Ngày 30/6, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh thông tin, vừa phối hợp với các đơn vị chức năng giám sát thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái chế 10.119 lít xăng RON 95-III không đảm bảo chất lượng theo quy định và xử phạt vi phạm hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp - Trạm xăng dầu Quận 12.
Mới đây, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM đã thông tin về kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong sau 6 tháng đầu năm 2023.
Ngày 18/5, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, phòng Tài chính huyện Bình Chánh, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) tiến hành tiêu hủy hơn 41.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Ngày 17/5, tại Nhà máy Công ty cổ phần môi Trường Việt Úc, KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh tổ chức tiêu hủy 900 sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 238.440.000 đồng.
Ngày 31/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết, trong quý I/2023, lực lượng QLTT TP Hồ Chí Minh kiểm tra 714 vụ (tăng 436 vụ, tăng 156,83% so với cùng kỳ năm trước), đã xử lý 684 vụ. Trong đó, Cục QLTT Thành phố đã chuyển cơ quan điều tra 3 vụ có dấu hiệu tội phạm để xem xét xử lý hình sự.
Ngày 12/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết đã kiểm đếm xong số hàng hóa các Đội QLTT đồng loạt kiểm tra trong ngày 11/3 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện nhiều kho hàng 'khủng' hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, hàng không nguồn gốc, xuất xứ. Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) xác định, hóa mỹ phẩm, dược phẩm là những mặt hàng trọng điểm trong cuộc chiến chống hàng giả.
Cuối năm 2022 và đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh kiểm tra tổng cộng 861 vụ thì phát hiện có đến 836 vụ vi phạm (hơn 97%) về hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Điều đó cho thấy, mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực trong việc chống hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, nhưng do lợi nhuận 'khủng' nên hoạt động này không những không giảm, mà biến tướng rất tinh vi để qua mắt các lực lượng kiểm tra...
Đồng loạt kiểm tra vào ngày 26/1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn Thành phố hiện vẫn còn 4 cửa hàng xăng dầu đang ngưng hoạt động để thực hiện thủ tục giải thể; 8 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hết xăng dầu và tạm ngưng để nghỉ Tết.
Lực lượng chức năng TP Cần Thơ vừa phát hiện một đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn vi phạm trong hoạt động, có hành vi giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng.
Theo ghi nhận, sáng ngày 10/10 nhiều cây xăng trên các tuyến đường: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập (quận 7), đường Lê Lai, Trần Cao Vân, Hai Bà Trưng (quận 1)... lượng khách đổ xăng đông hơn nhiều so với những ngày trước đó.
Ông Chu Xuân Kiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, sau khi một số cán bộ cấp dưới bị khởi tố, truy tố.
Cơ quan kiểm tra của Đảng ủy Hà Nội thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách với ông Chu Xuân Kiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố.
Các Đội quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng xăng dầu kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh vừa có Công văn gửi các Đội QLTT yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, địa bàn, nắm bắt thông tin, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời xử lý vi phạm các đối tượng kinh doanh phi pháp lợi dụng hàm lượng gốc dầu khoáng cao trong các dung môi nêu trên để sử dụng, pha chế xăng kém chât lượng, bất hợp pháp tiêu thụ trên thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã thu phạt và nộp ngân sách Nhà nước 584 vụ với số tiền 14.772.622.000 đồng.
Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng thực phẩm T.V kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tang vật vi phạm là 345kg thực phẩm đông lạnh các loại gồm đùi gà, chân gà, móng trâu, bao tử trâu, cánh gà, lườn cá hồi, mề gà, tim gà, thịt má heo...
Cơ quan chức năng tại TP HCM đã phát hiện 1 công ty có trụ sở tại quận Bình Tân, TP.HCM, kinh doanh kit test, thuốc điều trị COVID-19 nghi nhập lậu.
Hôm nay (21/2), Liên Bộ Công Thương-Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng trước kỳ điều chỉnh, QLTT các địa phương đã đột xuất kiểm tra nhiều cửa hàng xăng dầu trên cả nước.
Trong chưa đầy 1 tháng, lực lượng chức năng đã liên tục bắt giữ hàng trăm tấn đường lậu.
TP Hồ Chí Minh đang dồn sức chống dịch Covid-19 nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp các mặt hàng y tế phục vụ phòng, chống dịch lại đang diễn biến phức tạp hơn. Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thành phố đưa các mặt hàng này vào trọng tâm, trọng điểm trong công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
Bài 1: Ðường lậu 'tìm lối' vượt biênDo có giá rẻ hơn nhiều so với giá đường trong nước, đường nhập lậu vẫn tràn vào Việt Nam với nhiều chiêu thức và thủ đoạn tinh vi.
Thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để giảm thiểu nạn xăng dầu kém chất lượng, cần có những giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn nữa.
Nhằm loại trừ các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 540 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, chỉ riêng mặt hàng xăng tổng sản lượng tiêu thụ bình quân đạt vào khoảng 120.000 - 135.000 m3/tháng.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh thường xuyên phối hợp kiểm Tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh nhiên liệu (xăng, dầu, ga), góp phần làm lành mạnh thị trường mặt hàng thiết yếu này trên địa bàn. Nhằm ngăn chặn, loại trừ các hành vi gian lận trong kinh doanh nhiên liệu vẫn còn tiềm ẩn, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Sau gần 9 tháng ký quy chế phối hợp giữa Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát các mặt hàng xăng dầu của lực lượng QLTT được thực hiện dễ dàng hơn, thị trường xăng dầu cũng lành mạnh hơn và quyền lợi của người dân cũng được đảm bảo. Để công tác phối hợp hiệu quả cao hơn, năm 2021, QLTT sẽ ưu tiên, dành nguồn nguồn lực kiểm tra, giám sát mặt hàng này.
Sự bắt tay hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã đi vào thực chất, đạt được rất nhiều kết quả tích cực sau gần 9 tháng hai bên ký kết quy chế phối hợp.
Thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng. Đặc biệt gần đây, khi Công an Đồng Nai triệt phá đường dây hơn 200 triệu lít xăng giả cho thấy sự tinh vi của các đối tượng.
Do có nhiều ngành cùng tham gia quản lý mặt hàng xăng dầu, theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cần nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng ngành đế tránh việc kiểm tra, xử lý chồng chéo và đổ lỗi trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề gây bức xúc dư luận.
Lực lượng quản lý thị trường thu giữ gần 3.500 sản phẩm thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu cùng các linh kiện, phụ kiện đi kèm.
Năm 2020 kết thúc, các cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng nghìn vụ vi phạm và thu giữ hàng triệu sản phẩm nhập lậu, hàng giả, nhái nhãn hiệu. Trong thời điểm trước, trong và sau Tết Tân Sửu, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, nhất là các mặt hàng trọng điểm có sức mua tăng cao.
Trước những hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi và ngày càng phức tạp, Công ty Xăng dầu Khu vực II - TNHH MTV (Petrolimex Sài Gòn) và Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa ký kết Quy chế phối hợp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức kinh doanh xăng dầu và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hải Phòng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, qua đó tạo thế trận mới, vững chắc trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Mặc đã góp phần kìm chế nhưng để đẩy lùi hàng lậu, hàng giả trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cần tập trung nghiên cứu, phối kết hợp điều tra quyết liệt kẻ cầm đầu những đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất hàng giả trên địa bàn.
Lợi dụng tình trạng khan hiếm những mặt hàng phục vụ cho việc phòng, chống dịch Covid-19, không ít người đã tổ chức đầu cơ, thu gom, nâng giá hàng hóa lên cao quá mức để trục lợi. Để bình ổn thị trường, góp phần phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.