8 họa sỹ và nhà điêu khắc, cùng tụ về Bát Tràng để tiếp tục chơi với Gốm Tết, đánh thức những cơn ngái ngủ của đất, một lần nữa mở ra không gian bất tận của sự sinh sôi nẩy nở mang tên Phồn, nơi đất - nước - lửa cùng hòa quyện, làm bừng lên vẻ đẹp bí ẩn đã tích tụ qua nhiều năm tháng…
Tết Nguyên Đán 2025 tiếp tục là thời điểm vàng để các làng nghề truyền thống giải phóng hàng tồn kho sau một năm sản xuất. Tuy nhiên, thay vì chỉ phụ thuộc vào kênh bán hàng trực tiếp, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang thay đổi cuộc chơi, giúp các làng nghề tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, vượt qua giới hạn địa lý và thói quen mua sắm cũ.
Người dân xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã thể hiện những nét tài hoa về nghề gốm của mình khi cải tạo, tu bổ chùa Tiêu Dao. Hệ thống tượng Phật, tượng linh thú, cổng chùa, hoành phi, câu đối, ban thờ, cột nhà… trong ngôi chùa này đều được làm bằng gốm, hoặc gốm đắp nổi. Cả ngôi chùa là tập hợp của hàng chục nghìn sản phẩm gốm, tạo nên sự độc đáo, có một không hai.
Làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là trung tâm sản xuất gốm lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, ngay trên sân nhà, gốm sứ Bát Tràng cũng bị cạnh tranh quyết liệt bởi những mặt hàng ngoại nhập, từ hàng gia dụng lẫn đồ mỹ nghệ cao cấp. Trong bối cảnh đó, Bát Tràng vẫn phát triển bền vững nhờ những sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân để chinh phục thị trường.
Đến với nghề gốm khi mà 'cả xã làm gốm', nhưng nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hòa đã tìm được một lối đi riêng. Anh luôn chú trọng khai thác vốn văn hóa Việt vào sản phẩm, để từ đó tạo ra những sản phẩm mới.
Đây là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Theo đó, các sản phẩm làng nghề, nông sản và sản phẩm OCOP được livestream bán trực tiếp trên TikTok tại kênh 'Chợ phiên OCOP' trong khung giờ 10-13 giờ ngày 4/10.
Ngày 30-9, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Tạ Duy Khanh (39 tuổi, trú xã Đồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) về các tội 'Giết người' và 'Cướp tài sản'.
Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) có 2 làng nghề truyền thống làm gốm sứ là Bát Tràng và Giang Cao. Sản phẩm gốm sứ ở Bát Tràng không chỉ phục vụ sinh hoạt mà còn kết tinh giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, có giá trị thẩm mỹ cao.
Sau khi khai mạc phiên tòa xét xử Tạ Duy Khanh về tội Giết người và Cướp tài sản, HĐXX TAND TP Hà Nội thấy vắng mặt đại diện bị hại nên đã hoãn phiên tòa và thông báo xử lại vụ án vào sáng 30/9 tới.
Sáng 25-9, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa bị cáo Tạ Duy Khanh (39 tuổi, trú xã Đồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) ra xét xử sơ thẩm về các tội 'Giết người', 'Cướp tài sản'.
Sau khi tước đoạt sinh mạng chị N, Khanh phân thi thể nạn nhân rồi cho vào thùng xốp, gọi taxi bảo chở đi lòng vòng và cuối cùng dừng lại ở mép sông Hồng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm). Khanh ném một phần thi thể nạn nhân xuống sông Hồng, còn một phần bị cáo chôn ở mép sông.
Bị cáo Tạ Duy Khanh, kẻ đã giết hại cô gái trẻ 17 tuổi rồi phân xác phi tang ở sông Hồng bị xét xử về tội Giết người, Cướp tài sản.
Diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - trái tim của thủ đô, Festival Thu Hà Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn đã thu hút rất nhiều du khách đổ về.
Năm nay, một góc riêng của Festival được dành cho Lễ hội trình diễn kỹ năng tạo tác của các nghệ nhân, thợ giỏi và triển lãm giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu Hà Nội.
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề 'Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử' diễn ra từ ngày 20/9 đến hết ngày 22/9, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đây là một trong những sự kiện nổi bật nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch Thủ đô, đồng thời là chương trình hưởng ứng hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Festival Thu Hà Nội không chỉ quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội mà còn truyền tải câu chuyện về Thủ đô qua những trang sử vàng của dân tộc.
Tối 20/9, tại không gian đi bộ Hoàn Kiếm, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề 'Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử'.
Tối 20/9, tại khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024 với chủ đề 'Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử'.
Festival Thu Hà Nội diễn ra từ ngày 19-22/9, với sự tham dự của 12 tỉnh, thành phố trong cả nước, 17 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố; các doanh nghiệp du lịch, với nhiều nội dung đặc sắc.
Tối ngày 20/9/2024, Festival Thu Hà Nội năm 2024 đã được khai mạc tại khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội với chương trình nghệ thuật độc đáo và dàn dựng công phu có chủ đề 'Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử'.
Tối 20/9, Chương trình 'Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024' đã chính thức khai mạc tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 20/9/2024, tại sân khấu đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm) khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2, nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng hiện đại, huyện Gia Lâm đã xây dựng nhiều kế hoạch, triển khai quy hoạch xây dựng phân khu đô thị sông Hồng tạo động lực phát triển và bảo tồn di sản làng nghề truyền thống Bát Tràng.
