Khối ngoại bán ròng

Trong phiên giảm điểm sáng 27/4, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay đầu bán ròng sau 8 phiên mua ròng liên tiếp trước đó

Chứng khoán giảm điểm ngay sau khi mở cửa.
Dòng tiền đổ nhiều vào các cổ phiếu ở sàn Hà Nội.
Nhóm cổ phiếu VN30 cũng giảm điểm mạnh.

09:30 27/04

VN-Index mất 23 điểm

Sau phiên tăng hơn 30 điểm ngày 26/4, phiên hôm nay (27/4) được xác định là phiên giao dịch quan trọng để xác định xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán trong nước.

Tuy nhiên, sau phiên ATO, thị trường chứng khoán một lần nữa lao dốc mạnh với chỉ số VN-Index trên sàn HoSE mất hơn 22 điểm (1,6%), hiện giao động quanh vùng 1.320 điểm. Cùng tại sàn này, chỉ số VN30 cũng giảm hơn 23 điểm (1,66%), hiện giao dịch dưới mức 1.375 điểm.

09:34 27/04

HNX-Index tăng điểm

Trong những phút đầu giao dịch của thị trường, quán tính mua của dòng tiền vẫn đổ dồn vào nhiều nhóm ngành trên sàn Hà Nội. Theo đó, chỉ số HNX-Index có thời điểm tăng lên mức 347,28 điểm, cao hơn 2,11 điểm (0,6%) so với phiên liền trước. Tương tự, chỉ số UPCoM Index cũng duy trì sắc xanh khoảng 0,1%.

09:35 27/04

Cổ phiếu vốn hóa lớn mất điểm

Tâm điểm của thị trường trong phiên sáng nay là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi nhóm này đang là nguyên nhân chính khiến VN-Index mất điểm. Cụ thể, trong bộ 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HoSE, chỉ BID và HPG duy trì được sắc xanh trong buổi sáng, ngược lại từ VIC (Vingroup), VHM (Vinhome), VNM (Vinamilk), VCB (Vietcombank) cho đến CTG (VietinBank), MSN (Masan) đều chịu xu hướng bán tháo mạnh của nhà đầu tư.

Trong đó, VIC, VHM, VCB, GAS (PV Gas), MSN đều giảm trên 2%, trong khi các cổ phiếu còn lại trong nhóm như CTG, TCB (Techcombank), SAB (Sabeco), VNM đều giảm 1-2%.

09:45 27/04

Cổ phiếu tài chính - ngân hàng giảm điểm mạnh

Theo sau nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn này là cổ phiếu nhóm tài chính - ngân hàng với hàng loạt đại diện trong ngành ngân hàng và chứng khoán giảm điểm mạnh. Trong đó, VPB (VPBbank) hôm qua tăng tích cực nhất dòng ngân hàng với mức tăng 6,12% đến sáng nay đang bị bán mạnh với mức giảm 1,65%. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn trong ngành ngân hàng cũng giảm mạnh trong những phút đầu phiên sáng nay như HDB (HDBank) giảm 2%; ACB (Ngân hàng Á Châu) giảm 1,94%; VIB (Ngân hàng Quốc tế) giảm 1,22%; MBB (MBBank) giảm 1,02%; EIB (Eximbank) giảm 2,28%; STB (Sacombank) giảm 1,46%; TPB (TPBank) giảm 2,72%...

Tuy nhiên, trong nhóm ngân hàng vẫn còn một vài đại diện duy trì được quán tính tăng trong phiên 26/4 như SHB (Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) và nhóm cổ phiếu ngân hàng vốn hóa nhỏ NVB (Ngân hàng Quốc Dân); KLB (Kienlongbank); VBB (VietBank); PGB (PGBank); BVB (Vietcapital Bank); NAB (NamABank)…

Diễn biến tiêu cực hơn đến với nhóm chứng khoán với hầu hết cổ phiếu giảm điểm từ SSI (Chứng khoán SSI); HCM (Chứng khoán TP.HCM); VCI (Chứng khoán Bản Việt); VND (Chứng khoán VNDirect) cho tới MBS (Chứng khoán MB); SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội); FTS (Chứng khoán FPT); VDS (Chứng khoán Rồng Việt)… Tuy nhiên, mức giảm của nhóm cổ phiếu này chỉ dao động trên dưới 1%.

