Luật Thủ đô tạo cơ chế vượt trội cho Hà Nội

Theo dự kiến chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ cho ý kiến lần cuối, trước khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã tiến hành đồng thời tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hà Nội không chỉ là Thủ đô mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của quốc gia.

Hà Nội không chỉ là Thủ đô mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của quốc gia.

Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại và trở thành trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là yêu cầu cấp thiết, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo Nghị quyết 15 và các nghị quyết khác dành cho Thủ đô, nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2012.

Thủ đô sẽ trở thành thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.

Thủ đô sẽ trở thành thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.

Mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là phải xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

PGS. TS Bùi Nhật Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: "Chúng ta bàn nhiều về thể chế phát triển nhanh và bền vững của đất nước, thực tiễn của Hà Nội là minh chứng rõ nét nhất, chúng ta phải tạo cơ chế đặc thù để Hà Nội với vị thế của mình sẽ dẫn dắt sự phát triển của đất nước".

Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ cho ý kiến lần cuối, trước khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ cho ý kiến lần cuối, trước khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tổ chức chính quyền Thủ đô là một trong 9 nhóm chính sách để thể chế hóa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định trong Luật Thủ đô thì phải có tổ chức chính quyền năng động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn; phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải có chính sách để thu hút nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là phải có những chính sách liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô. Có cơ chế đặc thù giúp trọng dụng nhân tài để xây dựng Thủ đô.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/luat-thu-do-tao-co-che-vuot-troi-cho-ha-noi-239983.htm