Vào năm 105 sau Công nguyên, người Trung Quốc tạo ra một loại giấy khá giống với ngày nay bằng cách trộn bột gỗ và nước rồi ấn vào một khung vải. Loại giấy ban đầu đó khá thô nhưng chính là tiền thân của giấy hiện đại.
Vào năm 2006, các nhà khảo cổ tìm thấy một bát mì 4.000 năm tuổi ở gần Tây Tạng nằm sâu 3m dưới đất. Đó là loại mì cổ nhất thế giới mà chúng ta biết. Nó được làm bằng hai loại hạt kê và cả 2 đều đã được trồng tại Trung Quốc. Ngày nay, người Trung Quốc vẫn dùng chúng để làm ra các sợi mì.
Một vị tướng thời Hán được cho là người đầu tiên xây dựng nên ý tưởng chiếc xe với một bánh dùng để chuyên chở đồ đạc. Chiếc xe cút kít đầu tiên có thiết kế đơn giản chỉ gồm các mảnh gỗ ghép lại với nhau. Ban đầu, phương tiện này phục vụ cho các mục đích quân sự như chuyên chở vũ khí, lương thực cũng như làm rào chắn di động. Người Trung Quốc đã giữ kín phát minh này trong nhiều thế kỷ.
La bàn đầu tiên được gọi là "Kim chỉ nam" do người Trung Quốc phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung Quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "Chỉ nam". Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Trung Quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải.
Vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, một nhà nghệ thuật và một nhà triết học người Trung Quốc xưa đã sáng tạo ra chiếc diều thô sơ đầu tiên. Trải qua thời gian, người Trung Quốc đã sáng tạo và biến nó trở thành một phương tiện giải trí. Ngoài ra, diều cũng được sử dụng cho mục đích quân sự.
Đồ sứ là một phát minh vĩ đại khác vào thời Trung Quốc cổ đại. Xuất hiện từ thời nhà Thương và đạt đỉnh cao vào triều đại nhà Tống, được phổ biến khắp thế giới qua Con đường tơ lụa. Đây là một trong những phát minh nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại.
Đây là phát minh nổi tiếng nhất của người Trung Quốc cổ đại. Các truyền thuyết kể rằng thuốc súng được tìm ra một cách tình cờ khi các đạo sĩ nghĩ cách chế ra thuốc trường sinh bất tử dâng lên (Hoàng đế) trong khi mày mò, vô tình tạo ra thuốc nổ từ diêm tiêu và lưu huỳnh. Tuy vậy ở thời điểm đó, thuốc nổ chỉ được ứng dụng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui chơi ở cung đình và được sản xuất từ các công xưởng thuộc triều đình.
Khoảng đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất. Qua đó, họ đã sáng chế ra rượu bằng phương pháp này.
Có thể khẳng định rằng chiếc máy ghi lại địa chấn đầu tiên đã được phát minh ra vào thời kỳ nhà Hán, thế kỷ thứ 2. Mặc dù chiếc máy không dự đoán chính xác được thời điểm xảy ra địa chấn nhưng nó thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp với chín con rồng bao quanh thân chúc đầu xuống và 9 con ếch ngồi phía dưới. Bên trong, một con lắc được treo bất động cho đến khi xảy ra địa chấn. Khi có tác động xảy ra, con lắc sẽ kích hoạt các đòn bẩy và một quả bóng sẽ thoát ra từ miệng rồng rơi vào miệng con ếch ở phía dưới.
Việc phát minh ra ô dù có thể được truy nguồn về quá khứ 3.500 năm trước đây tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Lỗ Bản một người thợ mộc đã chế tạo ra chiếc dù sau khi nhìn thấy những đứa trẻ lấy lá sen để che mưa. Chiếc dù do ông chế tạo có một cái khung mềm dẻo và được phủ lên trên bằng một tấm vải.
Tiền giấy đầu tiên được phát triển từ Trung Quốc cổ đại, họ bắt đầu sử dụng tiền giấy dưới dạng những chi phiếu từ cuối thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9.
Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc có thể từ rất sớm khoảng năm 6.000 trước Công nguyên. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á.