Chỉ còn chưa đầy một tháng, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025-2026 theo Chương trình giáo dục mới sẽ diễn ra, với nhiều thay đổi về đề thi và quy chế.
Ngày 19/3, tại Trường tiểu học Đô thị Sài Đồng diễn ra hội thảo 'Phương pháp học thông qua nghệ thuật cho trẻ em từ mẫu giáo đến tiểu học'.
Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, các trường học ở Hà Nội đã chuẩn bị các điều kiện an toàn, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Năm học 2024 – 2025, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện ở tất cả các cấp học; trong đó, học sinh khối 9 sẽ là lứa học sinh đầu tiên tham dự kỳ thi lớp 10 theo chương trình mới. Hiện, 100% đơn vị đã hoàn thành tập huấn cho giáo viên lớp 9.
Theo báo cáo của 13 Công đoàn cấp trên cơ sở trên có địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp có đông công nhân lao động, trong năm học 2023-2024, đã có 25 cơ sở giáo dục mầm non được hỗ trợ số tiền 819,94 triệu đồng; có 9.906 lượt trẻ em được hỗ trợ 10,35 tỷ đồng.
Sáng nay (8/9), 100% các đơn vị, trường học tại Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan cây xanh; tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, sẵn sàng điều kiện an toàn để sớm đón học sinh trở lại.
Các hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo như: Khóa tu mùa hè, Học kỳ quân đội, Học kỳ công an, Học kỳ nhân ái,... được UBND huyện Mê Linh (TP Hà Nội) chỉ đạo tăng cường quản lý.
Theo quy định của pháp luật, việc đăng ký dự thi và dự thi vào lớp 10 THPT của học sinh là quyền của các em mà bất kỳ chủ thể nào cũng không được quyền tước bỏ. Dù vậy, nhiều năm nay, cứ trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội, luôn có tình trạng phụ huynh nhiều em học lực trung bình hoặc yếu tố giáo viên, nhà trường cản trở các em dự thi.
Mặc dù các Sở GD&ĐT đều nhấn mạnh nhà trường không được ép học sinh có kết quả học tập chưa cao không thi vào lớp 10 công lập, song vẫn có không ít phản hồi từ phụ huynh cho rằng giáo viên đang gây sức ép để con mình không được đăng ký kỳ thi này.
Sau thông tin báo chí phản ánh, Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định bổ sung 16 học sinh Trường THCS Tiến Thịnh vào danh sách dự thi lớp 10.
Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, 16 học sinh Trường THCS Tiến Thịnh (huyện Mê Linh) đủ điều kiện và có nguyện vọng dự thi lớp 10 THPT công lập năm học 2024 – 2025 vừa được bổ sung vào danh sách dự thi.
Theo các nhà trường, Phòng GD&ĐT, thời điểm cách kỳ thi khoảng 3 tuần lễ, học sinh lớp 9 được tham gia đợt khảo sát theo đề chung của Phòng GD&ĐT như một kỳ thi thật để tập dượt.
Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh là sân chơi hấp dẫn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ngày 24/2, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức khai mạc hội thảo giới thiệu sách giáo khoa lớp 9 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Không xếp loại tốt nghiệp và xét tốt nghiệp 2 lần/năm - hai nội dung mới về xét công nhận tốt nghiệp THCS này đang nhận được sự đồng tình của dư luận bởi những giá trị tích cực mà nó mang lại; không chỉ với học sinh, phụ huynh mà còn với giáo viên và các nhà trường.
Theo các nhà quản lý cơ sở giáo dục ở bậc THCS, quy định bỏ xếp loại giỏi, khá, trung bình trong bằng tốt nghiệp bậc học này không khiến học sinh giảm động lực phấn đấu. Mặt khác, đối với những em không có mục tiêu, định hướng vào trường THPT thì quy định mới sẽ giảm nhiều áp lực học tập.
Với việc ký kết triển khai kế hoạch 'Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' giai đoạn 2022 – 2025, Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh và quận Long Biên là cơ sở quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Theo những giáo viên, chuyên gia, trả lại quyền chọn sách giáo khoa (SGK) cho giáo viên ở các trường học là phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên vẫn cần có cơ chế giám sát để người đứng đầu các trường học không dùng quyền lực mềm can thiệp việc chọn sách.
Không phủ nhận những mặt tích cực của hoạt động dạy liên kết ngoài giờ chính khóa; tuy nhiên, trước nhiều sạn trong triển khai hoạt động này cùng việc đã nắm được tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, dư luận và phụ huynh đang chờ đợi những điều chỉnh từ phía nhà trường.
Tròn 15 năm mở rộng địa giới hành chính (2008 - 2023), Hà Nội đã có bước chuyển mình mang tầm vóc lịch sử.
Chỉ còn thời gian ngắn nữa năm học 2023-2024 sẽ bắt đầu. Câu chuyện mua đồng phục học sinh lại 'nóng' các diễn đàn.
Đầu năm học mới, câu chuyện mua đồng phục học sinh lại 'nóng' các diễn đàn. Năm nay, nhiều phụ huynh cho rằng, đồng phục mặc cả tuần nên nhà trường cần chú trọng đến chất lượng vải thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.