Hàng loạt hàng hóa kinh doanh, hoa màu bị hư hại sau trận lũ, người dân Hà Nội nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa, vườn cây trong chiều 13/9 để ổn định cuộc sống.
Lũ lên nhanh khiến làng gồm Bát Tràng (Hà Nội) bị bủa vây trong nước lũ, việc kinh doanh bị ảnh hưởng, tiểu thương lặng người vì sau một đêm mất cả trăm triệu.
Nước sông Hồng dâng cao và rút chậm đã khiến làng gốm Bát Tràng mênh mông nước. Gần 30 năm người dân làng nghề này mới gặp cảnh ngập lụt như vậy.
Do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội nên Festival Thu Hà Nội tổ chức ngày 12/9 - 15/9/2024 sẽ phải hoãn lại.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững đang là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lựa chọn để phát triển lâu dài. Góp phần thúc đẩy quá trình này, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn.
Festival Thu Hà Nội năm 2024 với chủ đề 'Thu Hà Nội – Mùa Thu lịch sử' nhằm quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch mùa Thu Hà Nội, thu hút du khách đến với Thủ đô.
Tạ Duy Khanh, đối tượng sát hại cô gái 17 tuổi, phân xác phi tang ở sông Hồng sắp bị đưa ra xét xử về các tội 'Giết người', 'Cướp tài sản'.
Từ những dấu vết không còn nguyên vẹn, các điều tra viên ngôi nhà 'số 7 Thiền Quang' đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ để đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng...
Hoạt động bán hàng thông qua các nền tảng trực tuyến hiện đang trở thành xu hướng tất yếu, là phương tiện quan trọng trong chiến lược tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp nhỏ, làng nghề, hợp tác xã và các hộ kinh doanh nhỏ .
Nhờ việc sử dụng lò nung gốm bằng ga và điện, khói bụi độc hại của làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã giảm đi đáng kể. Làng nghề Bát Tràng hiện là làng nghề 'kiểu mẫu', hướng tới phát triển kinh tế bền vững gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường.
Ngày 24/5/2024, tại Học viện Tòa án, VKSND huyện Gia Lâm phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức phiên tòa sơ thẩm rút kinh nghiệm vụ án dân sự 'tranh chấp chia thừa kế', phiên tòa được tổ chức theo hình thức trực tiếp và số hóa hồ sơ, tài liệu truyền hình trực tuyến đến VKSND TP Hà Nội và 31 điểm cầu.
Ngày 16/5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Đến dự có đại diện Văn phòng điều phối xây dựng NTM TP Hà Nội.
Sáng ngày 16/5, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Sáng 16-5, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trưa 13/10/2023, một người đàn ông làm nghề đánh cá đang thả lưới trên sông Hồng phát hiện phần chân người nổi trên mặt nước, trôi dạt vào bờ. Từ những mảnh thi thể không nguyên vẹn, tưởng chừng sẽ chìm xuống lòng sông cùng với tội ác man rợ của kẻ thủ ác, nhưng với quyết tâm, nỗ lực điều tra nhằm nhanh chóng tìm ra thủ phạm, mang lại công bằng cho người bị hại và ổn định tình hình an ninh trật tự, lực lượng Công an đã tóm gọn hung thủ chỉ sau 24 giờ ngay khi hắn định tự sát hòng trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Thương mại điện tử (TMĐT) giúp mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo động lực cho người lao động và các nghệ nhân sáng tạo, khẳng định chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu làng nghề truyền thống Thủ đô vươn ra thị trường.
Làng gốm Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà nơi đây còn có một ngôi chùa có vẻ đẹp độc đáo.
Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, ngày 23/3, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo.
Gia Lâm là một trong những địa phương có nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm. Trong các ngày từ 23 - 30/3/2024, trên địa bàn huyện Gia Lâm có bốn lễ hội được tổ chức, đó là: Lễ hội làng Bát Tràng, Lễ hội làng Giang Cao, Lễ hội đền - chùa Bà Tấm gắn với kỷ niệm 980 năm ngày sinh Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, Lễ hội Phụng Nghênh - Lễ hội đền Mẫu đức Thánh Gióng, xã Phù Đổng.
Với 100 lễ hội truyền thống gắn với các di tích trên địa bàn, thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội của huyện Gia Lâm luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả và kịp thời.
Ngoài nghiệp vụ của lực lượng công an, thông tin từ người dân..., hệ thống camera an ninh đã giúp cơ quan điều tra nhanh chóng lần ra manh mối và bắt giữ tội phạm.
Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề làm gốm sứ. Người dân nơi đây đã thể hiện những nét tài hoa về nghề gốm của mình khi cải tạo, tu bổ chùa Tiêu Dao. Hệ thống tượng Phật, tượng linh thú, cổng chùa, hoành phi, câu đối, ban thờ, cột nhà... trong ngôi chùa này đều được làm bằng gốm, hoặc gốm đắp nổi. Cả ngôi chùa là tập hợp của hàng chục nghìn sản phẩm gốm, tạo nên sự độc đáo, có một không hai.
Ngày 26/1, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc 'Hội Xuân Giáp Thìn 2024'.
Triển lãm 'Vũ điệu Bách long' trưng bày 100 tác phẩm độc bản, thể hiện linh vật rồng bằng gốm phù điêu, tái hiện văn hóa truyền thống thuần Việt.