UBND huyện Di Linh tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cùng UBND cấp xã tiếp tục triển khai những giải pháp phối hợp để phát triển sầu riêng đạt chất lượng, hiệu quả và bền vững trên địa bàn.
Nhiều năm qua, an ninh trật tự tại tỉnh Lâm Đồng, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn giữ vững ổn định. Đó là do đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao. Bởi vậy, các thế lực thù địch không thể xâm nhập để lôi kéo, kích động, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Thời gian qua, tình trạng sạt lở đất, lũ quét, ngập úng cục bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh hiện có hơn 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập úng.
Hiện, toàn huyện Di Linh có hơn 6.000 ha trồng sầu riêng. Với giá trị kinh tế cao, huyện đang xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng sầu riêng theo hướng sản xuất bền vững. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm sầu riêng; gắn sản xuất với các khâu sơ chế, chế biến và kết nối bền vững tiêu thụ sản phẩm.
Ông Trần Hồng Thái – Phó bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về việc triển khai Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt trên địa bàn tỉnh.
Do mâu thuẫn cá nhân, Thành và Thắng đã hẹn Hà và Hậu gặp nhau giải quyết và đã dùng dao, rựa đánh nhau. Hậu quả, Hà bị chém gây thương tích tỷ lệ 14%, Thành bị đâm gây thương tích 51%. Sau đó, Thành và Thắng bị TAND xét xử và tuyên án phạt tù, còn Hà và Hậu thì bỏ trốn và bị Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định truy nã.
Sáng ngày 6/9, UBND huyện Di Linh tổ chức Hội nghị chuyên đề phát triển bền vững ngành sầu riêng trên địa bàn huyện Di Linh.
Lâm Đồng đang phải đối mặt với một thực trạng đáng báo động: Sạt lở đất. Với địa hình đồi núi phức tạp và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nguy cơ này không chỉ đe dọa đến tài sản mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.
Qua khảo sát theo quy hoạch, toàn huyện Di Linh có 19 tuyến giao thông với tổng chiều dài gần 147,8 km đã bê tông và nhựa hóa cấp độ đường huyện, tiêu chuẩn cấp IV miền núi, đạt tỷ lệ 100%.
Ngày 23/8, Bác sĩ chuyên khoa I Lê Công Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết: Những tháng đầu năm 2024, huyện Di Linh đứng đầu toàn tỉnh về số ca mắc sốt xuất huyết nhưng đến nay nhờ tích cực thực hiện các biện pháp can thiệp, nhất là sự vào cuộc của chính quyền, các tổ chức, ban ngành đoàn thể phối hợp với ngành Y tế huyện đã từng bước khống chế được tình hình sốt xuất huyết, số ca bệnh đã giảm xuống đứng thứ hai toàn tỉnh.
Với đức tính cần cù, chịu khó, tích cực trong lao động sản xuất, chị Nguyễn Thị Viễn - hội viên phụ nữ thôn Tân Lạc 3 (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) đã vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi. Không những vậy, chị còn tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương cũng như các phong trào của phụ nữ.
Mặc dù vừa được triển khai thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng Chỉ thị số 34-CT/TU bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực; tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trên toàn huyện.
Sáng 2/8, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Thị Mỵ – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi tìm hiểu thực tế một số mô hình hay, cách làm sáng tạo của Huyện ủy Di Linh.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), từ ngày 23 - 25/7, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Di Linh tổ chức 6 đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Đó là câu rất đỗi gần gũi thân thương mà hầu hết người dân trong xã dành riêng cho đồng chí Trần Thị Tâm - Bí thư Đảng ủy xã Đinh Lạc. Tiếng lành đồn xa, chỉ khi về trực tiếp tại nơi công tác, chúng tôi mới cảm nhận hết ý nghĩa, tình cảm, sự ngưỡng mộ của mọi người dành cho đồng chí Tâm là hoàn toàn phù hợp, chính xác. Bởi vì, không những quần chúng Nhân dân mà tất cả cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động tại UBND xã Đinh Lạc đều 'thống nhất' dùng cụm từ này đối với đồng chí Trần Thị Tâm.
