Người đàn bà trong văn Nguyễn Một

Những người đàn bà đi xuyên qua đời tôi, họ từ những con đường khác nhau, bước ra với những hình dáng khác nhau nhưng tựu chung đều đẹp.

“Những người đàn bà đi xuyên qua đời tôi, họ từ những con đường khác nhau, bước ra với những hình dáng khác nhau nhưng tựu chung đều đẹp. Dẫu vậy, người đàn bà với câu ca dao khiến tôi thương đến quặn lòng ấy luôn chiếm hữu trái tim tôi, khiến tôi nguyện dâng hiến đời mình cho nàng.”

Mai anh về,em biết lấy gì đưa

Em lạy trời trăm lạy,đừng có mưaướtđàng

“Quê nàng nghèo quá, chẳng có món quà gì để đưa cho người lữ khách, nhưng chính bởi vậy tình yêu nàng dành cho tôi mới đáng quý hơn. Nàng sợ mưa dầm miền Trung khiến đường ướt, sợ tôi đi trượt chân”, Nguyễn Một tâm sự.

Nhà văn Nguyễn Một nói, mặt ông đỏ ửng và mắt ông hấp háy lạ lùng...

Nhà văn Nguyễn Một nói, mặt ông đỏ ửng và mắt ông hấp háy lạ lùng...

Chính bởi câu hát chân thật, nồng nàn, chứa đầy tình yêu của người con gái Bồng Sơn ấy đã khiến nhà văn Nguyễn Một thương hoài thương hủy, đau đáu nhớ nhung. Lạ thiệt, thông thường người ta say chỉ vì một ánh mắt, một khóe cười mà cái ông Nguyễn Một này lại say ứ ự chỉ bởi vì một… câu ca dao miền Trung.

Thế nhưng, điều ấy cũng minh chứng rõ ràng rằng, tâm hồn nhà văn Nguyễn Một có quá nhiều sợi rung cảm.

Đặc biệt, chất văn chương của ông đã hiển hiện rõ từ hồi còn thiếu thời và nó càng nồng càng cay hơn khi ông ra mắt cuốn Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín khi mấp mé lục tuần.

“Vì lòng nhân hậu, bao dung và thật thà của người phụ nữ ấy mà tôi đã cưới cô ấy làm vợ. Dùtôi có nhiều người tình nhưng tôi vẫn yêu nhấtcô ấy”, Nguyễn Một nói, mặt ông đỏ ửng và mắt ông hấp háy lạ lùng. Tôi nhận ra có một cảm xúc đặc biệt đang dâng lên trong ông.

Nhà văn Nguyễn Một thâm trầm: “Mỗi lần tôi nhắc con gái chuyện chồng con, con gái tôi hay nói:“Đâu phải ai cũng gặp được người đàn ông như mẹ”.

Nó nói làmngười phụ nữai cũng monggặp được người đàn ông để trao thângửiphận.Gặp đúng người,người đàn bà trở nên hiền dịu, gặp sai người, người đàn bà trở nênhung dữ. Vậy lý dohầu hếtlà bởingười đàn ông”.

Đúng thế,khi tôi ômngười phụ nữ tôi yêuvào lòng thìhọ lượn trong vòng tay của tôi. Tôi nhận ra rằng,người phụ nữ khó lòng hung dữ với một người đàn ông bao dung.

Nguyễn Một kể, con gái ông đã từng nhận xét: “Ba viết về những người phụ nữ tronghầu hếttác phẩmđều có vài điểm giống như là mẹ. Cũngtròn trịa,thủy chung,son sắc,nhân hậuvậy thì trong những người phụ nữ mà ba quen biết thì ba yêu ai nhất”.

Nguyễn Một trả lời rằng: “Người phụ nữ đẻ cho ba ba đứa con thì đó chính là thánh nữ trong lòng ba”.

Người ta nói Người Đàn Bà trồng kẽm gai, lạ chưa, kẽm gai mà trồng được thì nói gì đến muôn loài cây khác, sâu xa hơn người ta muốn nói người phụ nữ nhân hậu đến mức có thể trồng bất kỳ cây gì cũng có thể đơm hoa ra trái. Chính vì vậy một người phụ nữ nhân hậu thì luôn luôn nhận được những điều đẹp đẽ.

Đôi lúc nhà văn Nguyễn Một tinh quái:

“Ta chỉ sợ lòng em nguôi giông tố khi lòng em hết yêu ta. Người phụ nữ còn giông tố là còn yêu, nhưng đáng sợ hơn là khi họ đã hết yêu ta.Có người đã nói rằng,phụ nữ đáng giá ngàn vàng nhưng người phụ nữ yêu ta thì vô giá”.

Nguyễn Một nói, ông dù mất mẹ từ rất sớm nhưng may mắn luôn được gặp những người phụ nữ rất tốt. Tình yêu của họ khiến ông tin rằng trong thế giới thực, không có phụ nữ độc ác như tưởng tượng trong sách báo.

Tôi tin rằng tất cả họ đều là sản phẩm của hoàn cảnh, và trong tác phẩm của tôi, tôi muốn truyền đạt thông điệp này, nhà văn thế hệ 6X nói.

Tác phẩm Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín của nhà văn Nguyễn Một.

Tác phẩm Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín của nhà văn Nguyễn Một.

Trong tác phẩm Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín là một minh chứng rõ nét. Ông đã để hình ảnh của một me Mỹ sinh ra một linh mục. Nguyễn Một cho biết đó là một ẩn dụ lớn ông muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Tôi dành cho phụ nữ lòng kính trọng. Bạnhãy kính trọng những người cùng phái với mẹ mình.Trong tác phẩmTừ giờ thứ Sáu đến giờ thứChín,tôi diễn tảnhữnghình ảnhđau thươngcủa chiến tranh đã gây nên cho những người đàn ông.Bắt lính, tù đày, chết chóc,đau thương thật đấynhưng những đau thương mất mát ấy không đáng gì với những đau đớn mà những người phụ nữthời đại ấyđã phải chịu đựng”, Nguyễn Một khẳng định.

Tôi thường kết thúc tác phẩm của mình bằng một kết có hậu,phụ nữluônchiếm trọn những nét đẹp nhân văn mà tôi đặt vào trong tác phẩm, đóchính là tình yêu tôi dành cho họ”.

Nhà văn Nguyễn Một mất cha khi chưa lọt lòng mẹ. Ngoài hình ảnh người mẹ tần tảo, thì hình ảnh người cha trong tác phẩm Nguyễn Một được tưởng tượng thêm từ hình ảnh người cậu đã nuôi ông.

Tôi nghĩ rằng có cha là mơ ước của tất cả mọi người.Người ta chẳng nói rằng“Bé cy cha già cy con hay sao”. Đứa trẻ nào cũng mong sẽ có người cha, vàảnh hưởng rất lớn bởi người cha đó. Là con trai thì lại cần có một người cha,khi làm cha,người đàn ông tự khắcbiết cần phải làm gì cho đứa con của mình. Tuổi thơ của tôi đi qua quá khắc nghiệt nêntrong nhiều tác phẩm của mình tôiphải tựa vào một hình ảnhngười đàn ôngnào đó,dù rằng hình ảnh đó hoàn toàn tưởng tượng”, ông nói.

Tôi chợt nhận ra rằng, Nguyễn Một dễ mềm lòng trước phụ nữ ông yêu, và người cha chính là một miền mơ ước rất sâu của riêng ông…

Theo Mị Dung (TC ĐT Doanh nghiệp Hội Nhập)

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/nguoi-dan-ba-trong-van-nguyen-mot-82249.html