Phát hiện loài rắn cực độc có vảy ngọc trai ở Việt Nam

Con rắn có vảy ngoài lấp lánh ánh xà cừ khiến các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ ngạc nhiên.

Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Smithsonian và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố phát hiện trên tạp chí Copeia về một loài rắn mới được tìm thấy ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam, giáp biên giới Trung Quốc.

Loài rắn mới không có thụ thể cảm nhận ánh sáng gắt trong mắt, chứng tỏ nó đào hang dưới lòng đất hoặc sống dưới lá cây. Những loại rắn kiểu này đặc biệt khó tìm do chúng không sống trên mặt đất.

Cận cảnh vảy xà cừ trên loại rắn cực độc mới ở Việt Nam

Cận cảnh vảy xà cừ trên loại rắn cực độc mới ở Việt Nam

Điều khiến các nhà khoa học chú ý chính là lớp vảy của loài rắn này khác thường, chúng có màu sắc lóng lánh giống xà cừ, chuyển màu xanh dương và xanh lá cây dưới ánh sáng. Vảy của nó khá nhỏ, gồ ghề và có họa tiết lạ mắt. Ban đầu, các nhà khoa học không biết nó thuộc loài nào, nhưng họ mau chóng nhận ra đây là loài rắn chưa từng được phát hiện.

Các nhà nghiên cứu xác định con rắn là một loài trong họ Achalinus hiếm gặp và ít được nghiên cứu nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định thêm rằng, loài rắn mới này sở hữu hàm lượng độc không kém gì so với hổ mang chúa. Liệu một "tử thần" sẽ sớm "trình diện" thiên nhiên hay không?

Nhóm nghiên cứu đặt tên cho loài rắn mới là Achalinus zugorum nhằm vinh danh người quản lý bò sát và động vật lưỡng cư đã nghỉ hưu ở Smithsonian.

Sau khảo sát sơ bộ, nhóm nghiên cứu mang mẫu vật trở lại Smithsonian để lấy mẫu và giải trình tự ADN. Con rắn sẽ sớm được gửi trở lại Việt Nam. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh nguy cơ đe dọa đa dạng sinh quyển và hệ sinh thái ở Việt Nam như khai thác đá, chặt phá rừng và săn bắt động vật quá mức.

Nguyên Anh (Nguồn The National Geographic)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/phat-hien-loai-ran-cuc-doc-co-vay-ngoc-trai-o-viet-nam-a499542.html