang Gò Sở.
Chiều 30-3, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, gần 2.000 cây xanh bị ảnh hưởng, phải cắt cành do tác động từ việc cải tạo vỉa hè. Trong đó, 90 cây bị xâm hại ở phần rễ, gốc bị nghiêng, nguy cơ ngã đổ nên phải đốn hạ, trồng mới.
UBND xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ thông tin 'bạt đồi', khai đất trái phép xảy ra tại xóm Quýt trong thời gian gần đây.
Việc thi công vỉa hè gây ảnh hưởng đến cây xanh sẽ tiềm ẩn rủi ro mất an toàn cây xanh.
Gần 100 ngôi mộ chờ và mộ đã hạ cốt được xây dựng trái phép tại khu vực giáp ao Xẻ Nước – khu đất do UBND phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai quản lý.
Công ty của ông Đỗ Quang Huy (Phú Thọ) đang chuẩn bị triển khai công trình 'Nhà máy sản xuất, gia công hàng phụ trợ công nghiệp may mặc'. Theo hồ sơ thiết kế, trong quá trình thi công, sau khi đào hạ cốt và san lấp tạo mặt bằng công trình vẫn có một khối lượng đất dư thừa phải vận chuyển đổ ra ngoài phạm vi công trình. Ông Huy hỏi, sau khi được cấp phép xây dựng công ty ông có phải làm thủ tục xin hạ cốt nền không?
Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn đang được triển khai thi công khẩn trưởng. Tuy nhiên, thời tiết liên tục có mưa khiến việc thi công gói thầu 11-XL của dự án lại gặp nhiều khó khăn.
Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc triển khai và giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Quảng Ninh. Dù phải đối mặt với những thách thức sau kỳ nghỉ Tết, nhưng quyết tâm đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình trọng điểm đã được thể hiện rõ nét qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các đơn vị nhà thầu và chính quyền tỉnh.
Ngày 13/2, qua kiểm tra thực địa tại cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và làm việc với cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm phía Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ và các bộ ngành đã có buổi kiểm tra dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Đồng Nai và Ban Quản lý dự án 85 khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các công việc có liên quan để nhanh chóng di dời mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật tại dự án.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kiểm tra thực tế Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại nút giao đường kết nối sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Theo chủ đầu tư, khó khăn lớn nhất hiện nay ảnh hưởng đến tiến độ dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là nguồn cung cấp đất san lấp.
Sáng 13-2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ và các bộ ngành đã có buổi kiểm tra thực địa Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại vị trí nút giao với tuyến đường T1 kết nối Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành.
Sau hơn 2 năm triển khai dự án công trình mở mới đường từ thị trấn Chi Lăng vào trung tâm xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, trong điều kiện thi công đặc biệt khó khăn, giờ đây tuyến đường đã rõ hình hài, thỏa niềm mong mỏi của hàng trăm hộ dân trong và ngoài vùng dự án đi qua.
Thời gian gần đây, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền và Dự án khai thác và chế biến cát sỏi làm vật liệu xây dựng tại phường Sông Hiến (Thành phố), trong quá trình thi công san gạt và vận chuyển đất gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh. UBND Thành phố đã yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và giấy phép môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Lợi dụng việc hạ cốt nền, nhiều quả đồi ở huyện Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Thủy, thị xã Phú Thọ của tỉnh Phú Thọ bị khai thác nham nhở đã làm thất thoát tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình cải tạo đất để trồng cây lâu năm tại xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), mưa lớn đã khiến đất đá trên đồi tràn xuống đường, chủ hộ đã khẩn trương khắc phục.
Một khoảng đồi lớn có diện tích gần 2ha, trong đó có gần 1,5ha đất rừng sản xuất ở khu vực dưới chân núi Chín Khúc, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã bị người dân cải tạo sai phép, ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh.
Ngày 6/2/2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với CTCP Khu công nghiệp Hố Nai.
Những 'binh đoàn' xe chở đất che chắn sơ sài chạy bạt mạng, bất chấp pháp luật, bất kể ngày đêm đang là nỗi bất an với người dân ở thị trấn Cẩm Khê, Phú Thọ.