Tính đến hết ngày 13/7/2025, TP.HCM ghi nhận 15.538 ca sốt xuất huyết Dengue, tăng 159,4% (9.548 ca) so với cùng kỳ năm 2024 (5.990 ca), trong đó có 10 ca tử vong.
Theo báo cáo nhanh của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản toàn tỉnh còn 64 xã, phường có bệnh DTLCP chưa qua 21 ngày, tăng 3 xã so với ngày 22/7. Lũy kế đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 66 xã, phường; Tổng số hộ có lợn mắc bệnh: 910 hộ; ốm, chết, tiêu hủy 8.474 con; tổng trọng lượng tiêu hủy trên 480 tấn.
Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản chỉ đạo yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm phòng, chống và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng, tỉnh Lào Cai đã cấp hơn 300 lít hóa chất và trên 2.300 kg vôi bột khử trùng cho các địa phương có ổ dịch, đồng thời chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát, xử lý dứt điểm dịch bệnh.
Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 30/34 tỉnh, thành với hơn 43.000 con lợn buộc phải tiêu hủy. Dù đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chủ quan, làm gia tăng nguy cơ dịch lan rộng trong mùa mưa bão.
Trước thực trạng dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp và tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đề xuất cân nhắc xây dựng một chương trình quốc gia để kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ thành quả ngành chăn nuôi.
Tại Thái Nguyên, riêng trong ngày 22/7, số lợn mắc dịch tả lợn châu Phi bị tiêu hủy của 33 hộ, ở 12 thôn là 177 con, như vậy đã có 7 xã, phường quyết định công bố dịch đối với bệnh dịch bệnh này.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện 30/34 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Đáng nói, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Do đó, cần xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh; tăng cường quản lý vận chuyển, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, bán tháo, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh...
Hiện nay dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, vaccine dịch tả lợn châu Phi là niềm tự hào của Việt Nam, là 'lá chắn thép' đề phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, thế nhưng vẫn khó tiếp cận được với người chăn nuôi lợn…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát trở lại virus Chikungunya trên quy mô toàn cầu, với khoảng 5,6 tỷ người ở 119 quốc gia có thể bị ảnh hưởng, trong bối cảnh dịch đang lan rộng tại châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á và châu Âu.
Sáng 23-7, Thứ trưởng Bộ NN & MT Phùng Đức Tiến đã chủ trì Hội nghị phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và kiểm soát giết mổ động vật.
Hoạt động giết mổ động vật còn chưa được kiểm soát triệt để, một số cơ sở giết mổ vi pham pháp luật thú y là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ dịch bệnh tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới.
Trước nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, lây lan diện rộng, sáng 23-7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tổ chức Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và quản lý kiểm soát giết mổ (KSGM) đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Thứ trưởng Bộ NN&MT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.
Dịch tả lợn châu Phi gia tăng chủ yếu do tái phát các ổ dịch cũ, phát sinh ở loại hình chăn nuôi quy mô nhỏ tại các hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học.
Thứ trưởng Bộ NN&MT nhấn mạnh, công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi phải được thực hiện sát sao, chặt chẽ và nghiêm túc, không thể để tình trạng diễn biến xấu hơn, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2025, tình hình bệnh dại trên cả nước diễn biến phức tạp. Đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 40 trường hợp nghi dại tại 19 tỉnh, thành phố và các trường hợp tử vong do bệnh dại. Riêng tại Cà Mau, ngành chức năng xác nhận một ổ dịch dại trên đàn chó và một trường hợp tử vong do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. Trước nguy cơ đó, ngành y tế đã tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, hiện nay, thời điểm bắt đầu vào cao điểm mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tại tỉnh có xu hướng tăng.
30/34 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao.
Trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Điều kiện thời tiết bất thường, mưa nắng xen kẽ là môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sôi, phát triển, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH). Trong khi đó, vẫn còn không ít người dân chủ quan với dịch bệnh, chưa chủ động phòng, chống dịch.
Tối 22/7, Chủ tịch UBND phường Hội Phú ( tỉnh Gia Lai ) Vũ Mạnh Định cho biết, đang chỉ đạo dân quân vớt xác lợn chết tại khu vực bờ kè Hội Phú đem tiêu hủy.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (thuộc Sở Y tế), trong tuần 29 (từ ngày 11 đến 17-7), toàn tỉnh ghi nhận 304 ca bệnh tay chân miệng (TCM), tăng 67,03% so với tuần trước (182 ca) và tăng 77,78% so với tuần cùng kỳ năm 2024 (171 ca).
Tối 22/7, ông Vũ Mạnh Định-Chủ tịch UBND phường Hội Phú, tỉnh Gia Lai thông tin với PV Báo trên địa bàn vừa phát hiện 7 con lợn bị chết, đang trôi nổi tại khu vực bờ kè suối Hội Phú của phường.
Dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng nguồn cung thịt lợn và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Từ đầu năm đến nay, Đồng Nai ghi nhận 13 ổ dịch tả lợn châu Phi, ngành chức năng đã tiêu hủy gần 4.000 con lợn bệnh.
Chiều 22/7, thông tin từ xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, trên địa bàn đã phát hiện 33 con trâu, bò tại 17 hộ dân có dấu hiệu nghi mắc bệnh lở mồm long móng. Đáng chú ý, hầu hết gia súc mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2025.
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế khu vực Bình Đại (tỉnh Vĩnh Long) Dương Anh Thế cho biết, ngành Y tế địa phương đang khẩn trương triển khai giải pháp xử lý ổ dịch sốt xuất huyết, khống chế kịp thời, không để dịch xảy ra trên diện rộng.
Hiện chính quyền xã Ia Tơi đã thực hiện bắt và tiêu hủy tổng cộng 15 con chó nghi nhiễm bệnh dại, 2 người bị chó dại cắn đã được tiêm vắc xin.
Ngày 22/7, Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một ổ dịch cúm gia cầm A (H5N1) tại xã Ea Kuốp.
Tại Quảng Ngãi, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 184 cơ sở chăn nuôi ở 15 xã, phường. Số lợn mắc bệnh, tiêu hủy bắt buộc gần 1.300 con, tổng trọng lượng hơn 63 tấn.
Hiện tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp. Tại Quảng Ngãi nhiều xã, phường xuất hiện dịch bệnh, khiến các địa phương đối mặt với nguy cơ lây lan trên diện rộng.
Cơ quan chức năng đã xác định có 17 hộ chăn nuôi trên địa bàn thôn Đông Lốc, xã Đăk Plô (Quảng Ngãi) có các dấu hiệu mắc bệnh lở mồm long móng, với tổng đàn 62 con.
Là địa phương có đàn lợn lớn nhất cả nước với hơn 4 triệu con, Đồng Nai đối mặt nguy cơ dịch bệnh lan rộng khi ghi nhận 13 ổ dịch tả lợn châu Phi, buộc tiêu hủy gần 4.000 con trong chưa đầy 7 tháng.
Ngày 22/7, Chi cục Chăn nuôi và Thủy sản Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn Đồng Nai xảy ra 13 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngành chức năng tiêu hủy gần 4.000 con lợn bệnh. So với cùng kỳ năm trước, số ổ dịch tả lợn châu Phi tại Đồng Nai tăng 9 ổ.
Ngày 22/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản số 463/UBND-NNMT gửi các cơ quan chức năng trong tỉnh về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 22-7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Ea Knốp.
Số ca bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang có chiều hướng gia tăng cả về ca mắc và ổ dịch. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, so cùng kỳ năm 2024, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tăng 95 trường hợp và số ổ dịch tăng 117 ổ dịch.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa ghi nhận một ổ dịch cúm A (H5N1) tại thôn 14, xã Ea Knốp. Ổ dịch được phát hiện tại hộ gia đình ông H.V.T, người chăn nuôi 2.000 con gà.
Ngày 22-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản đề nghị Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các xã, phường, đặc khu về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC), từ ngày 11-17/07, toàn thành phố ghi nhận 26 ca sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã, không có ca tử vong, giảm 8 ca so với tuần trước.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao do vi rút đang lưu hành. Các ngành chức năng, địa phương và các hộ nuôi tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, bảo vệ thành quả sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết tại một số địa phương vẫn tiếp tục gia tăng, có xu hướng lan rộng và kéo dài. Do đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông cho nhân dân về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 116/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, không để dịch lan rộng, bùng phát.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 116/CĐ-TTg tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dại tại xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi, cơ quan chức năng đang triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát, khoanh vùng và dập tắt ổ dịch, không để dịch lan rộng.
Ổ dịch chó dại tại xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đang diễn biến phức tạp, buộc chính quyền địa phương phải triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm khoanh vùng, dập dịch và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trong số 2 con chó nghi mắc bệnh dại, lực lượng chức năng chỉ bắt được một con, 1 con còn lại đang truy tìm.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dại tại xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi), cơ quan chức năng đang triển khai hàng loạt biện pháp nhằm kiểm soát, khoanh vùng và dập tắt ổ dịch.
Ngày 21/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có văn bản khẩn gửi Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại, sau khi một mẫu đầu chó tại thôn 7, xã Ia Tơi cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút dại.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ngày 21/7, Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và Môi trường đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có đại diện Chi cục Thú y vùng I, thuộc Cục Chăn nuôi và Thú y.