10:04 27/04

Cổ phiếu phiếu bất động sản vốn hóa lớn bị bán mạnh

Diễn biến tương tự cũng diễn ra với nhóm cổ phiếu bất động sản khi những mã vốn hóa lớn lại bị bán mạnh trong sáng nay. Ngoài VHM giảm 2,15%, cổ phiếu bất động sản như NVL (Novaland) cũng giảm 0,12%; KDH (Nhà Khang Điền) giảm 2,02%; NLG (Nam Long) giảm 0,55%; PDR (Phát Đạt) giảm 2,71%; SCR (Địa ốc Sài Gòn Thương Tín) giảm 0,3%...

Ngược lại, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ của nhóm này lại tăng điểm tích cực với DXG (Đất Xanh) tăng 1,01%; IJC (Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật) tăng 0,5%; NBB (Năm Bảy Bảy) tăng 1,37%; CTD (Coteccons) tăng 2,21%... Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng trần hôm qua như L17; HDC; HQC; CEO; DIG đều duy trì được mức tăng mạnh 5-6% trong phiên sáng nay, trong đó HBC đang tăng kịch trần.

10:08 27/04

VN-Index trong vùng 1.330 điểm

Tính đến khung 10h, thị trường đã ghi nhận mức cân bằng hơn với việc VN-Index thu hẹp đà giảm còn khoảng 11 điểm, xuống vùng 1.330 điểm, tương đương mức giảm 0,88% so với hôm qua.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội vẫn duy trì sắc xanh ở 347,36 điểm, cao hơn 2,15 điểm (0,61%) so với ngày 26/4.

Bộ cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VN-Index hiện nay là HPG (Hòa Phát); BID (BIDV); SHB; CTG và ITA (Tân Tạo). Trong khi đó, nhóm 5 cổ phiếu VIC; GAS; VCB; VHM và MSN là nguyên nhân chính kéo chỉ số lớn nhất thị trường chứng khoán trong nước xuống giá đỏ.

Trong khi trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu bất động sản đang là động lực chính duy trì sắc xanh cho sàn này với CEO (Tập đoàn C.E.O); IDC (Idico); L14 (Licogi 14); HUT (Tasco); THD (Thaiholdings) tăng điểm mạnh. Ngược lại, cổ phiếu DNP (Nhựa Đồng Nai); PGS (Khí Miền Nam); SZB (Sonadezi); BTS (Vicem Bút Sơn) và CDN (Cảng Đà Nẵng) giảm điểm.

10:22 27/04

Khối ngoại bán ròng

Trong phiên giảm điểm sáng nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay đầu bán ròng sau 8 phiên mua ròng liên tiếp trước đó. Trên sàn HoSE, khối này mua với giá trị 176 tỷ nhưng bán 331 tỷ đồng, tương đương mức bán ròng 156,5 tỷ đồng trong nửa đầu phiên sáng. Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị 516 triệu đồng và trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 470 triệu đồng.

10:52 27/04

Dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu "họ FLC"

Phiên hôm nay, dòng tiền thị trường vẫn tiếp tục tìm đến nhóm cổ phiếu “họ FLC”. Trong đó, 6/7 đại diện cổ phiếu trong nhóm đều tăng tích cực 4-6%, bao gồm FLC (Tập đoàn FLC); ROS (FLC Faros); AMD (Khoáng sản FLC); HAI (Nông dược HAI); ART (Chứng khoán BOS); KLF (Xuất nhập khẩu CFS).

Đây đã là phiên tăng điểm tích cực thứ 4 của nhóm cổ phiếu này, tính từ đáy gần nhất, thị giá nhóm cổ phiếu liên quan ông Trịnh Văn Quyết đều đã bật tăng trên 20%.

Trong khi đó, một số cổ phiếu “họ Louis” sau nhiều phiên bị đè bán mạnh khi ông Đỗ Thành Nhân bị khởi tố và bắt tạm giam, đến sáng nay cũng đã giao dịch tích cực với BII (Louis Land) tăng 5,08%; SMT (Sametel) tăng 3,7%; DDV (Dap - Vinachem) tăng gần 4%. Tuy nhiên 2 cổ phiếu trong nhóm này là AGM (Xuất nhập khẩu An Giang) và LDP (Dược Lâm Đồng) đều giảm sàn kịch biên độ.

Quang Thắng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/khoi-ngoai-ban-rong-post1312440.html