Kỳ I: Những thách thức về năng lượng ngày nay

Vừa qua, hãng Shell đã công bố báo cáo nghiên cứu về kịch bản của hệ thống năng lượng của Trung Quốc phấn đấu đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 với lời đề tựa của ông Jason Wong, Giám đốc điều hành hãng Shell tại Trung Quốc. Sau đây xin trân trọng giới thiệu những nội dung chính của Kịch bản hãng Shell, gồm:

Trung Quốc phấn đấu đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060

Thời gian qua, tiến trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng carbon thấp ở Trung Quốc đã đạt được những động lực đáng kể.

Tháng 12/2015, phát biểu tại phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP25) tại Madrid (Tây ban nha), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố về ứng phó với biến đổi khí hậu là “một sứ mệnh chung của toàn thể nhân loại”. Ngay trong năm đó, Trung Quốc cũng đã đưa ra cam kết đạt mức cao nhất về giảm khí phát thải carbon dioxide vào khoảng năm 2030 nhằm cắt giảm lượng khí thải CO₂ trên một đơn vị GDP từ 60% đến mức 65% so với mức đã đạt được năm 2005. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu lên một cột mốc quan trọng khác trong kỷ nguyên mới của đất nước vì chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19 (2017), theo đó, Trung Quốc đã công bố trọng tâm bảo vệ môi trường một cách rõ ràng về việc “tiết kiệm năng lượng và chính sách bảo vệ môi trường” và về “đóng góp tới sự an toàn hệ sinh thái toàn cầu”. Năm 2018, khái niệm “văn minh hệ sinh thái” đã được được ghi vào Hiến pháp Trung Quốc, và cho tới tháng 9/2020 thì những mục tiêu này đã được tăng cường với 3.060 mục tiêu: đạt mức cao nhất về loại bỏ khí thải CO₂ trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.

Dựa trên những phân tích và hiểu biết sâu sắc của mình, hãng Shell đã soạn thảo và đưa ra một phác thảo kịch bản tiềm năng dành cho Trung Quốc nhằm đạt mục tiêu khí phát thải CO₂ ròng bằng 0 trong hệ thống năng lượng quốc gia vào năm 2060. Các biến thể của kịch bản này là có thể thực hiện song tùy thuộc vào ưu tiên xã hội và chính sách nói riêng về công nghệ sáng tạo mới và nhiên liệu cũng như nền tảng cơ bản nguyên tắc là điều rất rõ ràng.

Bản phác thảo này được xây dựng dựa trên kịch bản Sky 1.5 của hãng Shell, phù hợp với mục tiêu mở rộng của Thỏa thuận Paris để duy trì mức tăng trung bình nhiệt độ toàn cầu chỉ càng gần mức 1,5°C càng tốt so với mức trước của thời kỳ tiền công nghiệp. Theo kịch bản Sky 1.5 mới nhất, thế giới ước đạt khí phát thải CO₂ ròng bằng 0 trước năm 2060, điều này đối với các nền kinh tế tiên tiến thì sẽ đạt được mục tiêu đó một cách sớm hơn. Tương tự như kịch bản Sky 1.5, bản phác thảo kịch bản này cũng mang tính quy phạm giả định trong việc phát triển kịch bản khi mà hệ thống năng lượng của Trung Quốc đạt mức khí phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2060.

Tại Hội nghị COP26 tại Glasgow (Scotland), 197 quốc gia đã đồng ý về Thỏa thuận Glasgow về biến đổi khí hậu nhằm duy trì nhiệt độ trái đất nóng lên không quá 1,5°C, đáp ứng mục tiêu ổn định của Thỏa thuận Paris. Lần đầu tiên, COP26 đã nhất trí việc cắt giảm dần việc sử dụng than đá là nguồn năng lượng thải nhiều lượng carbon nhất. Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đạt được thỏa thuận song phương nhằm tăng cường hợp tác để đẩy nhanh hành động hướng tới các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Đừng nhầm lẫn việc đạt được 3.060 mục tiêu của Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng khi yêu cầu chuyển đổi căn bản hệ thống năng lượng quốc gia một cách nhanh chóng thì việc chuyển đổi này sẽ là điều rất khó khăn. Ngoài ra, sự chuyển đổi này sẽ đòi hỏi sự liên minh giữa các cấp với sứ mệnh rõ ràng là cắt giảm lượng khí thải và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch năng lượng. Điều quan trọng là cần xây dựng các khuôn khổ chính sách để điều chỉnh lợi ích và cam kết bền vững từ chính phủ, doanh nghiệp và xã hội ở phạm vi rộng hơn nhằm đạt được tiến bộ một cách cụ thể.

