Nga đang chuẩn bị cho NATO một bất ngờ trong không gian

Nga đã chuẩn bị một bất ngờ trong không gian đối với NATO thông qua những loại vũ khí chống vệ tinh đặc biệt.

Những vũ khí chống vệ tinh do Nga phát triển theo đánh giá có thể khiến NATO rơi vào tình trạng nguy hiểm, đây chính là bất ngờ trong không gian Moskva dành cho đối phương.

Những vũ khí chống vệ tinh do Nga phát triển theo đánh giá có thể khiến NATO rơi vào tình trạng nguy hiểm, đây chính là bất ngờ trong không gian Moskva dành cho đối phương.

Nga tuyên bố nối lại chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh vào năm 2009. Ngay trong năm 2018, những tín hiệu đặc biệt đã được truyền thông nước này "vô tình" hé lộ.

Nga tuyên bố nối lại chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh vào năm 2009. Ngay trong năm 2018, những tín hiệu đặc biệt đã được truyền thông nước này "vô tình" hé lộ.

Những bức ảnh chụp chiếc tiêm kích MiG-31 với một tên lửa màu đen không xác định dưới thân máy bay đã được công bố, giới phân tích cho rằng quả đạn là mô hình của một vũ khí chống vệ tinh mới.

Những bức ảnh chụp chiếc tiêm kích MiG-31 với một tên lửa màu đen không xác định dưới thân máy bay đã được công bố, giới phân tích cho rằng quả đạn là mô hình của một vũ khí chống vệ tinh mới.

Khi tạo ra các công nghệ mới nhất, sự phát triển khoa học và kỹ thuật từ thời Liên Xô đã được lấy làm cơ sở, đó là tiêm kích MiG-31D và tên lửa 79M6 Kontakt được phát minh từ năm 1984.

Khi tạo ra các công nghệ mới nhất, sự phát triển khoa học và kỹ thuật từ thời Liên Xô đã được lấy làm cơ sở, đó là tiêm kích MiG-31D và tên lửa 79M6 Kontakt được phát minh từ năm 1984.

Bên cạnh đó, phi cơ A-60 cũng được tạo ra trên cơ sở vận tải cơ Il-76MD từ thời Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này được thực hiện vào năm 1981, nó được thiết kế mang theo tia laser công suất lớn để tiêu diệt các vệ tinh bay thấp.

Bên cạnh đó, phi cơ A-60 cũng được tạo ra trên cơ sở vận tải cơ Il-76MD từ thời Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này được thực hiện vào năm 1981, nó được thiết kế mang theo tia laser công suất lớn để tiêu diệt các vệ tinh bay thấp.

Năm 2016, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov lưu ý rằng, dự án A-60 vẫn tiếp tục được phát triển. Tới năm 2020, Beriev đã nhận bằng sáng chế cho phương tiện mang phóng của hệ thống laser chiến đấu, được tạo ra dựa trên vận tải cơ Il-76MD-90A.

Năm 2016, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov lưu ý rằng, dự án A-60 vẫn tiếp tục được phát triển. Tới năm 2020, Beriev đã nhận bằng sáng chế cho phương tiện mang phóng của hệ thống laser chiến đấu, được tạo ra dựa trên vận tải cơ Il-76MD-90A.

"Đặt vũ khí chống vệ tinh trên máy bay là một giải pháp hiệu quả, vì trong trường hợp này, độ chính xác và sức mạnh sẽ tăng lên đáng kể. Thực tế là MiG-31 có thể hoạt động từ độ cao 20 km, trong khi con số này ở Il-76 là 10 km".

"Đặt vũ khí chống vệ tinh trên máy bay là một giải pháp hiệu quả, vì trong trường hợp này, độ chính xác và sức mạnh sẽ tăng lên đáng kể. Thực tế là MiG-31 có thể hoạt động từ độ cao 20 km, trong khi con số này ở Il-76 là 10 km".

Nhận định trên được phi công danh dự, thành viên hội đồng cấp cao của tổ chức toàn Nga "Các sĩ quan Nga" - ông Yury Sytnik nói với phóng viên tờ PolitExpert (PE).

Nhận định trên được phi công danh dự, thành viên hội đồng cấp cao của tổ chức toàn Nga "Các sĩ quan Nga" - ông Yury Sytnik nói với phóng viên tờ PolitExpert (PE).

“Tấn công vệ tinh từ mặt đất là bất tiện, vì tia laser của tổ hợp sẽ không thể tác động tới phương tiện của kẻ thù do bụi và mây. MiG-31 và Il-76 bay trên mây, nhờ đó có thể tránh được bụi và không gì có thể ngăn cản chúng".

