Phát triển nhân lực khoa học công nghệ, chuyển đổi số chất lượng cao

Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời đại mới.

Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU, ngày 16/7/2021 về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025; Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 29/10/2021 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về KHCN, ĐMST và CĐS nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các đơn vị, địa phương, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phổ biến các chủ trương, chính sách về thu hút, trọng dụng và phát triển đội ngũ nhân lực KHCN, ĐMST và CĐS. Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức: tổ chức các hội nghị, hội thảo, phát động phong trào sáng tạo kỹ thuật, tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu CĐS trong các cơ quan Nhà nước.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân lực KHCN, công nghệ thông tin, CĐS; khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực KHCN, ĐMST và CĐS tham gia nghiên cứu khoa học, đề xuất triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN, các sáng kiến, giải 5 pháp hữu ích, ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác. Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và hoạt động của tổ chức KHCN công lập đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, hình thành được khu nghiên cứu, chuyển giao và ươm tạo công nghệ, áp dụng và phát triển công nghệ cao, bảo tồn nguồn gen sinh vật của tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt thực hiện các dự án: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trang trại khoa học nông lâm nghiệp, thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh; xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh tại trang trại Khoa học nông lâm nghiệp của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phường Tân Giang.

Giai đoạn 2020 - 2024, toàn tỉnh có 10.460 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, nâng cao trình độ chuyên môn 8.947 lượt người; kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ 1.091 lượt người; đào tạo theo nhóm nghiên cứu 422 lượt người. Qua đó, góp phần phát triển đội ngũ nhân lực KHCN, CĐS trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh” là một sân chơi bổ ích, trí tuệ, nuôi dưỡng tiềm năng say mê với sáng tạo khoa học kỹ thuật cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh” là một sân chơi bổ ích, trí tuệ, nuôi dưỡng tiềm năng say mê với sáng tạo khoa học kỹ thuật cho thế hệ trẻ.

Tổ chức các cuộc thi nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống: Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh lần thứ nhất”, hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh”, cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh”… thu hút từ 100 - 150 giải pháp, mô hình tham gia trong mỗi lần tổ chức. Hoạt động quản lý sáng kiến được các cơ quan, đơn vị tăng cường triển khai thống nhất, đồng bộ; đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo; thành lập, kiện toàn Hội đồng sáng kiến; xét, công nhận sáng kiến, đánh giá, đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến ở các cấp theo quy định. Năm 2024, có 921 sáng kiến/1.224 giải pháp đề nghị của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp được công nhận.

Hiện, tỉnh có nhu cầu lớn về nhân lực có trình độ cao về KHCN, ĐMST và CĐS để triển khai chương trình CĐS quốc gia, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch thông minh, logistics và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Giai đoạn 2021 - 2024, 30/115 công chức, viên chức KHCN được tuyển dụng, đạt 26,1% chỉ tiêu. Toàn tỉnh có 21 viên chức giữ chức danh nghề nghiệp CNTT. Bình quân mỗi cơ quan có 1 - 2 cán bộ chuyên trách KHCN, CNTT. Nhân lực ngành KHCN có 104 người. Nhân lực tập trung chủ yếu tại các cơ quan quản lý nhà nước, một số cơ sở giáo dục, đào tạo và các đơn vị sự nghiệp công lập. Số lượng cán bộ nghiên cứu, kỹ sư CNTT, chuyên gia CĐS trong khu vực tư nhân còn hạn chế. Công chức, viên chức phụ trách CNTT, CĐS tại các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm, một số có trình độ chuyên môn chưa phù hợp. Chưa có cơ chế kết nối hiệu quả giữa nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ cao; việc đào tạo nhân lực KHCN, CĐS chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu sử dụng thực tế tại địa phương. Cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu, ứng dụng chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động KHCN; hạ tầng, trang thiết bị phục vụ CĐS còn yếu, thiếu đồng bộ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao về KHCN, ĐMST và CĐS, cấp ủy, chính quyền các cấp cần triển khai đồng bộ, thường xuyên, đúng quy định các cơ chế, chính sách để phát triển nguồn nhân lực nói chung, trong đó có lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phổ biến các chủ trương, chính sách về thu hút, trọng dụng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có 2 tổ chức công lập, gồm: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trường Cao đẳng Cao Bằng; 5 tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, gồm: Trung tâm Tư vấn cầu đường tỉnh, Chi nhánh Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và hỗ trợ trẻ tự kỷ - Tuệ Quang, Trung tâm tư vấn, đầu tư và phát triển KHCN, Trung tâm Nghiên cứu phát triển kinh tế miền núi, Chi nhánh Viện nghiên cứu tâm lý - Giáo dục đặc biệt.

Lam Giang

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/phat-trien-nhan-luc-khoa-hoc-cong-nghe-chuyen-doi-so-chat-luong-cao-3178940.html