Ngày 22/8/2024, Đội Quản lý Thị trường số 11, phối hợp với Công an quận Hà Đông, đã kiểm tra và phát hiện một cơ sở kinh doanh tại Hà Đông lưu trữ hơn 1.400 bánh trung thu và 1.200 bao thuốc lá điếu không rõ nguồn gốc.
Thực hiện chủ trương đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa Trung thu 2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện hàng loạt cửa hàng kinh doanh bánh Trung thu nhập lậu.
Tết Trung thu sắp tới, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm, rượu, bia, bánh, kẹo, đồ chơi trẻ em, đặc biệt là bánh trung thu sẽ gia tăng. Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý theo địa bàn, thu thập thông tin, kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Theo thông tin từ Cục QLTT Hà Nội, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng chức năng đã phát hiện hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ xuất xứ và xử phạt 3 cửa hàng tại Trung tâm Thương mạ Big Thăng Long.
Dịp Tết Trung thu năm 2024, hàng nghìn chiếc bánh đã bị tịch thu và tiêu hủy, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân và duy trì sự ổn định của thị trường trong mùa lễ lớn này.
Ông Nguyễn Đức Lê- Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) cho biết, qua kiểm tra, có tình trạng thương hiệu bánh trung thu sản xuất trong nước nhưng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Ngày 21/8, thông tin từ Cục QLTT Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện, buộc tiêu hủy gần 5.000 bánh trung thu trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Tết Trung thu 2024 chưa đến, song các thương hiệu bánh: Kinh Đô, Thu Hương, Bảo Ngọc, Mai Sơn… đã bày bán trên các tuyến phố, vỉa hè Hà Nội.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn Hà Nội năm 2024.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 19/KH-QLTTHN về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn Hà Nội năm 2024.
Hàng trăm chiếc bánh trung thu không rõ hóa đơn, chứng từ có dấu hiệu nhập lậu vừa bị lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội kiểm tra, tạm giữ tại huyện Hoài Đức.
Cục QLTT Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường xe điện, pin xe điện; truy xuất về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng đăng kiểm…
Dịp Tết Trung thu 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) đã triển khai hàng loạt biện pháp kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, quyết liệt ra quân kiểm soát các mặt hàng.
San chiết khí gas trái phép không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ...
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Trung thu, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt. Đặc biệt là những thách thức từ thương mại điện tử và mạng xã hội đã được xử lý một cách hiệu quả. Đó là nhận định của ông Dương Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội trong bài trả lời phỏng vấn dành riêng cho Tạp chí Công Thương.
Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra và tạm giữ hàng trăm sản phẩm hàng hóa bánh, kẹo nhập lậu tại 2 cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban Chỉ đạo 389 quận Ba Đình đã phát hiện và tạm giữ hàng trăm sản phẩm bánh kẹo có dấu hiệu vi phạm quy định về nguồn gốc xuất xứ.
Đội QLTT số 3 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Ban chỉ đạo 389 quận Ba Đình kiểm tra, phát hiện hàng trăm chiếc bánh, kẹo các loại không rõ nguồn gốc.
Lực lượng chức năng vừa phát hiện 2 kho hàng phân phối, bán các thiết bị phòng cháy chữa cháy và mặt nạ phòng độc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Lợi dụng nhu cầu mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy của người dân tăng cao, một số đối tượng đã nhập các loại trang thiết bị phòng cháy chữa cháy kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ về để bán nhằm kiếm lời.
Đội QLTT số 7, Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Thanh Trì vừa kiểm tra, phát hiện 400 mặt nạ phòng độc có dấu hiệu là hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ sau quá trình kiểm tra đột xuất một kho hàng tại Khu Công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi.
Qua kiểm tra một số địa điểm kho hàng, đơn vị kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy, lực lượng chức năng huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã phát hiện và thu giữ nhiều thiết bị phòng cháy chữa cháy có dấu hiệu nhập lậu.
Ngày 29/7/2024, tại khu công nghiệp Ngọc Hồi, Hà Nội, Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Công an huyện Thanh Trì đã kiểm tra và phát hiện 400 chiếc mặt nạ chống độc nhập lậu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
6 tháng đầu năm, các thành viên thuộc lực lượng Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã liên tục ra quân, tăng cường kiểm soát công tác buôn lậu qua đường hàng không.
Thời gian qua, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội về tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm, nhất là đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, CAQ Tây Hồ đã liên tiếp xử lý nhiều vụ việc liên quan...
Sáu tháng đầu năm 2024, các lực lượng chống hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại của Hà Nội đã tiến hành thanh kiểm tra và xử lý hơn 12 nghìn vụ việc, trong đó xử lý hình sự 118 vụ, khởi tố 175 bị can, tổng thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4700 tỷ đồng.
