Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Nhà báo do tác giả Nguyễn Đình Việt (78 tuổi) nghiên cứu và tuyển chọn, là pho tư liệu lịch sử đầy giá trị về một nhà báo cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
Tác phẩm của tác giả Trần Đình Việt tuyển chọn các bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thanh niên ra đi tìm đường cứu nước đến hành trình gắn bó với báo chí cách mạng, lan tỏa tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập dân tộc.
Tháng 9/1941, Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc Kỳ họp trong 3 ngày 25, 26, 27 tại làng Dương Húc, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc kỳ đã thảo luận và quyết nghị: 'Các cấp bộ phải giúp đỡ tờ báo của Việt Minh sắp xuất bản nay mai, phải vận động quần chúng ủng hộ về tài chính, phải tổ chức công tác lấy tin, phải viết bài và vận động quần chúng viết bài cho tờ báo và nhất là bài vở cần sát với trình độ quần chúng và phải phản chiếu đời sống của nhân dân'.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2025), NXB Tổng hợp TP.HCM giới thiệu ấn phẩm 'Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Nhà báo' của tác giả Trần Đình Việt.
Bảo tàng Báo chí Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thuộc Hội Nhà báo Việt Nam hiện lưu giữ và trưng bày hơn 20.000 hiện vật quý giá minh chứng cho hành trình phát triển của nền báo chí nước nhà.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã chọn báo chí làm vũ khí đấu tranh, là biểu tượng bất khuất về khí phách và đạo đức cho mọi thế hệ cầm bút.
Đến với Bảo tàng Báo chí Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ - Hà Nội), không chỉ là hành trình ngược dòng lịch sử mà còn là dịp để mỗi người cảm nhận sự hy sinh thầm lặng, bản lĩnh nghề nghiệp và tâm huyết của các thế hệ nhà báo.
Cho tới nay, gần như không còn phải tranh cãi, đã có một sự mặc nhận rằng, người Quảng Nam giỏi làm báo và đã đónggóp cho làng báo rất nhiều cây bút tài năng; trong đó, những tên tuổi nổi tiếng không phải là ít.
Trong buổi nói chuyện với các nhà báo tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chia sẻ: 'Về nội dung viết, mà các cô, các chú gọi là 'đề tài', thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một 'đề tài' là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó'.
Báo chí truyền tải khá rõ nét về nhà báo liệt sĩ Dương Tử Giang, người từng tham gia nhiều tòa soạn, liên tục viết bài chống chính quyền thực dân, đế quốc và kiên trung đứng về phía những người cách mạng.
Một vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm là mục đích và đối tượng của báo chí.
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.
Năm 2025 đánh dấu đúng một thế kỷ vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam tình từ cột mốc tờ 'Thanh Niên' ra số đầu tiên. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là 'người thầy', 'người dẫn dắt' của báo chí nước nhà với quan điểm và phong cách làm báo vẫn còn ảnh hưởng đến hôm nay và mai sau.
Giữa tháng 6-2025, đúng dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, trong cái oi nồng của những ngày hè Hà Nội, các thế hệ làm báo Hànôịmới và báo giới Thủ đô lặng lẽ tiễn biệt một cây bút lão thành - nhà báo Thọ Cao.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhà báo Lê Chỉnh, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Thái Nguyên và cũng là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Dù đã ở tuổi gần 100, nhưng ông vẫn còn khá minh mẫn để chia sẻ về những chuyện buồn vui, nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng rất đỗi vinh quang, tự hào của nghề làm báo.
Tuần báo Tân Tiến số phát hành trung tuần tháng 2/1937, chủ bút Hồ Văn Sao giới thiệu với độc giả: 'Bạn tôi Phan Ngọc Hiển, tức Phan Phan, một nhà văn chân chính - lương tâm, bắt đầu đi khắp Nam Kỳ để làm phận sự nhà báo - năm nay lần lượt bạn Phan Ngọc Hiển sẽ hiến cho độc giả: 1. Ðại náo thôn quê - 2. Tinh thần bạn trẻ nước nhà - 3. Giọt nước mắt của dân - 4. Thương - là 4 vấn đề quan hệ xã hội cần thay đổi - muốn tránh sự sơ sót, ngoài những tài liệu của bạn tôi thâu thập trong những lúc gian nan, nay bạn tôi cần đi viếng các làng, dân quê, bạn trẻ... cho cuộc điều tra thêm chu đáo - luôn tiện biết nhau, biết điều sơ sót của Tân Tiến đặng sửa đổi...'.
Báo chí Việt Nam mang trong mình sứ mệnh lịch sử, từ thời sơ khai với số báo quốc ngữ đầu tiên, truyền bá văn hóa, thông tin, kinh tế, cho đến nền báo chí cách mạng anh hùng, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng cách mạng.
Với mục tiêu canh tân đất nước thông qua chấn hưng văn hóa và giáo dục, Nguyễn Văn Vĩnh tích cực tham gia vào lĩnh vực báo chí với mong muốn phát triển quốc học và chữ quốc ngữ bằng việc phát triển, hiện đại hóa báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi đời trên một thế kỷ.
