Tại Dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán, Chính phủ đề xuất bổ sung trong hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, DN phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO).
Chỉ rõ cách 'phù phép' vốn điều lệ tại một số doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) cho rằng, nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì đó là sự đánh tráo đối với toàn bộ các nhà đầu tư ngay từ lần mua đầu đến những lần mua tiếp theo.
Để ngăn chặn tình trạng ồ ạt tăng vốn ảo trước khi IPO (ví dụ Công ty Faros tăng vốn gần 2.900 lần trong vòng 3 năm trước khi lên sàn), đại biểu đề nghị phải kiểm toán vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp 10 năm trước đó.
Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn dẫn chứng trong vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí đã qua nhiều lần 'phù phép', nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
Các nội dung sửa đổi liên quan đến Luật Chứng khoán là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 7/11 về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.
Từ vụ cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đặt ra hàng loạt thắc mắc như: Điều kiện để công ty 'lên sàn' là gì? làm thế nào để tránh bị 'lùa gà'?...
Bên cạnh trách nhiệm hình sự 21 năm tù, Hội đồng xét xử còn yêu cầu bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC phải bồi thường hơn 1.866 tỷ đồng.
Ngoài án phạt tù với 50 bị cáo, Hội đồng xét xử (HĐXX) cũng phán quyết về quyền lợi của nhà đầu tư, là bị hại hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án sai phạm tại Tập đoàn FLC.
Số tiền bồi thường giảm còn 1.700 tỷ đồng, 16 án treo (4 người được thả tự do tại tòa) và lý giải về cách xác định bồi thường hơn 5.000/cổ phiếu là diễn biến bất ngờ tại ngày tuyên án vụ ông Trịnh Văn Quyết.
Chiều 5-8, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan đã khép lại với những hình phạt vừa nghiêm minh, vừa có tính nhân văn, khoan hồng đối với những người giữ vai trò thứ yếu. Và ngoài hình phạt thì số tiền anh em bị cáo Quyết phải bồi thường, truy thu cũng là sự quan tâm của dư luận.
Theo phán quyết cuối cùng của Tòa án, số tiền thiệt hại của các nhà đầu tư trong vụ án 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan giảm xuống còn 1.783 tỷ đồng, thay vì 3.620 tỷ đồng như cáo buộc trước đó.
Phiên xét xử vụ án 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán', xảy ra tại Tập đoàn FLC vừa khép lại, ngoài án phạt tù với 50 bị cáo, HĐXX cũng phán quyết về quyền lợi của nhà đầu tư (là bị hại hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan).
Theo phán quyết của HĐXX, thiệt hại của các nhà đầu tư trong vụ án đã giảm từ 3.600 tỷ đồng xuống còn 1.700 tỷ đồng.
Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được xác định là chủ mưu trong vụ án, nên TAND TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo này 25 năm tù.
Tòa án buộc bị cáo Trịnh Văn Quyết và các bị cáo liên quan bồi thường cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ROS theo tỉ lệ vốn góp khống trong mỗi cổ phiếu.
Trong vụ Trịnh Văn Quyết, tòa phạt cựu Tổng giám đốc HOSE Lê Hải Trà mức án 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Chiều 5/8, TAND TP Hà Nội đã tiến hành tuyên án với 50 bị cáo trong vụ án 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Thao túng thị trường chứng khoán' xảy ra ở Tập đoàn FLC.
Chiều 5/8, trong bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC) tổng mức án 21 năm tù.
Sau gần 10 ngày xét xử và nghị án, chiều 5-8, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiến hành tuyên án 50 bị cáo trong vụ án 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'Thao túng thị trường chứng khoán' xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - Tập đoàn FLC.
Tòa sơ thẩm tuyên phạt ông Trịnh Văn Quyết 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo, trong phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát đã đưa ra những lập luận đầy thuyết phục để bác bỏ quan điểm của các luật sư bào chữa, đồng thời còn chỉ rõ, đề nghị của luật sư đã làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Sau phần đối đáp của đại diện VKS, các luật sư cho biết họ vẫn còn nhiều băn khoăn về cách xác định người bị hại và thiệt hại trong vụ án ông Trịnh Văn Quyết.
