Kỳ lạ những đám mây dạ quang trên bầu trời đêm
Mây dạ quang là một hiện tượng khá hiếm gặp, được nhìn thấy trong các khoảng thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài. Gần đây nhất, ngày 22-6, nhà thiên văn học kiêm nhiếp ảnh gia Ollie Taylor đã chụp được hình ảnh mây dạ quang trên Nhà thờ Knowlton ở Dorset, Vương quốc Anh.
Mây dạ quang là một hiện tượng khá hiếm gặp, được nhìn thấy trong các khoảng thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài. Gần đây nhất, ngày 22-6, nhà thiên văn học kiêm nhiếp ảnh gia Ollie Taylor đã chụp được hình ảnh mây dạ quang trên Nhà thờ Knowlton ở Dorset, Vương quốc Anh.
Mây dạ quang (noctilucent cloud hay night-shining cloud, viết tắt là NCL) là một hiện tượng xảy ra vào mùa hè bởi bầu khí quyển ở độ cao 85 km lạnh nhất khi mùa hè đến, thúc đẩy quá trình hình thành hạt băng tạo nên đám mây. Những đám mây hiếm hoi này có thể nhìn thấy khi Mặt trời ở dưới đường chân trời của người xem.
Mây dạ quang lần đầu tiên được mô tả vào năm 1885, hai năm sau sự kiện phun trào của đảo núi lửa Krakatoa (Indonesia). Núi lửa đã phun một trùm tro bụi và mảnh vụn lên bầu khí quyển Trái đất đạt tới độ cao 80km. Sự kiện này đã ảnh hưởng tới khí hậu và thời tiết toàn cầu trong nhiều năm và có lẽ đã tạo ra những đám mây dạ quang đầu tiên.
Kể từ khi phát hiện ra nó, sự xuất hiện của mây dạ quang ngày càng tăng về tần suất cũng như về độ sáng và quy mô. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng sự gia tăng này gắn liền với biến đổi khí hậu.
Nhờ có một mạng lưới theo dõi NLC chuyên dụng, bao gồm cập nhật thời tiết không gian trực tiếp, quan sát webcam NLC có trụ sở tại Séc và một nhóm Facebook, nhiếp ảnh gia Ollie đã có được một buổi “săn” mây dạ quang thành công.
“Đó là một đêm tuyệt vời. Khi đến địa điểm vào buổi tối, tôi đã được chào đón bởi những đám mây dạ quang đẹp hơn những gì tôi đã thấy trước đây ở miền nam nước Anh”, Ollie nói.
Những đám mây dạ quang này không chỉ được quan sát từ Trái đất mà cả trong không gian. Các phi hành gia ESA Luca Parmitano và Tim Peake cũng chụp ảnh những đám mây lúc thực hiện nhiệm vụ của họ trên Trạm vũ trụ quốc tế.