Qua tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe, đa số đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh bày tỏ sự phấn khởi yên tâm tin tưởng vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ có nhiều chính sách cho vùng DTTS đã tạo nên nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được nâng lên đáng kể. Thế hệ trẻ người DTTS cũng bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ số, có cách tạo dựng thương hiệu và phát triển kinh tế - văn hóa theo cách riêng của mình. Đáng chú ý, đa số bà con người DTTS đều mong muốn ngoài phát triển kinh tế thì luôn khao khát lưu giữ bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, mong có sự quan tâm, định hướng, hỗ trợ của Nhà nước.
Cuộc sống của người Cơ Ho Srê phía nam Tây Nguyên gắn liền với nghề trồng lúa nước, cho nên các dịp lễ, Tết của họ cũng theo quy luật mùa vụ. Khi mùa màng thu hoạch xong, lúa đã chuyển về kho, người Cơ Ho Srê tiến hành lễ hội lớn nhất trong năm 'nhô lir (lềr) bong' (mừng lúa mới). Đây được xem là 'Tết' truyền thống của người dân.
Ngày 30/5, Công an huyện Di Linh, cho biết đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thế Thịnh 33 tuổi, ngụ xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh và Nguyễn Tường Huy, 29 tuổi, ngụ xã Đinh Lạc, huyện Di Linh để điều tra hành vi trộm cắp tài sản.
Nhóm đối tượng tìm đến các rẫy vắng người hoặc công trình xây dựng không có người trông coi, để trộm cắp tài sản.
Nhiều đối tượng gây ra hàng chục vụ trộm máy nông nghiệp, xây dựng bán lấy tiền tiêu xài đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ.
Hai nhóm nghiện ma túy gây ra 25 vụ trộm máy móc nông nghiệp và vật tư xây dựng, đã bị Công an huyện Di Linh, Lâm Đồng bắt giữ.
Chiều 28/4, Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và bế mạc Cuộc thi Cà-phê đặc sản Việt Nam 2024.
Huyện Di Linh, 'thủ phủ cà phê' của Lâm Đồng đang trải qua đợt khô hạn gay gắt khiến nhiều hồ đập, suối cạn nước; hơn 600ha cà phê có hiện tượng cháy, rụng lá; khoảng 55ha lúa nguy cơ bị thiệt hại hoàn toàn.
Trong thời gian qua, một số địa phương như xã Tam Bố, Gia Hiệp, Đinh Lạc, Gung Ré, Gia Bắc, Sơn Điền của huyện Di Linh hầu như chưa có mưa nên tình trạng hạn hán, thiếu nước càng trầm trọng.
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Các đơn vị chủ rừng đang phải ngày đêm túc trực, triển khai phương án, sẵn sàng chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Nước yếu, không đủ sinh hoạt nên người dân một số khu vực tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng phải mua nước sạch với giá 150.000 - 200.000 đồng/m3.
Chỉ nuôi độc một loài 'ăn xong lại nằm' trong nhà, anh nông dân ở Lâm Đồng 'đút túi' 1,5 tỷ/năm. Nghe vậy, ai cũng muốn học học hỏi mô hình này.
Trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là nghề trồng lúa nước, người Cơ Ho nhóm Cơ Ho Srê () ở tỉnh Lâm Đồng, thường thực hiện nhiều nghi lễ theo chu kỳ phát triển của cây lúa. Trong đó, 'nhô wèr' là lễ uống kiêng cữ, nghi lễ uống mừng cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng.
Không biết tự bao giờ, tổ tiên người Cơ Ho Srê sống bằng nghề trồng lúa rẫy và lúa nước. Nhưng có lẽ, nghĩa của từ 'Srê' là 'ruộng', người Cơ Ho Srê tự gọi mình là 'cau Cơ Ho Srê' (người Cơ Ho làm ruộng nước), cho nên lúa nước mới đích thực là cây trồng quan trọng với đời sống của họ từ bao đời nay. Quá trình phát triển lúa nước của đồng bào Cơ Ho Srê có thể dựa theo sử thi và hàng trăm bài văn tế cúng Thần lúa (Yàng kòi) của các dân tộc nam Tây Nguyên.