Ngày 29/7, trong phần đối đáp quan điểm luận tội với các luật sư bào chữa và bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã điều chỉnh một số nội dung luận tội, đề nghị mức án đối với một số bị cáo cho phù hợp với thực tiễn quá trình tranh luận tại phiên tòa; đồng thời, củng cố thêm chứng cứ, lập luận buộc tội đối với các bị cáo theo quan điểm truy tố trước đó.
Theo đại diện Viện kiểm sát, việc tranh luận, đối đáp tại phiên tòa nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung của vụ án, làm rõ bản chất các hành vi phạm tội đối với mỗi bị cáo, để Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Sáng nay 29/7, phiên tòa xé xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo và các đơn vị liên quan bước sang ngày làm việc thứ 7.
Nói lời sau cùng, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch tập đoàn FLC đã thể hiện sự ăn năn hối hận, xin HĐXX có phán xét công tâm, khách quan, nhân văn, thấu tình đạt lý để bị cáo và các bị cáo khác có cơ hội làm lại cuộc đời.
Trong phần tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ FLC, đại diện VKS quyết định thay đổi mức án đề nghị đối với nguyên Chủ tịch HĐQT Hose Trần Đắc Sinh và một người khác.
Đa số ý kiến của bị cáo và luật sư đồng ý với quan điểm truy tố của Viện Kiểm sát về tội danh; bị cáo đã nhận thức được sai phạm, ăn năn hối cải; tự nguyện khắc phục hậu quả; xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), tranh luận tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo, hầu hết các bị cáo và luật sư đều cho rằng, vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, đều nghe theo sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết.
Ngày 27 và 28-7, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) với phần tranh luận của các bị cáo và luật sư bào chữa về quan điểm luận tội của đại diện Viện KSND thực hiện quyền công tố tại phiên tòa. Hầu hết các bị cáo và luật sư đều cho rằng vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, nghe theo sự chỉ đạo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC).
Bào chữa cho cựu lãnh đạo HOSE, luật sư cho rằng thời điểm 2016, bị cáo không biết Công ty Faros nâng vốn khống để lừa đảo, không thể nhận thức hết sai phạm của công ty này.
Ngày 28/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần tranh luận, các luật sư trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo. Được quyền tự bào chữa, có bị cáo đã không cầm được nước mắt khi xin được khoan hồng.
Ngày 28-7, dù là ngày chủ nhật, Tòa án nhân dân TP Hà Nội vẫn tiếp tục xét xử vụ án cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan, do có các sai phạm liên quan đến chứng khoán. Hội đồng xét xử tiếp tục dành thời gian cho các luật sư bào chữa…
Bào chữa cho các bị cáo trong vụ Trịnh Văn Quyết, luật sư nêu việc niêm yết theo quy trình, qua nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện và hồ sơ chuyển đến HOSE là khâu cuối cùng.
Hôm nay (27-7), phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan, do có các sai phạm liên quan đến chứng khoán tiếp diễn phần bào chữa. Trước đó, vào cuối chiều qua (26-7), nhiều bị cáo và luật sư đã thực hiện quyền bào chữa.
Bị cáo Nguyễn Thị Minh Huế mới nhận được đơn xin giảm nhẹ hình phạt từ địa phương do có nhiều đóng góp trong công tác từ thiện và phát triển kinh tế.
Bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, luật sư cho rằng, các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu và sau đó thực hiện bán trong giai đoạn tháng 7/2020 đến 12/2021 đã thu hồi lại toàn bộ số tiền đầu tư/mua cổ phiếu và có lãi.
Bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, luật sư đề nghị HĐXX xem xét vấn đề xác định bị hại và áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt cho bị cáo...
Tại phần bào chữa, luật sư Nguyễn Nam Long cho rằng, cần sớm tạo điều kiện để ông Trịnh Văn Quyết sớm khắc phục toàn bộ hậu quả, đồng thời xem xét mức án thấp hơn cho bị cáo.
Với cáo buộc là chủ mưu, ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị tổng mức án từ 24 - 26 năm tù cho hai tội danh 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán'.