Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga ngày 24/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump về các vấn đề như xung đột ở Ukraine và giá năng lượng.
Các quan chức cấp cao của EU cảnh báo rằng, Liên minh châu Âu không thể trông cậy vào Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh và phải tăng chi tiêu quân sự để tự bảo vệ mình.
Năm 2025 bắt đầu với hàng loạt sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng, trong đó tại châu Âu, các chính phủ đang 'căng mình' cho sự trở lại của chính quyền Donald Trump lần thứ hai.
Người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với Mỹ về giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng cần tính đến cả tiềm năng vũ khí hạt nhân của các đồng minh của Mỹ là Anh và Pháp.
Tại thị trấn Davos (Thụy Sĩ), nơi diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục là tâm điểm chú ý khi các nhà lãnh đạo toàn cầu và giới chính trị gia, doanh nghiệp nổi tiếng tụ họp.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 24/1 tuyên bố Nga sẽ kiên quyết yêu cầu được cung cấp các 'đảm bảo vững chắc' đó là Ukraine sẽ không gia nhập NATO.
Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm cho biết ông không chắc liệu Mỹ có nên chi tiêu gì cho NATO hay không.
Nga và Ukraine tiếp tục thực hiện các cuộc không kích bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ của nhau, trong khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte cảnh báo chiến thắng của Nga trước Kiev có thể làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh của NATO.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông không chắc Mỹ nên chi tiêu bất kỳ khoản nào cho NATO đồng thời nhấn mạnh Mỹ đang bảo vệ NATO, nhưng khối này lại không bảo vệ Mỹ.
Nga tuyên bố đáp trả 'tối hậu thư' của Ukraine bằng chiến thắng, còn NATO nhấn mạnh Moscow không có quyền quyết định nước nào gia nhập liên minh này.
Tổng thống Trump lặp lại yêu cầu các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chi 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.
Điện đàm với Tổng thư ký NATO, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vạch ra các ưu tiên trước mắt của chính quyền Tổng thống Trump về chính sách đối ngoại.
Hôm 23/1, phát biểu tại hội nghị trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không chắc có nên chi bất cứ khoản nào cho tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không. Theo ông, Mỹ đang bảo vệ các thành viên NATO nhưng không nhận được điều tương tự.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Tổng Thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và ủng hộ yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng từ 2% lên 5% GDP.
Trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thông điệp đến Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột tại Ukraine, rằng đạt thỏa thuận chấm dứt chiến sự 'ngay bây giờ' hoặc Moscow sẽ bị áp thuế và lệnh trừng phạt.
Ngày 23/1, Ngoại trưởng nước này, ông Marco Rubio, và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã điện đàm để thảo luận về tầm quan trọng của việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ngày 23/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ ý tưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine trong trường hợp ngừng bắn với Moscow
Các máy bay phản lực F-35 tối tân của Hà Lan có mặt trong khu vực như một phần của nhiệm vụ 'Baltic Air Policing' của liên minh quân sự NATO.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: 'Trong mỗi ngày của chính quyền Trump, tôi sẽ - rất đơn giản - đặt nước Mỹ lên hàng đầu'. Điều này khiến các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật, NATO phải lo lắng trước những gánh nặng mới trên vai.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia đối với sự đoàn kết của châu Âu.
'Tổng thống Trump nói đúng khi chúng ta không chi đủ cho quốc phòng. Đã đến lúc phải đầu tư', nhà ngoại giao hàng đầu của EU Kaja Kallas cho biết.
Ngày 22/1, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) tăng chi tiêu quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu tự lực của châu Âu về an ninh trong bối cảnh tình hình khu vực và toàn cầu ngày càng bất ổn.
Ba Lan vừa đạt cột mốc quan trọng giúp đưa quốc gia Đông Âu này trở thành lực lượng thiết giáp đáng gờm trong NATO.
Na Uy không mặn mà với yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc các thành viên NATO phải tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% GDP.
Công ty Elbit Systems Ltd. của Israel đã ký một hợp đồng trị giá khoảng 60 triệu USD để cung cấp Hệ thống chống máy bay không người lái (C-UAS) tiên tiến cho một quốc gia thành viên NATO tại châu Âu.
Trong bối cảnh gia nhập NATO ngày càng xa vời, lựa chọn trung lập đang nổi lên như một giải pháp thực tế cho an ninh của Ukraine. Bài học từ Phần Lan và Thụy Điển cho thấy, không cần là thành viên NATO, Ukraine vẫn có thể bảo vệ chủ quyền và xây dựng quan hệ gần gũi với phương Tây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây khiến một nước thành viên NATO bối rối khi đề cập quốc gia này tham gia nhóm BRICS và nhắc lại cảnh báo sẽ áp thuế 100% với các nước thuộc BRICS.
Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 100 ngày, nhưng các điều kiện mà ông đưa ra cho Moscow vẫn chưa rõ ràng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, cần ít nhất 200.000 lính gìn giữ hòa bình châu Âu để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công mới của Nga sau khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ít quân hơn sẽ không thể giúp quốc gia này làm được gì.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/1.
Đội ngũ của Tổng thống Mỹ Donald Trump có mục tiêu chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 4 nhưng các điều khoản của ông với Moscow vẫn chưa rõ ràng.
Lễ nhậm chức tại Đồi Capitol vừa qua của tân Tổng thống Donald Trump được cho là sẽ mở ra 'kỷ nguyên vàng' cho nước Mỹ nhưng cũng sẽ khiến không ít quốc gia châu Âu phải lo ngại về tương lai của mình trong 4 năm tới.
Trước áp lực quốc tế và sự phức tạp của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt với những quyết định quan trọng.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phải nhập viện, NATO triển khai chiến dịch bảo vệ cáp ngầm ở Baltic, động đất 6,4 độ ở Đài Loan, Ukraine phát hiện công ty cung cấp vi mạch cho Nga… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhiều người bất ngờ khi không nhắc đến Ukraine - quốc gia ông từng hứa mang lại hòa bình trong 24 giờ. Sự im lặng này đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thực sự của ông đối với cuộc xung đột.
Thụy Điển, nước thành viên mới nhất gia nhập NATO, đã điều hơn 500 binh sĩ đến Latvia tham gia nhiệm vụ củng cố sườn phía đông của liên minh quân sự giáp với biên giới Nga.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi tiết lộ, Kiev đang nghiên cứu để tự phát triển hệ thống phòng không nội địa.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte bày tỏ tin tưởng sự trở lại của ông Trump sẽ góp phần tăng tốc chi tiêu và sản xuất quốc phòng của liên minh quân sự này.