Năng suất lao động của Việt Nam cần phải 20 năm nữa mới theo kịp khu vực
Đại Biểu Trần Văn Minh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có những kiến nghị về vấn đề năng suất lao động và những câu hỏi về tái tạo năng lượng ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội.
Qua hai ngày Đại Biểu Trần Văn Minh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có những phân tích sâu sắc về tình hình thực hiện kế hoạch 2020 và cũng như giai đoạn 2016-2020 do vậy trao về kế hoạch những năm tới.
Báo cáo đánh giá của chính phủ về kinh tế xã hội từ đầu năm 2021đã bổ sung một số chỉ tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế bền vững như năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong đóng góp và tăng trưởng. Tại kỳ họp thứ hai 10 /2016 đã đề nghị lại cần phải xem xét nên hoàn toàn đồng ý kế hoach của chính phủ. Theo ông Minh, cần phải xem xét cụ thể lại một số chỉ tiêu cho phù hợp hơn.
Năng suất lao động của Việt Nam cần phải 20 năm nữa mới theo kịp khu vực
Ông Minh cho rằng, chỉ tiêu đóng góp của năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng GDP trước năm 2013 rất thấp, chỉ từ năm 2010 TFP mới tăng dần.
TFP giai đoan 2011-2018 dần cao hơn. Giai đoạn từ 2011-2015 đạt 33,6%, giao đoạn 2016-2018 đạt 44,2 %. Thế nhưng các nước ở trong khu vực chúng ta cơ bản đã đạt trên 50% như Hàn Quốc là 51,5%, Trung Quốc 52 %, Thái Lan 53%...
Điều này cho thấy đóng góp của TFP vào nước ta còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực, đòi hỏi chúng ta phải có cố gắng hơn nữa.
Báo cáo của Chính phủ còn một số bất cập cần phải xem xét thêm
Về đóng góp của TFP giai đoạn 2011-2015 đóng góp và tăng trưởng đã đạt 33,58 %, nhưng kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 cũng chỉ ở mức khiêm tốn là 30-35%. Ông Minh cho rằng mức như vậy là thấp, TFP đóng góp vào giai đoạn này là 45,21%.
"Có vẻ khi xây dựng kế hoạch năm 2016-2020 chúng ta đã ko thực sự quan tâm đến chỉ tiêu này, hoặc chúng ta đang đặt ra ở mức khiêm tốn để bảo đảm oan toàn cho kế hoạch", ông Minh phát biểu. Dù là lý do nào ông cho rằng, TFP đang không sát thực tiễn và không đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh hơn.
Kết quả TFP đạt được 45,21% như nói ở trên còn chưa tính đến ảnh hưởng của dich COVID-19, nếu như ước tính của năm 2020 chỉ đạt mức 37,48%. Kế hoạch năm 2021 dự kiến 45-47% nhưng kế hoạch năm 2021-2025 là 45% thấp hơn mức đạt được của giai đoạn trước bằng cận dưới kế hoạch của năm 2021, ông Minh cho rằng kế hoạch không kỹ, không thận trọng khi lập kế hoạch này đang được lặp lại cho giai đoạn 2021-2025.
Với yêu cầu nhanh hơn nữa chất lượng tăng trưởng góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần phải xem xét lại và đặt ra chỉ tiêu ở mức tích cực hơn
Về vấn đề Tăng năng suất lao động xã hội ở nước ta, năm 2017 tốc độ tăng năng suất lao động đạt 6,09% nhưng năng suất lao động rất thấp trong khu vực như Singapore, Malaixia, Thái lan, indonesia, philippenes... có năng suất lao động cao hơn nước ta lần lượt là 13,9; 5,4; 2,8; 2,3;1,8 lần. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng lao động là 6,28% tiếp tục cao hơn các nước trong khu vực, nhưng khoảng cách về năng suất lao động thu hẹp với các nước thì vẫn rất thấp. Hai năm so với singgapore, Malaixia, Thái lan, indonesia, lần lượt là 5,0; 5,6; 7,1;4,3 số liệu đó nói lên rằng nếu ta và các bạn vẫn giữ nguyên tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay thì sau khoảng 20 năm nữa thì năng suất nước ta mới bằng các nước bạn và ông cho rằng điều đó khó có thể chấp nhận.
Cũng cần phải nói thêm rằng khoảng cách năng suất lao động của nước ta với Philippine là không thay đổi năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 90% myanmar bằng 88,7% lào, và chỉ cao hơn Campuchia. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để bắt kịp năng suất lao động các nước. Dẫu biết rằng năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ công nghệ, kỹ năng lao động, năng luật tổ chức, quản trị... mà chúng ta không thể quá nóng vội. Nhưng đòi hỏi chúng ta cần phải bứt phá vượt bậc hơn nữa. Ông đề nghị chính phủ cân nhắc đưa chỉ tiêu năm 2021-2026 một cách tích cực hơn.
Năng lượng tái tạo là tất yếu của một Đất nước
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng mà tại báo cáo số 41 ngày 15/10/2020 của chính phủ đặt ra ở mức 31,5%. Để đảm bảo an ninh năng lượng chống biến đổi khí hậu bảo về mội trường và đảm bảo cho phát triển xã hội bền vững. Việc phát triển năng lượng tái tạo để phát triển nhiệt điện than là xu thế tất yếu tuy nhiên mỗi vấn đề đều có yêu nhược điểm. Năng lượng tái tạo cũng vậy bên cạnh ưu điểm là quy trình sản xuất không tốn kém tài nguyên khoáng sản như nhiệt điện than thì lại tốn kém về tài nguyên đất và mặt nước. Mức độ tăng trưởng tái tạo còn liên quan đến trợ giá của chính phủ, nhất là ngân sách còn khó khăn.
về những đặc điểm đặc thù như công suất phát không ổn định khó dự báo như năng lượng mặt trời chỉ phát vào ban ngày nên đòi hỏi phải có nguồn dự trữ lớn, vốn đầu tư lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường khi thải loại 1 số pin mặt trời lớn, ngay cả điện gió cũng ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hưởng đến môi trường.
Đại biểu đặt câu hỏi: "Liệu tỷ lệ năng lượng trong cơ cấu tái tạo bao nhiêu là phù hợp? cần được tính toán kỹ lưỡng toàn diện trên cơ sở các yếu tố về kinh tế và môi trường trong giai đoạn 2021-2025, chính phủ cần phải xem xét thêm".
Năng suất nhân tố tổng hợp trong tiếng Anh gọi là: Total Factor Productivity - TFP. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lí hóa sản xuất, cải tiến quản lí, nâng cao trình độ lao động… Kết quả sản xuất có thể được chia thành ba phần: phần do vốn tạo ra; phần do lao động tạo ra; và phần do nhân tố tổng hợp tạo ra.Trong khi tốc độ tăng của vốn và lao động là có hạn, thì TFP có thể là yếu tố không bị giới hạn thúc đẩy tăng trưởng. Tăng TFP có thể phản ánh mức độ đổi mới các quá trình sản xuất, ứng dụng công nghệ, kĩ thuật mới trong quản lí hoặc cũng có thể phản ánh gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế.
Khái niệm khác , năng suất nhân tố tổng hợp - TFP là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất nhờ vào tác động của yếu tố vô hình tham gia vào quá trình sản xuất, cùng các yếu tố hữu hình (vốn, lao động hoặc tài nguyên thiên nhiên,…).
Xem Thêm: Vi phạm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang gây thất thoát thuế hàng nghìn tỷ
Nguyễn Dung