Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia thông tin, nước lũ trên sông Đồng Nai ở Đông Nam bộ và các sông ở Bắc Trung bộ hiện đang xuống dần nhờ trời ngừng mưa.
Từ Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc đến thành phố Thanh Hóa, hàng ngàn hộ gia đình bị ngập lụt. Đến chiều 24/9, tỉnh Thanh Hóa không có mưa, nước đã bắt đầu rút chậm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Bưởi, sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An) và sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang xuống.
Dự báo thời tiết Thủ đô Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 23-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-33 độ C.
Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ ngày 25/9, trời nắng. Vùng núi Bắc Bộ, Tây Nguyên nhiệt độ thấp nhất từ 20-21 độ C. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất khu vực vùng núi tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Mực nước lũ các sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt đỉnh và đang rút chậm.
Cuối giờ sáng 24/9, Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa đã phát bản tin lũ khẩn cấp trên sông Bưởi và thông tin nước lũ các sông trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mực nước lũ các sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt đỉnh và đang rút chậm. Riêng hạ lưu sông Bưởi tại Kim Tân nước vẫn lên nhưng chậm.
Trước tình trạng mực nước trên các con sông tại Thanh Hóa liên tục dâng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, máy móc để hộ đê khi có sự cố xảy ra.
Ngày 23/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Từ 8 giờ ngày 22/9 đến 12 giờ ngày 23/9, khu vực tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số nơi có lượng mưa lớn như: xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân 141,4mm; xã Yên Khương, huyện Lang Chánh 119,6mm; khu phố Tén Tằn, thị trấn huyện Mường Lát 116,8mm; xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn 110,6mm; xã Yên Phong, huyện Yên Định 124,2mm; xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống 123,6mm.
Ngày 23/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 7146/BNN-ĐĐ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Thanh Hóa cần kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu, các công trình đê điều, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị để hộ đê...
Chiều 23-9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã ký công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ thống đê điều trước tình hình lũ trên các sông Bưởi, sông Mã, và sông Chu đang lên cao.
Cơ quan khí tượng cảnh báo do mưa lớn nên nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc 9 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, lũ trên sông Bưởi, sông Mã, sông Chu đang lên, đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên các sông ở khu vực Trung Bộ tiếp tục lên. Cảnh báo tình trạng ngập lụt tiếp tục diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất khu vực vùng núi tại các khu vực trên.
Theo thông tin cập nhật lúc 7h ngày 23/9 từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mực nước các sông tại khu vực Trung Bộ đã có sự biến động đáng chú ý: lũ sông Bưởi, sông Mã, sông Chu tiếp tục lên, phổ biến ở mức báo động 2 - báo động 3, có nơi trên báo động 3.
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 23/9, tại khu vực Trung Bộ, lũ sông Bưởi, sông Mã, sông Chu tiếp tục lên, phổ biến ở mức báo động 2 - báo động 3, có nơi trên báo động 3; hạ lưu sông Mã, sông Chu ở mức báo động 1 - báo động 2 và trên báo động 2; hạ lưu sông Bưởi tại Kim Tân có khả năng lên mức báo động 3.
Tính đến 22h ngày 22/9/2024, huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo 11 xã, thị trấn di dời 468 hộ dân theo cấp báo động I; đồng thời chuẩn bị phương án di dời khi có báo động 2.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 12 giờ qua lũ trên sông Hoàng Long (Ninh Bình), sông Bưởi, sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa) đang lên nhanh.
Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua Hội Nông dân (HND) huyện Thọ Xuân đã đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
Đứa bạn cùng lớp, nhà trên Thụy Phúc (Thái Thụy, Thái Bình) vẫn không quên món ăn tủ của nó.
Mùa mưa bão 2024 đang đến gần, để chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa và tính toán dự báo lũ, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều phương án để bảo đảm an toàn hồ đập, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du, đồng thời vận hành sản xuất điện hiệu quả, sẵn sàng, chủ động ứng phó các tình huống có thể xảy ra.
Trong các ngày cuối tháng 4/2024 điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, Công ty TNHH MTV Sông Chu (sau đây gọi tắt là Công ty Sông Chu) đã phát động đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 1/5, chủ động phục vụ nước tưới cho nông dân chăm sóc và chống khô hạn cây trồng vụ chiêm - xuân.
Nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra, các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương đang tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Việc xử lý 8 bãi rác trên địa bàn huyện Gia Lộc (Hải Dương) nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Vào ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn (tức ngày 13/2), mực nước hồ Cửa Đạt (Thường Xuân) đạt cao trình +99,3 m (thấp hơn 0,2 m so với cùng kỳ năm 2023).
Trong các ngày trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (CT TNHH MTV) Sông Chu đã phân công cán bộ, công nhân thường trực bảo vệ công trình, dẫn nước vào đồng ruộng cho bà con làm đất gieo cấy hơn 50.000 ha lúa vụ chiêm xuân năm 2024 theo kế hoạch.