Sự quyết tâm, tính chuyên môn khoa học và thực hiện quản lý chính sách mang tính dài hạn có hệ thống đối với các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc đã khiến nước này có vị trí độc tôn để thực hiện tiến trình chuyển đổi năng lượng. Bằng cách đặt ra mục tiêu dài hạn rõ ràng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thì các tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình đã phản ánh ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong việc cải thiện các phúc lợi xã hội và môi trường, bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện Trung Quốc là nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 21% thị phần tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2019 và cũng là nước tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới. Hầu hết nhu cầu năng lượng sơ cấp của Trung Quốc hiện nay chiếm gần 60% được cung cấp từ than đá. Quy mô lớn của hệ thống năng lượng của Trung Quốc và sự phụ thuộc vào than đá có nghĩa là nước này cũng chiếm tỷ trọng lớn đáng kể về phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu, chiếm 24% tổng số GHG của thế giới (2018), cao gấp đôi so với mức của Hoa Kỳ là quốc gia có GHG cao thứ hai thế giới (12%), và cao gấp hơn ba lần so với mức của Liên minh Châu Âu-EU (7%). Tính theo bình quân đầu người thì lượng GHG của Trung Quốc chỉ mới đạt mức trung bình so với các quốc gia phát triển. Với dân số đông đảo khoảng 1,4 tỷ người đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã thải ra lượng phát thải CO₂ bình quân đầu người là khoảng 8,2 tấn CO₂ vào năm 2018. Tuy vậy, con số này vẫn chưa bằng một nửa mức của Hoa Kỳ và Canada đạt được vào năm 2018, với mức 17 tấn bình quân đầu người, và cao hơn mức bình quân đầu người của EU là 6,5 tấn. Tuy nhiên, lượng khí phát thải CO₂ bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên mưc 10,1 tấn (2019) và có thể vượt mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2020.

Hiện Trung Quốc là nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới

Sự tăng trưởng nhu cầu năng lượng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong những thập kỷ tới, dẫn tới lượng khí thải bình quân đầu người cũng có thể tăng khi mà nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục mở rộng để đạt được mức độ phát triển và mức sống tương đương với OECD. Quy mô tuyệt đối của hệ thống năng lượng khiến Trung Quốc trở thành yếu tố quan trọng giúp thế giới đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Theo Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), nếu Trung Quốc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu nêu trên vào năm 2030 và 2060 thì điều này có thể làm giảm mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống gần 0,2°C vào cuối thế kỷ này so với mức cơ bản theo kịch bản chính sách đã nêu của IEA. Ngược lại, việc đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris cũng sẽ giúp Trung Quốc và thế giới tránh được những tác động tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu. Đặc biệt là ngay trong thập kỷ này, các thách thức sẽ là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than đá ngay cả khi nhu cầu năng lượng tăng lên nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa với các ngành công nghiệp nặng như xi măng, sắt thép và hóa chất chiếm tỷ trọng đáng kể trong sản lượng nền kinh tế. Phần lớn năng lực các ngành công nghiệp này còn ở mức khá khiêm tốn và phụ thuộc vào than đá. Do đó, nhiều khoản đầu tư đáng kể đã được triển khai thực hiện nhằm chuyển dịch sang các quy trình, công nghệ và nhiên liệu sản xuất carbon thấp hơn nếu Trung Quốc muốn đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon, đồng thời tránh việc ngừng sử dụng sớm các tài sản công nghiệp này một cách lãng phí và tốn kém.

Đại dịch đã tạo ra sự gián đoạn trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe con người cũng như suy thoái kinh tế phát sinh từ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ những tác động của COVID-19.

Hiệu quả của Trung Quốc đạt được trong việc ngăn chặn đại dịch và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh được thể hiện qua tốc độ phục hồi kinh tế của nước nàyso với mức tốt nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Mặc dù GDP tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 40 năm qua nhưng Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng 2,3% (2020). Điều này trái ngược với nền kinh tế toàn cầu, ước tính GDP đã giảm hơn 3% (2020), mức giảm lớn nhất trong thời kỳ hậu chiến. Do đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp toàn cầu cũng đã giảm gần 4% (2020) dẫn tới lượng khí phát thải CO₂ liên quan đến ngành năng lượng cũng giảm dưới mức 6% một chút.

Khi nền kinh tế Trung Quốc quay trở lại tốc độ tăng trưởng kinh tế như trước đại dịch thì lượng khí thải cũng bắt đầu tăng. Sau khi sụt giảm trung bình 10% trong ba tháng đầu năm 2021 thì với lượng khí thải CO₂ tăng trung bình 4% trong mỗi tháng còn lại, đẩy tổng lượng khí thải CO₂ năm 2020 cao hơn gần 1% so với cuối năm 2019.

Tuấn Hùng

Shell

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/ky-i-nhung-thach-thuc-ve-nang-luong-ngay-nay-704324.html