“Tấn công vệ tinh từ mặt đất là bất tiện, vì tia laser của tổ hợp sẽ không thể tác động tới phương tiện của kẻ thù do bụi và mây. MiG-31 và Il-76 bay trên mây, nhờ đó có thể tránh được bụi và không gì có thể ngăn cản chúng".

"Như vậy, Không quân Nga hoàn toàn có thể điều động máy bay lên để 'đánh chặn' một vệ tinh của đối phương và làm mù nó”, viên phi công được vinh danh cho biết.

"Như vậy, Không quân Nga hoàn toàn có thể điều động máy bay lên để 'đánh chặn' một vệ tinh của đối phương và làm mù nó”, viên phi công được vinh danh cho biết.

Hệ thống sẽ vô hiệu hóa vệ tinh quân sự của đối phương theo sơ đồ sau. Nhiều khả năng, một chùm tia hội tụ hẹp sẽ được hướng vào thấu kính của một vệ tinh nhất định, làm "lóa mắt" nó.

Hệ thống sẽ vô hiệu hóa vệ tinh quân sự của đối phương theo sơ đồ sau. Nhiều khả năng, một chùm tia hội tụ hẹp sẽ được hướng vào thấu kính của một vệ tinh nhất định, làm "lóa mắt" nó.

Chuyên gia Sytnik giải thích rằng trong trường hợp này, thiết bị sẽ trở nên vô dụng, nó sẽ vẫn ở trong quỹ đạo, nhưng không thể gây hại cho Nga và lực lượng vũ trang nước này.

Chuyên gia Sytnik giải thích rằng trong trường hợp này, thiết bị sẽ trở nên vô dụng, nó sẽ vẫn ở trong quỹ đạo, nhưng không thể gây hại cho Nga và lực lượng vũ trang nước này.

Theo người đối thoại của tờ PE, Nga luôn đi trước phần còn lại. Ông Sytnik tin rằng bộ não của các nhà khoa học trong nước hoạt động rõ ràng, rành mạch và đi trước thời đại, điều này được khẳng định bằng việc tạo ra các hệ thống chống vệ tinh lợi hại.

Theo người đối thoại của tờ PE, Nga luôn đi trước phần còn lại. Ông Sytnik tin rằng bộ não của các nhà khoa học trong nước hoạt động rõ ràng, rành mạch và đi trước thời đại, điều này được khẳng định bằng việc tạo ra các hệ thống chống vệ tinh lợi hại.

“Với những gì diễn ra ở Ukraine và người Mỹ đang làm 'rung chuyển' Kazakhstan, Ba Lan, Litva, họ còn có thể sắp xếp các hành động khiêu khích ở Belarus, vì vậy một hệ thống vũ khí chống vệ tinh như vậy là rất cần thiết".

“Với những gì diễn ra ở Ukraine và người Mỹ đang làm 'rung chuyển' Kazakhstan, Ba Lan, Litva, họ còn có thể sắp xếp các hành động khiêu khích ở Belarus, vì vậy một hệ thống vũ khí chống vệ tinh như vậy là rất cần thiết".

"Nếu chúng tôi thông báo rằng đang nghiên cứu thì rất có thể các nguyên mẫu đã được thử nghiệm và chúng đang hoạt động bình thường”, chuyên gia quân sự người Nga dự đoán.

"Nếu chúng tôi thông báo rằng đang nghiên cứu thì rất có thể các nguyên mẫu đã được thử nghiệm và chúng đang hoạt động bình thường”, chuyên gia quân sự người Nga dự đoán.

Ông Sytnik thừa nhận trong tương lai, Nga có thể sử dụng vũ khí laser để gây bất ngờ cho NATO và phá hủy các vệ tinh phương Tây đang tham gia chiến tranh không gian.

Ông Sytnik thừa nhận trong tương lai, Nga có thể sử dụng vũ khí laser để gây bất ngờ cho NATO và phá hủy các vệ tinh phương Tây đang tham gia chiến tranh không gian.

“Nga đã nhiều lần nói với người Mỹ, bao gồm cả thông qua một công hàm, rằng họ cần phải ngừng các hành động khiêu khích thông qua mạng lưới vệ tinh, bởi vì họ đang đưa cuộc xung đột vào không gian”, phi công quân sự danh dự của Nga nói rõ.

“Nga đã nhiều lần nói với người Mỹ, bao gồm cả thông qua một công hàm, rằng họ cần phải ngừng các hành động khiêu khích thông qua mạng lưới vệ tinh, bởi vì họ đang đưa cuộc xung đột vào không gian”, phi công quân sự danh dự của Nga nói rõ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-dang-chuan-bi-cho-nato-mot-bat-ngo-trong-khong-gian-post536303.antd