Năm 1941 tại rừng Khuổi Nọi, trung tâm khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, đồng chí Lương Văn Tri, Chỉ huy trưởng đội Cứu quốc quân Bắc Sơn phát hành bản tin 'Du kích' do đồng chí làm chủ bút để làm tài liệu tuyên truyền - mở ra những trang đầu tiên của báo chí cách mạng Lạng Sơn.
Giữa những năm tháng giao thời của Sài Gòn đầu thế kỷ 20, nơi báo chí vừa mới định hình, có một người phụ nữ đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử báo chí miền Nam – đó là bà Bút Trà, tên thật là Tôn Thị Thân.
Tròn 1 thế kỷ, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc. Khi Thủ đô Hà Nội và đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới, Báo chí Cách mạng Việt Nam tiếp tục cống hiến, viết nên những trang sử mới, góp sức vì đất nước Việt Nam phát triển, thịnh vượng, hùng cường.
Tròn một thế kỷ, báo chí cách mạng Việt Nam đã viết nên truyền thống vẻ vang, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc. Ngày nay, khi Thủ đô và đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới với những khát vọng lớn lao, báo chí cách mạng Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng xung kích, đang và sẽ tiếp tục cống hiến, viết nên những trang sử mới tự hào, nỗ lực góp sức vì một đất nước Việt Nam phát triển, thịnh vượng, hùng cường.
Trụ sở báo Tiếng Dân ở thành phố Huế gắn liền với tên tuổi cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh từ năm 2018. Tuy nhiên, di tích này hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, không thể mở cửa phục vụ khách tham quan…
Ngày 19/6, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Long An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025) và trao giải báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ nhất.
Nghề báo, trong phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội, đằng sau mỗi bài báo là số phận con người. Hoạt động nghề nghiệp của người làm báo liên quan đến mỗi con người, mỗi cộng đồng, tác động đến toàn bộ xã hội. Sinh thời nhà báo Hữu Thọ, khi trò chuyện trên ấn phẩm Tinh hoa Việt (báo Đại Đoàn kết), đã luôn luôn nhắc đến một câu nói: 'Các ông chủ bút nên nhớ, có khi một đô la lợi nhuận ông thu được thì xã hội phải bỏ ra hàng trăm, hàng nghìn đô la để xóa đi những gì đen tối mà ông gieo vào xã hội'. Đạo đức nghề báo bởi thế, càng phải được đề cao hơn cả!
Ngày xuân đọc báo tết, ai cũng thích thú với những trang báo rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương xuân. Nhưng ít ai biết thứ sản vật ngày tết 'rất Việt Nam' ấy ra đời từ khi nào.
Một trong những nội dung tìm kiếm, lưu trữ và trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam là hoạt động báo chí cách mạng của những người cộng sản trong lao tù đế quốc thực dân. Dù ra đời và lưu hành bí mật trong ngục tối, luôn bị kẻ thù ngăn cấm, truy xét, nhưng báo chí cách mạng luôn là vũ khí đấu tranh hiệu quả của các chiến sĩ yêu nước và nhà hoạt động cách mạng bị tù đày…
Cách đây 100 năm, ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên, cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút, kiêm viết báo đã xuất bản số đầu tiên. Dưới sự dìu dắt, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, báo Thanh Niên và lớp lớp thế hệ các nhà báo vô sản đã dũng cảm, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo bước khởi đầu rất quan trọng về mặt tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, góp phần tập hợp quần chúng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nòng cốt là lực lượng Việt Minh đã nổi dậy làm nên cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay Nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - 'nước mất, nhà tan' lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành 'báo chí cách mạng', báo chí với sứ mệnh 'đồng hành cùng dân tộc', phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.
Đồng chí Xuân Thủy là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam; người giành trọn sự say mê và gắn bó với báo chí cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là 'Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên' gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.
Nhìn lại những tờ báo tiếng Việt đầu tiên, chúng ta càng thêm trân quý chặng đường phát triển của báo chí nước nhà.
Có một tờ báo được in trên giấy nến, khổ nhỏ, chỉ in 100 bản, ra được 88 số trong thời kỳ đầu, ra đời trên đất bạn, nhưng mãi mãi đi vào lịch sử báo chí Việt Nam như một dấu son sáng chói.
Giữa những năm tháng sục sôi của cao trào giải phóng dân tộc, năm 1942, Báo Cứu Quốc chính thức ra đời. Tờ báo mang trên mình sứ mệnh lịch sử: trở thành tiếng nói của Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), giương cao ngọn cờ kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tộc hợp sức, đồng lòng đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Để tiếp tục nhiệm vụ thiêng liêng, Tòa soạn, Trị sự và Nhà in Báo Cứu Quốc đã nhiều lần về Tuyên Quang. Nơi đây, giữa bộn bề gian khó, tình quân dân cá nước luôn thắm thiết. Người dân Tuyên Quang luôn hết lòng chở che, giúp đỡ những người làm báo cách mạng.