Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Tại tỉnh ta, quá trình này đang được đẩy mạnh thông qua nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, mang lại những chuyển biến tích cực cho các doanh nghiệp.
Cùng với việc yêu cầu các đơn vị của Bộ KH&CN nhớ 2 trọng tâm: Tăng năng suất lao động và nâng cao quản trị xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ việc nhiều, tải nặng đang tạo cơ hội để ngành thay đổi công cụ, cách làm, dùng công nghệ nhiều hơn.
Thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai hiệu quả các nội dung của Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh. Điều này đã góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, bổ sung loạt chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia (KH-CN, ĐMST, CĐS)
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao & Du lịch (ĐH VHTT&DL) Thanh Hóa phối hợp cùng CLB Khối trường đào tạo văn hóa - nghệ thuật đã tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia: 'Phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) trong các trường đào tạo văn hóa – nghệ thuật'.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 23/4/2025 nhằm kiểm tra, đánh giá công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số trên địa bàn trong năm 2025.
Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, khẳng định: 'Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'. Xây dựng nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới gắn với tinh thần Nghị quyết 57 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược mà tỉnh Cà Mau đang quyết tâm dồn sức thực hiện.
Cục Thuế cho biết, ứng dụng sinh trắc học sẽ được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile.
Hòa trong làn sóng chuyển đổi số (CĐS) đang lan rộng trên mọi lĩnh vực, nông nghiệp Gia Lai cũng dần thay đổi phương thức sản xuất và tiêu thụ.
Chỉ có hợp tác toàn cầu mới giải quyết được bài toán phát triển xanh. Không thể có một quốc gia xanh mà toàn cầu không xanh. Không thể có một toàn cầu xanh mà có một quốc gia không xanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phong trào 'Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số' phải diễn ra với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa.
Chiều 23/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) tỉnh họp phiên thứ hai nhằm đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025. Đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ chủ trì phiên họp.
Ngày 23-4, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 và cải cách hành chính Bộ Quốc phòng, do Thiếu tướng Nguyễn Tùng Hưng, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh 86 làm trưởng đoàn, đã tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC, CĐS) tại Sư đoàn 324 (Quân khu 4).
Chiều 23/4, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 và cải cách hành chính của Bộ Quốc phòng, do Thiếu tướng Nguyễn Tùng Hưng, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 làm trưởng đoàn, đã tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC, CĐS) tại Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.
Trong kỷ nguyên số, chúng ta sẽ bị lạc hậu, bị thụt lùi nếu không nắm giữ lấy tài nguyên lớn - đó là dữ liệu. Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là nền tảng cốt lõi cho mọi hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp và xã hội. Xác định tầm quan trọng của dữ liệu số đối với quá trình thực hiện chuyển đổi số (CĐS), các ngành, đơn vị trong tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện số hóa, phát triển dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời, tăng cường kết nối, chia sẻ để khai thác các dữ liệu số phục vụ tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và tạo ra nhiều tiện ích cho người dân.
Sử dụng chữ ký số (CKS) góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS), tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, hỗ trợ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin của cơ quan Nhà nước, phục vụ công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.
Sáng 22/4, đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) tỉnh chủ trì cuộc họp lần thứ nhất.
Đổi mới sáng tạo (ĐMST) có thể tận dụng được thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) của toàn cầu, khi đó, cây gậy thần ĐMST có thể đưa công nghệ của toàn cầu chạm được nhiều hơn vào thực tiễn Việt Nam.
Kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột và là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh Yên Bái. Là tỉnh miền núi với nhiều khó khăn, Yên Bái đã xác định để xây dựng nền kinh tế số cần xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức chung về lộ trình và thực hiện chuyển đổi sang kinh tế số.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, người Việt Nam có 2 sức mạnh quan trọng: Tư duy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt nên làm khoa học và công nghệ tốt; năng lực vận dụng tốt nên làm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tốt. Đây đều là những năng lực cốt lõi của thời Khoa học, Công nghệ (KHCN), ĐMST, Chuyển đổi số (CĐS)...
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tinh thần đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong toàn dân, đưa ĐMST trở thành lối sống, phong cách sống của mọi người, mọi tổ chức.