Trưởng phòng GD&ĐT Hà Đông (Hà Nội) bà Phạm Thị Lệ Hằng cho biết, trong ít ngày trở lại đây, các trường học trên địa bàn quận ghi nhận 16 học sinh mắc COVID-19.
Năm học 2023- 2024, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng mạnh, trong đó học sinh khối 6 tăng 38.800 em. Ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp các quận huyện đã tính toán, tối ưu hóa nhiều phương án để đảm bảo đủ chỗ học theo đúng tuyến và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Biên bản ghi nhớ 'Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' giai đoạn 2022-2025 đã được ký kết.
Khan Academy có thể giúp người học học tập theo hướng cá nhân hóa và tính năng giúp cho nhiều người học tiếp cận cùng 1 lúc.
Sự việc hơn 600 học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang (Khánh Hòa), trong đó hơn 200 em phải nhập viện, một em tử vong khiến nhiều phụ huynh bàng hoàng. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc, quy định về bữa ăn học đường cần được luật hóa.
Nhiều phụ huynh, học sinh 'sốc' khi bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong học kỳ I, lớp 6 điểm quá thấp. Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, điều này không khó lý giải.
Đang trong lớp học, 2 học sinh Trường THPT Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) bất ngờ bị mảng vữa trần lớn rơi trúng người. Sau khi xảy ra sự việc, trong sáng 7/9, Trường THPT Quang Minh đã cho học sinh nghỉ học để rà soát, kiểm tra tất cả các hạng mục trong trường.
Hiệu trưởng Trường THPT Quang Minh, huyện Mê Linh (Hà Nội) Đào Thị Phương Lan xác nhận, 2 học sinh lớp 10 bị mảng trần lớp học rơi xuống bị thương trong ngày 6/9.
Ngày 6/9, hai học sinh Trường THPT Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) bị thương do vữa trần lớp học rơi trúng vào lưng.
Lần đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Sự xuất hiện của một số môn học mới khiến nhiều trường học đối diện với khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu giáo viên.
Ngày 1/8, nhiều trường tại Hà Nội đón học sinh đi học trở lại sau hơn 2 tháng nghỉ hè. Các em sẽ có những giờ sinh hoạt câu lạc bộ (CLB), hoạt động trải nghiệm cũng như ôn tập, củng cố kiến thức năm học cũ trước khi bước vào khai giảng năm học mới.
Một số hiệu trưởng tại Hà Nội cho rằng, năm học 2021-2022 bị gián đoạn hoạt động dạy học trực tiếp, chất lượng bị ảnh hưởng do đó, năm học tới cần cho trường học mở cửa từ tháng 8 để các trường có thêm thời gian ôn tập, cũng cố kiến thức cho học sinh trước khi bước vào năm học mới.
Đại diện Phòng GD&ĐT Mê Linh, Hà Nội thông tin kết quả xác minh đơn thư của phụ huynh tố trường THPT Tự Lập vận động học sinh không thi tốt nghiệp THPT.
Sau một năm đóng cửa, mới đây Hà Nội cho phép các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trở lại từ ngày 13/4. Đồ chơi hư hỏng, giáo viên bỏ việc… khiến nhiều cơ sở khó chồng khó khi mở cửa trở lại.
Đến nay, học sinh mầm non và tiểu học tại nhiều nơi trên cả nước đã đi học trực tiếp. Hà Nội đã qua 'đỉnh dịch', các khu vui chơi, giải trí, các điểm du lịch, phố đi bộ... đã mở cửa trở lại, cuộc sống 'bình thường mới' đã trở về bình thường nhưng trẻ mầm non và tiểu học vẫn chưa được tới trường.
Số giáo viên, học sinh tiểu học, lớp 6 từng mắc và khỏi Covid-19 chiếm tỷ lệ khá cao; số ca F0 cộng đồng giảm mạnh nên dù chưa được tiêm vaccine nhưng nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi này sốt ruột muốn con được đến trường. Ngược lại, có người vẫn chưa hết băn khoăn...
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh học trực tiếp với học sinh lớp 7 đến 12, các trường học Hà Nội ghi nhận số học sinh đến trường đông đảo, có trường đạt xấp xỉ 100%. Từ đây, việc tổ chức bán trú cho học sinh được nhiều trường tính đến; tuy nhiên vẫn có phần dè dặt.
Còn khoảng hơn 2 tháng nữa kết thúc năm học nhưng các trường học ở Hà Nội đang đối diện với những đợt 'sóng' F0 ở cả học sinh lẫn giáo viên cùng với đó là nỗi lo và thi thế nào cho công bằng.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS ngành GD-ĐT Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026.
Thí sinh tham dự kì thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố ở Hà Nội sẽ không được thi nếu nhiễm COVID-19 do phải thực hiện cách ly y tế.
Sáng 8/2, hòa trong không khí náo nức là khuôn mặt hạnh phúc, rạng rỡ của học sinh Thủ đô khi từ lớp 7 đến lớp 12 được đến trường học tập trực tiếp.