Hà Nội dự kiến sau Tết Nguyên đán sẽ đề xuất phương án cho học sinh từ lớp 7-12 đi học trở lại 100%. Nhiều phụ huynh, nhà quản lý giáo dục ủng hộ phương án này.
Ngày 6/1, học sinh lớp 1, lớp 2 tại các trường tiểu học của huyện Mê Linh đã đến trường thực hiện bài kiểm tra học kỳ trực tiếp trong điều kiện siết chặt quy trình phòng, chống dịch COVID-19.
Nhiều chuyên gia, nhà giáo cho rằng, ngành giáo dục bị động và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19. Các địa phương cũng có cách đóng, mở cửa trường học khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và tâm lý học sinh.
Ngày 24/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có hướng dẫn kiểm tra định kỳ, trong đó cho phép các trường tiểu học có thể kiểm tra trực tiếp đối với lớp 1, lớp 2.
Học sinh lớp 12 tại Hà Nội đã đến trường được 4 ngày, tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng, e dè khi con đi học trực tiếp.
Sau 3 ngày Hà Nội cho học sinh lớp 12 đi học, trường xuất hiện F1 buộc cả lớp chuyển sang học trực tuyến; có trường chỉ có 9 em đi học.
Sau 3 ngày Hà Nội cho học sinh lớp 12 đi học, có trường xuất hiện F1 buộc cả lớp chuyển sang học trực tuyến; có trường chỉ có 9 em đi học.
Ngày 6/12, 6 cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn huyện Mê Linh đã cho học sinh lớp 12 trở lại trường sau thời gian dài học tập trực tuyến để phòng, chống nguy cơ lây lan của dịch Covid-19.
Trong ba ngày 22, 23, 24/11, các trường học đủ điều kiện an toàn tại khu vực ngoại thành Hà Nội được phép mở cửa cho học sinh lớp 9 đến trường học trực tiếp. Bên cạnh việc hỗ trợ, củng cố kiến thức thì Ban giám hiệu các trường cũng đặc biệt lưu tâm đến việc theo dõi, phát hiện những học sinh có biểu hiện bất thường về tâm lý để có hình thức hỗ trợ kịp thời.
Sáng qua, hơn 27.000 học sinh lớp 9 của 200 trường THCS ở 10 huyện, thị xã của Hà Nội đến trường sau gần 3 tháng học trực tuyến.
Sáng nay (22/11), học sinh lớp 9 các trường THCS thuộc 10 huyện, thị xã Hà Nội háo hức đến trường sau gần 3 tháng học trực tuyến.
Tiếp nối học sinh lớp 9 huyện Ba Vì, sáng nay (22/11), học sinh trường dân tộc nội trú Ba Vì và học sinh lớp 9 vùng xanh thuộc 10 huyện, thị xã Hà Nội đã đến trường với tâm trạng háo hức sau hơn 200 ngày học trực tuyến và nghỉ ở nhà vì dịch bệnh.
Theo thông báo của UBND TP Hà Nội, từ ngày 8/11, học sinh các khối lớp 5, 6, 9, 10 và 12 của các trường học thuộc các xã, phường, thị trấn của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng được đi học trực tiếp tại trường.
Học sinh tại một số huyện ngoại thành của Hà Nội vừa phát hiện ca mắc COVID-19 có được tới trường từ ngày 8/11?
Hà Nội đã cho phép học sinh ở 18 huyện, thị xã ngoại thành tới trường với điều kiện đưa ra là trường học phải đảm bảo 100% cán bộ, nhân viên tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, trong khi theo báo cáo, mới có hơn 62% giáo viên tiêm mũi 2. Nhiều trường đã có các phương án đón học sinh trở lại học tập.
Nhiều tỉnh, thành phố dự kiến cho học sinh tựu trường từ đầu tháng 11. Các trường đại học đã xây dựng kế hoạch mở cửa từng phần để đón sinh viên trở lại học trực tiếp.
Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn cụ thể về việc cho học sinh học tập trực tiếp tại trường. Theo đó, vùng có dịch cấp độ 1, 2 đi học trực tiếp tuy nhiên tại Hà Nội đến nay vẫn chưa có thông tin cho học sinh đi học trở lại.
Khi Bộ GD&ĐT có hướng dẫn về việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình), nhiều giáo viên, phụ huynh tại các địa bàn thuộc vùng xanh tại Hà Nội đều hy vọng, mong mỏi học sinh sớm được trở lại trường học tập.
Từng là tâm dịch với vài nghìn ca COVID-19 mỗi ngày, đến nay TP.HCM đã cho phép một số trường học mở cửa trở lại, trong khi Hà Nội vẫn chưa đưa ra phương án cụ thể.
Với Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tính toán phương án cho học sinh ngoại thành thuộc 'vùng xanh' tới trường.
Tại Hà Nội, trạng thái bình thường mới đang dần thiết lập. Thời điểm này, câu hỏi 'bao giờ học sinh được đến trường?' được phụ huynh và học sinh quan tâm hơn bao giờ hết.
Kịch bản đảm bảo an toàn cho học sinh quay trở lại học đã được Hà Nội cân nhắc; trong đó có phương án cho học sinh đầu cấp và học sinh năm nay sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12) ở 'vùng xanh' có thể quay trở lại trường. Nhưng kịch bản bốn phương án cho học sinh trở lại trường mới là đề xuất của Sở GD&ĐT.
Hà Nội sẽ tính chuyện cho học sinh trở lại trường vào tháng 11 khi người dân tiêm phủ vắc xin mũi 2. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ở 'vùng xanh' nhiều ngày không có ca mắc mới, Hà Nội nên linh hoạt cho học sinh tới trường.
Phụ huynh cho biết, ngoài việc dạy đúng chuyên môn, có thầy cô của nhà trường còn được phân công dạy thêm 1 môn ngoài chuyên môn của mình.
Hơn 40.000 học sinh cấp tiểu học, THCS thuộc huyện Mê Linh quản lý được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị phục vụ học tập trong những ngày đầu bước vào năm học mới.
Ngày 6/9, học sinh thuộc các cấp học (trừ mầm non, lớp 1) tại Hà Nội đã bước vào buổi học trực tuyến đầu tiên của năm học mới. Tuy nhiên, niềm vui của cả thầy và trò cũng như chất lượng tiết học đã phần nào bị giảm bớt bởi ở nhiều nơi, tình trạng 'rớt' mạng liên tục xảy ra.
Cùng với các địa phương trên địa bàn Hà Nội, thời gian qua, huyện Mê Linh đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ điều kiện tốt nhất phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đặc biệt được chú trọng.
Cùng với các địa phương trên địa bàn Hà Nội, huyện Mê Linh đang tập trung chỉ đạo các phòng ban chức năng, cơ sở giáo dục – đào tạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021.
Sau thời gian phải tạm nghỉ để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, sáng 2/3, học sinh trên địa bàn huyện Mê Linh đã trở lại trường. Công tác phòng, chống dịch được các nhà trường phối hợp cơ quan y tế địa phương thực hiện nghiêm túc.
Ngay sau khi có thông báo về việc Hà Nội sẽ cho học sinh trở lại trường lớp từ ngày 2/3, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Mê Linh đã tập trung chuẩn bị điều kiện để đảm bảo an toàn giảng dạy trong điều kiện bình thường mới.