Ngày 10/10, Công an huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, đơn vị đang tạm giữ một đối tượng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
Ngày 9/10, Công an huyện Di Linh cho biết, qua công tác nghiệp vụ đơn vị vừa bắt quả tang 1 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy tại xã Đinh Lạc.
Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nên thuế giá trị gia tăng (GTGT) giữ vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách. Chính vì vậy, những điểm mới trong đề nghị xây dựng Luật Thuế GTGT (sửa đổi) mà Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) xây dựng và lấy ý kiến nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội.
'Tôi không nghĩ sẽ được Thủ tướng tặng bằng khen, phong tặng nghệ nhân ưu tú, đơn giản đánh cồng chiêng chỉ vì đam mê, muốn giữ lại nghệ thuật truyền thống của cha ông cho con cháu mai sau…', già làng K'Tiếu (72 tuổi, ngụ thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bộc bạch.
Ngày 1-9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đang tạm giữ đối tượng Lương Thành Lê (1980, trú xã Gia Hiệp, H. Di Linh) để điều tra làm rõ về hành vi: 'Trộm cắp tài sản'.
Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu Công ty TNHH Duy Hà Gold (trụ sở tại phường 8, TP Đà Lạt) không được vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản ra khỏi khu vực nạo vét tại Dự án nạo vét lòng hồ thủy điện Đa Dâng.
Đã có lần tôi hỏi già làng, nghệ nhân ưu tú K'Tiếu (SN 1952, ngụ buôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), khi nào người K'ho Sre dưới chân núi Brăh Yang này không còn mê tiếng chiêng? Vẫn giọng ồm ồm khỏe khoắn, ông trả lời dứt khoát: 'Hồ Ka La hết nước, núi Brăh Yang này không còn rừng, dòng máu trong người không còn chảy, khi đó người K'ho Sre mình mới hết mê chiêng...'.
Nằm dọc theo quốc lộ 20, cách thị trấn Di Linh 7km về hướng Tây Bắc, thôn Duệ (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Giá cà phê ngày hôm nay tại thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta vụ mới từ Brazil tăng lên.
Lời người dẫn cuộc thi Bí thư Chi bộ giỏi xã Đinh Lạc, huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa dứt, từ phía sau sân khấu, tiếng chiêng trầm hùng đã bập bùng vang lên minh họa cho phần thi của ông Mhiu Nguyên (SN 1984), Bí thư Chi bộ buôn Duệ, xã Đinh Lạc.
Vụ án kéo dài 10 năm sau nhiều lần tách, nhập, đỉnh chỉ, phục hồi điều tra, gây mệt mỏi cho các cơ quan chức năng và những người tham gia tố tụng.
Gần đây, chủ đề 'mua nhà với giá 1.000 tệ, những người thất vọng tràn về Hạc Bích, Hà Nam' đã lọt vào danh sách tìm kiếm hàng đầu ở Trung Quốc.
Với sự kiên trì, tận tình truyền dạy của già làng K'Tiếu, đến nay, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã có hơn 200 người biết đánh thành thạo cồng chiêng, trong đó có hơn 30 người là thanh viên của Câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương.
Hàng chục năm miệt mài truyền dạy, tìm lớp kế cận duy trì tiếng chiêng ở lại với buôn làng, ông K'Tiếu (71 tuổi, thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) được xem như kho từ điển về văn hóa của người Cơ Ho Srê.
Tại vùng sản xuất càphê ứng dụng công nghệ cao Đinh Lạc, người dân có thể ứng dụng hệ thống giám sát thời tiết tự động qua internet để truy cập dữ liệu phục vụ cho sản xuất, canh tác càphê.
Trồng xen cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trong vườn cà phê có thể xem là một giải pháp vừa tăng thu nhập bền vững, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo môi trường sinh thái ổn định, đối phó với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Nằm trong hoạt động Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Di Linh, ngày 3/12 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể lần thứ III – năm 2022 cho các nghệ nhân.
Hơn 2 năm được xếp hạng OCOP 3 sao, Hợp tác xã (HTX) Liên kết Mắc ca Di Linh tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với nông dân từ các huyện Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng đến các vùng nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu theo hợp đồng.