Có ý kiến cho rằng, khi muốn tìm hiểu về đất và người nơi mình ghé thăm, thì hãy ra chợ. Chợ không đơn thuần chỉ là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa, mà còn là 'bức tranh' phản ánh nhiều mặt của đời sống. Ở xứ Thanh, có những chợ truyền thống chỉ nhắc đến tên thôi, đã đủ 'định danh' cho cả một vùng.
Năm 2024, Công ty TNHH MTV Sông Chu đề ra mục tiêu diện tích tưới, tiêu cả năm đạt 128.139 ha; giá trị dịch vụ công ích thủy lợi đạt 116,932 tỷ đồng; duy trì đảm bảo 100% cán bộ, người lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Kết quả, toàn tỉnh đã hoàn thành việc chi trả DVMTR năm 2022 với số tiền 34 tỷ đồng cho các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng...
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Sông Chu đã phục vụ tưới tiêu cho hơn 132.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 18 huyện, thành phố. Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, phát huy hiệu quả hệ thống công trình hiện có, chỉ đạo tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Sự đoàn kết của người dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp nhiều thôn, khu dân cư ở Hải Dương ngày càng phát triển, văn minh.
Vùng đất Bái Đô, Bái Thượng (ngày nay là xã Xuân Bái) là 'địa đầu' phía Tây huyện Thọ Xuân - nơi 'đón nhận' dòng nước sông Chu (tức Lương giang) xanh mát. Sông Chu không chỉ bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng đất nơi đây; mà còn tạo nên tuyến giao thông huyết mạch, thuận tiện giao thương cho cả vùng. Nhờ đó, từ hàng trăm năm trước, Bái Đô, Bái Thượng đã nổi tiếng bởi sự phát triển trù mật và sầm uất.
Chiều 27-9, Theo Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa mực nước trên các sông dao động lên, riêng thượng lưu sông Chu đã đạt đỉnh và xuống chậm, hạ lưu sông Chu tại Xuân Khánh (Thọ Xuân) dao động lên. Mực nước đỉnh lũ trên sông Chu tại Bái Thượng (Thường Xuân) là 14.89m, dưới báo động (BĐ) 1 là 0,11m.
Do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên đêm qua và ngày hôm nay (27/9) ở khu vực Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa đến mưa rất to. Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư tại Thanh Hóa bị ngập sâu, một số nơi xảy ra sạt lở gây chia cắt.
Hội Nông dân huyện Thọ Xuân luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào 'Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi'. Qua đó, khơi dậy sự năng động, sáng tạo của hội viên nông dân trong lao động sản xuất, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để khai thác tiềm năng và sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước tại các hồ chứa, sông, vịnh... những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã phát triển nuôi trồng thủy sản trên các lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với nhiều thuận lợi từ tự nhiên và sự hỗ trợ của địa phương, nghề nuôi cá lồng đã và đang trở thành mô hình kinh tế góp phần giải quyết việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi của tỉnh.
Đập Bái Thượng chắn ngang dòng sông Chu - bầu nước mát tưới cho gần một nửa đồng ruộng xứ Thanh và phục vụ dân sinh cho hơn 2 triệu người trong vùng. Công trình được Nhà nước đầu tư sửa chữa, đại tu, nâng cấp hoàn thành năm 2000 đã cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân tốt hơn. Công ty TNHH MTV Sông Chu (sau đây gọi tắt là CT Sông Chu) hiện quản lý 75 hồ đập, trong đó có đập Bái Thượng; quản lý 149 trạm bơm, hơn 2.500km kênh mương và nhiều công trình thủy lợi khác phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, sản xuất nước sinh hoạt...
Trước tình hình hạn hán nghiêm trọng, nhiều hồ thủy điện xuống dưới mực nước chết, nguy cơ thiếu điện hiện hữu, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản về việc tập trung thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện và bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023.
Phục vụ sản xuất vụ mùa năm 2023 trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, Công ty TNHH MTV Sông Chu (sau đây gọi là Công ty Sông Chu) đã phát động đợt thi đua từ công ty đến các chi nhánh thủy nông trực thuộc khắc phục khó khăn, chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ công trình, dẫn nước vào đồng ruộng cho bà con gieo mạ, làm đất gieo cấy hơn 55.000 ha cây trồng vụ mùa của 16 huyện và TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn…
Huyện Thường Xuân hiện có 4 nhà máy thủy điện đang vận hành, gồm: Cửa Đạt, Xuân Minh, Bái Thượng, Dốc Cáy. Hằng năm, các công trình thủy điện đóng góp hàng trăm triệu kW/h điện vào nguồn điện lưới quốc gia, cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho vùng hạ du.
Sáng 18-5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam làm trưởng đoàn.
Những ngày qua, mưa lớn, dông, lốc diễn biến phức tạp diễn biến diện rộng. Nhiều địa phương tiếp tục ghi nhận thêm nhiều thiệt hại gia tăng do thiên tai.
Trong các ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão, Công ty TNHH MTV Sông Chu đã phân công cán bộ, công nhân (CBCN) thường trực bảo vệ công trình, dẫn nước vào đồng ruộng cho bà con làm đất gieo cấy gần 60.000 ha theo kế hoạch.