Tại thời điểm kiểm tra, Công ty T. đang chứa trữ và kinh doanh 203 thùng, mỗi thùng 5kg, tổng cộng 1.015kg khô bò 'nhiều không'.
Theo lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, 1 tấn khô bò vừa được thu giữ không có nhãn hiệu; không ghi xuất xứ; không có ngày sản xuất và hạn sử dụng; không có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Đáng nói, số hàng này đang được giới thiệu, chào bán trên mạng xã hội.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 294 đồng hồ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Rolex, Cartier, Chanel, Patek Philippe, Burberry...; 116 túi xách, thắt lưng, ba lô, ví có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, LV, Chlóe, Hermès, Montblanc, MCM... Đây là những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Ngày 7/10, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM thông tin, thời gian gần đây, đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa giả, nhái nhãn hiệu hoạt động thông qua các kênh mạng xã hội như Tik Tok, Facebook…
Cụ thể, lực lượng Quản lý thị trường số 8 đã tiến hành kiểm tra và tạm giữ gần 4600kg vải Canvas (vải bố) không hóa đơn chứng từ, không ghi nhãn hàng hóa, không có tài liệu kèm theo chứng minh nguồn gốc nơi sản xuất, xuất xứ hàng hóa...
Thịt heo (lợn), hải sản được pha lóc, sơ chế ngay trên mặt đường; Tiểu thương bày đủ các loại thực phẩm tươi sống nguồn gốc không rõ ràng bán cạnh đống rác hôi thối, nhiều ruồi nhặng, khói bụi… Đây là những cảnh tượng diễn ra mỗi ngày ở không ít khu chợ tự phát xung quanh nhiều chợ đầu mối tại TPHCM.
Ngày 14/8/2024, Cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp cho biết vừa ra quyết định truy nã đối với Trần Hồng Hoành (SN 1978, ngụ H.Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) về hành vi 'tàng trữ, vận chuyển hàng cấm'.
Đội QLTT số 6, Cục QLTT TPHCM vừa tiến hành kiểm tra, tạm giữ 2.000 kg đường cát tinh luyện không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường TPHCM phát hiện và xử lý nhiều vụ hàng giả, hàng nhái.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, trung tuần tháng 7/2024, Sở Công thương TP nhấn mạnh, đã thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và TP ban hành liên quan đến công tác phòng ngừa, phát hiện, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm liên quan shisha, khí cười, thuốc lá điện tử trên địa bàn TP.
Nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ được cơ quan chức năng TPHCM phát hiện liên tiếp tại các kho hàng ở khu vực ngoại thành, trước khi được 'tuồn' vào trung tâm thành phố tiêu thụ.
Tại thời điểm kiểm tra của quản lý thị trường (QLTT), đại diện điểm kinh doanh không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Khi xe tải lưu thông trên Quốc lộ 22 về TPHCM, các lực lượng phối hợp đã tổ chức kiểm tra, phát hiện lượng hàng lậu là thuốc lá ngoại, trị giá 3,5 tỷ đồng.
Nhiều chủ tiệm kinh doanh vàng tại TPHCM cho biết, chưa bao giờ vừa buôn bán, vừa lo bị 'sờ gáy' như lúc này, do không ít tiệm có nhiều sản phẩm vàng trang sức nhái thương hiệu, bán vàng không có xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ…
Theo Cục QLTT TPHCM, tính đến ngày 14/5/2024 đã kiểm tra đối với 35 cơ sơ kinh doanh vàng trên địa bàn và tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM vừa giám sát việc tiêu hủy hơn 62.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm
Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) TPHCM đã xử lý hơn 1.100 vụ kinh doanh hàng cấm, hàng giả, chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố hình sự nhiều vụ án có tính chất, mức độ nghiêm trọng.
Tối 4/5, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) TPHCM đã có báo cáo về việc phát hiện, tạm giữ 7.800 kg thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ trị giá hơn 550 triệu đồng.
Lo sợ bị lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TPHCM kiểm tra, nhiều tiệm vàng dùng chiêu 'cửa đóng then cài' để đối phó với cơ quan chức năng.
Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TPHCM đồng loạt ra quân kiểm tra các tiệm vàng trên địa bàn thành phố. Do đó, nhiều tiệm vàng tìm cách 'né' lực lượng kiểm tra bằng cách đóng cửa nghỉ bán…
Liên quan đến vụ xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM bị tai nạn, ngày 15/4, Cơ quan CSĐT Công an H.Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
18.189 hộp thuốc tân dược các loại chưa qua sử dụng, không dán nhãn, không có hóa đơn chứng từ vừa bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM phát hiện tại khuôn viên kho quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Kiểm tra đột xuất 6 tiệm vàng, lực lượng chức năng đều phát hiện có vi phạm như không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu lớn. Nhiều trang sức vi phạm đã bị thu giữ.
Ngày 1/3, thông tin từ Tổng Cục QLTT cho biết, Cục QLTT TPHCM vừa giám sát tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm, trong đó có các mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá điện tử, sisha, thuốc tân dược,… với tổng trị giá trên 3,7 tỷ đồng.
Mới đây, tại Nhà máy Công ty TNHH SX DV TM Môi Trường Xanh, tại H10E, KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT TPHCM đã giám sát thực hiện buộc tiêu hủy hàng hóa đối với 62 quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân TP và Cục QLTT TP ban hành.
Vài ngày trước Tết Nguyên đán, nhiều mặt hàng thực phẩm bắt đầu tăng giá, trái lại mặt hàng thời trang, hoa bất ngờ giảm giá.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, việc mua sắm online trên các chợ mạng đang bùng nổ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, bán hàng online bùng nổ cũng là cơ hội để các đối tượng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trục lợi.
Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM Phạm Khánh Phong Lan cho biết, ngành an toàn thực phẩm bảo đảm thực phẩm sạch đối với những hệ thống hợp pháp (siêu thị, chợ truyền thống) xuyên suốt trong năm, tuy nhiên hiện đang tồn tại việc buôn bán bất hợp pháp vỉa hè, lòng lề đường dẫn đến những nguy cơ lớn.
Hơn 200kg mứt gừng dẻo, hàng hóa không ghi xuất xứ, không hạn sử dụng, không nhãn hàng hóa theo quy định, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc đã bị cơ quan chức năng tạm giữ.
Nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân gia tăng từng ngày. Tuy vậy, thời điểm tết đến xuân về cũng là cơ hội cho những gian thương trà trộn hàng dỏm với hàng thật để lừa người mua.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết, số vụ việc buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng gian, hàng giả vẫn gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp trong những ngày cuối năm.
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, trong năm 2023, số lượng trường hợp vi phạm kinh doanh hàng giả trên địa bàn tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ tính riêng kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 1.302 trường hợp vi phạm (chiếm tỷ lệ tăng 101,23%). Đã chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố 21 vụ án hình sự, ước tính trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 54,3 tỷ đồng.
Ngày 30/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TPHCM cho biết, đã phối hợp với Đội QLTT số 3 (Cục QLTT TPHCM) kiểm tra kho hàng tại đường Tân Thới Hiệp 29 và điểm kinh doanh trên đường Đông Hưng Thuận 9 (Quận 12) phát hiện số lượng lớn nước hoa giả thương hiệu nổi tiếng.
Ngày 22/12, tại nhà máy Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, (huyện Bình Chánh, TPHCM) Đội QLTT số 12 phối hợp với các Cục QLTT TPHCM giám sát việc tiêu hủy 3.450 sản phẩm hàng hóa vi phạm.
Trong hai ngày 14 - 15/12, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) của Bộ Công thương phối hợp với 12 Cục QLTT các tỉnh, thành kiểm tra 34 cơ sở kinh doanh xe đạp điện được giới thiệu trên 2 website: hamachi.vn và thegioixechaydien.com.vn.
Việc tăng cường kiểm tra các website sử dụng hình ảnh của các diễn viên, nghệ sỹ nổi tiếng để quảng bá cho sản phẩm là rất quan trọng vì có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.