Ngày 21.4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Những năm qua, ngành y tế Thanh Hóa đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, từng bước xây dựng hệ thống y tế thông minh, đưa tỉnh nhà trở thành trung tâm y tế kỹ thuật cao trong khu vực, xứng đáng là 1 trong những trụ cột tăng trưởng với mục tiêu cao nhất là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc, khám, chữa bệnh của Nhân dân. Đây là tiền đề quan trọng để ngành y tế Thanh Hóa triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW (sau đây viết tắt là NQ 57) ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Xoay quanh nội dung này, Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với TS, bác sĩ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa.
Đứng trước những cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Đối với tỉnh Yên Bái, một địa phương có nhiều tiềm năng nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức về địa lý, kinh tế và trình độ dân trí, việc đưa người dân từ 'làm quen' với CĐS đến tạo 'thói quen' CĐS cho họ đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, giúp người dân chủ động ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của đời sống.
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.
Thương hiệu quốc gia là tài sản vô hình có giá trị chiến lược, phản ánh năng lực cạnh tranh tổng thể và vị thế của một quốc gia trong tiến trình hội nhập. Trong những năm gần đây, với sự lãnh đạo của Ðảng, điều hành của Chính phủ và sự đồng hành của DN, Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có bước tiến ấn tượng.
Chương trình đào tạo trực tuyến 'Bình dân học vụ số' tại địa bàn tỉnh Quảng Nam được triển khai trên nền tảng One Touch tại địa chỉ https://quangnam.onetouch.edu.vn, được thiết kế với 10 chuyên đề...
Tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo (BCĐ) về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS), cải cách hành chính và Đề án 06 tỉnh Nam Định, đồng chí Đặng Khánh Toàn, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia là động lực then chốt, là 'chìa khóa vàng' để đất nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Cùng với các Nghị quyết đã ban hành trước đây, Nghị quyết 57-NQ/TW một lần nữa khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia. Với những thành tựu đạt được trong thời gian qua và quyết tâm chính trị lớn của cả hệ thống chính trị, Nam Định sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với mục tiêu tạo đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS.
Với những nền tảng sau 50 năm phát triển cùng 'cú hích' từ các động lực khoa học công nghệ, TP.HCM đang hướng đến 'siêu đô thị' định vị toàn cầu.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) không còn là lựa chọn, mà trở thành xu hướng tất yếu. Hòa chung dòng chảy đó, tỉnh An Giang đã chủ động và quyết liệt thực hiện CĐS, với sự đồng hành chặt chẽ và hiệu quả của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Trong bối cảnh thế giới chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của khoa học - công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS), Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò then chốt, động lực đột phá để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Hòa chung khí thế đó, An Giang đang từng bước cụ thể hóa tinh thần nghị quyết vào thực tiễn, mở ra cơ hội mới trên hành trình phát triển.
Trong quá trình tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế.
Ngày 17/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: 'Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh' do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.
Nhận thức sâu sắc rằng khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa phát triển trong kỷ nguyên mới, Hải Phòng đang dồn lực kiến tạo một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện, hoạt động như một bệ phóng vững chắc. Nỗ lực này được triển khai đồng bộ trên nhiều mặt trận, bám sát và cụ thể hóa những định hướng đột phá mà Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Thời gian qua, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, tỉnh Hòa Bình đã thể chế thành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của địa phương, cơ quan, đơn vị. Chính quyền các cấp tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xây dựng, thực hiện chuẩn mực giao tiếp, các quy tắc ứng xử văn hóa công sở của cán bộ, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng đạo đức công vụ. Các cơ quan, sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát về tinh thần, thái độ, tác phong, lề lối làm việc, tiến độ và hiệu quả thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Giao quyền tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu; cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu; chính sách ưu đãi thu hút nhân tài cho lĩnh vực khoa học và công nghệ (KHCN)… là những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TƯ, Dự thảo Luật được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới trong hoạt động KH,CN.
Việc triển khai bệnh án điện tử (BAĐT) tại các cơ sở y tế đang mở ra bước ngoặt quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số (CĐS) ngành y.
Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết TP đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong quý 2/2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 536/QĐ-BKHCN phê duyệt Kế hoạch tổ chức hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Sáng 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang lan tỏa mạnh mẽ, Yên Bái đã và đang từng bước chuyển mình, tạo đà phát triển đột phá nhờ tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS). Với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị cao, Yên Bái đã chủ động cụ thể hóa các nghị quyết lớn của Trung ương, đưa khoa học - công nghệ trở thành trụ cột phát triển bền vững.
Theo Giám đốc Sở KH-CN TPHCM Lâm Đình Thắng, sau khi Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được ban hành, TPHCM đã triển khai với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.