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT), các vi phạm như hàng giả, nhái ngày càng tăng. Trước thực tế trên, lực lượng chức năng Hà Nội xác lập nhiều chuyên án tổ chức đấu tranh, đánh trúng các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm phức tạp và xử lý các hành vi vi phạm.
6 tháng đầu năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên tất cả các tuyến, lĩnh vực và mặt hàng trọng điểm. Trong đó nổi lên vấn đề hàng hóa buôn lậu qua đường hàng không, chủ yếu là hàng có giá trị cao.
Các lực lượng chức năng Hà Nội đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, nhiều nhất là thực phẩm chức năng, thực phẩm cho người già và trẻ nhỏ.
Đội QLTT số 5, Cục QLTT Hà Nội vừa phối hợp với Công an quận Hai Bà Trưng tổ chức giám sát tiêu hủy 398 bình khí N2O không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa phát hiện một lượng lớn mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn ngang nhiên bày bán trên thị trường.
Đường dây kinh doanh hàng mỹ phẩm nhập lậu với số lượng lớn từ các cửa khẩu về tập kết, sau đó phân phối đi các tỉnh và Hà Nội để tiêu thụ, vừa bị triệt phá.
Ngày 5/7, đại diện Cục QLTT TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa chính thức xử phạt Công ty cổ phần Bibomart TM với mức phạt 3,5 triệu đồng vì hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy.
Thực phẩm giả, nhái, kém chất lượng ngày càng tinh vi. Các loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày như sữa, nước uống, bánh kẹo, mỹ phẩm đến gạo đều bị làm giả, nhái. Các cơ quan chức năng đưa ra nhiều biện pháp để xử lý tình trạng này như tuyên truyền cho người dân, trưng bày hàng giả, hàng nhái để người tiêu dùng nhận diện.
Cục QLTT Hà Nội đã thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ Lê Minh, địa chỉ tại tầng 6, Trung tâm thương mại Tuấn Quỳnh, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế công an huyện Đông Anh vừa kiểm tra, phát hiện số lượng lớn lương thực, thực phẩm có dấu hiệu phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại tổ 9, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ thực phẩm 'bẩn' không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang. Trước thực tế đó, Hà Nội ráo riết triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Chiều 8/6, thông tin tới phóng viên, Đội QLTT số 7 (Cục QLTT Hà Nội) cho biết, hơn 10.000 gói kẹo nhiều màu sắc vừa được phát hiện và tạm thu giữ do nghi ngờ là hàng nhập lậu.
Chiều 6/6, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 10, Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát Kinh tế - Công an huyện Sóc Sơn phát hiện khoảng 2.000 máy tính bảng, điện thoại iphone... có dấu hiệu vi phạm.
Ngày 29-5, các đơn vị: Công an quận Hà Đông; Phòng Y tế, Phòng Kinh tế; Trạm chăn nuôi và thú y; Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật; Đội Quản lý thị trường số 11 – Cục QLTT Hà Nội đã sơ kết 1 năm Quy chế phối hợp thực hiện kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn quận Hà Đông.
Trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm góp phần 'chặn nguồn thực phẩm bẩn tuồn ra thị trường'.
Gần 12 tấn dạ dày lợn đông lạnh không giấy tờ vừa bị Đội 7, Phòng CSKT, CATP Hà Nội phối hợp với CAH Mê Linh và Đội QLTT số 10, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện tại một kho lạnh ở khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.
Gần 12 tấn nội tạng động vật không giấy tờ vừa bị Đội 7, Phòng CSKT, CATP Hà Nội phối hợp với CAH Mê Linh và Đội QLTT số 10, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện tại một kho lạnh ở khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.
Vừa qua lực lượng QLTT TP Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện 11,9 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu
Ngày 21/5, Đội QLTT số 10 (Cục QLTT Hà Nội) vừa phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn không rõ nguồn gốc, trong một kho hàng bên trong khu công nghiệp ở huyện Mê Linh.
Triển khai 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã liên tiếp phát hiện và bắt giữ các vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại nhiều địa phương. Đây tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về chất lượng thực phẩm.
Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi, có chứa sabutamin, loại chất đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong các loại thực phẩm vừa bị Đội QLTT số 17, Cục QLTT Hà Nội phát hiện, thu giữ.
Hàng ngàn gói chân gà 'ăn liền' không rõ nguồn gốc xuất xứ, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ đã bị phát hiện và thu giữ. Đặc biệt, đây đều là các mặt hàng đang 'bán chạy' trên thị trường hiện nay.
Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thùy Linh (SN 1997), trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) về tội 'Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp' theo Điều 226 BLHS.
Ngày 13/5, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1997, ở phòng 3612A tòa I3 chung cư Imperia Smart City, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về tội 'Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp' theo Điều 226 Bộ luật Hình sự.