Khám phá vẻ đẹp làng Nakeli nằm trên Trà Mã cổ đạo của Trung Quốc

Làng Nakeli là một trong những ngôi làng dân tộc thiểu số hấp dẫn khách du lịch nhất ở thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo trang Nhân dân nhật báo, ngôi làng này từng nằm trong số những ngôi làng nghỉ dưỡng đẹp nhất Trung Quốc.

Làng Nakeli ở quận Ninh An, thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, từng là một trạm dừng chân quan trọng trên Trà Mã cổ đạo. Đây là con đường từng được sử dụng vận chuyển ngựa và bạc từ Tây Tạng tới Trung Quốc để đổi lấy trà hoặc để vận chuyển buôn bán trà bằng những đoàn ngựa thồ. Trà Mã cổ đạo là một trong những con đường thông thương cổ xưa nhất châu Á, ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Làng Nakeli ở quận Ninh An, thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, từng là một trạm dừng chân quan trọng trên Trà Mã cổ đạo. Đây là con đường từng được sử dụng vận chuyển ngựa và bạc từ Tây Tạng tới Trung Quốc để đổi lấy trà hoặc để vận chuyển buôn bán trà bằng những đoàn ngựa thồ. Trà Mã cổ đạo là một trong những con đường thông thương cổ xưa nhất châu Á, ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Làng Nakeli vẫn còn bảo tồn những vết tích của Trà Mã cổ đạo, trong đó có những trạm dừng chân, đèn lồng và máng đá.

Làng Nakeli vẫn còn bảo tồn những vết tích của Trà Mã cổ đạo, trong đó có những trạm dừng chân, đèn lồng và máng đá.

Ngôi làng gồm khoảng 66 gia đình, được bao quanh bởi những dòng sông trong lành và những ngọn núi tươi xanh.

Ngôi làng gồm khoảng 66 gia đình, được bao quanh bởi những dòng sông trong lành và những ngọn núi tươi xanh.

Ngôi làng vừa mang những nét văn hóa riêng của vùng đất trà Phổ Nhĩ, vừa mang các giá trị văn hóa được du nhập từ các đoàn lữ khách trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Ngôi làng vừa mang những nét văn hóa riêng của vùng đất trà Phổ Nhĩ, vừa mang các giá trị văn hóa được du nhập từ các đoàn lữ khách trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Làng Nakeli ban đầu được gọi là Makuli, tức là "ngựa khóc". Cái tên này xuất phát từ câu chuyện các đoàn lữ hành đi trên Trà Mã cổ đạo phải vượt qua những dòng sông lạnh và những chú ngựa kiệt sức đến mức bật khóc.

Làng Nakeli ban đầu được gọi là Makuli, tức là "ngựa khóc". Cái tên này xuất phát từ câu chuyện các đoàn lữ hành đi trên Trà Mã cổ đạo phải vượt qua những dòng sông lạnh và những chú ngựa kiệt sức đến mức bật khóc.

Để bảo vệ những chú ngựa, loài động vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc hành trình, những người dẫn đầu các đoàn lữ hành đã kiến nghị lên chính quyền và sau đó một cây cầu dài 20 mét đã được xây dựng. Kể từ đó, Makuli đổi tên thành Nakeli.

Để bảo vệ những chú ngựa, loài động vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc hành trình, những người dẫn đầu các đoàn lữ hành đã kiến nghị lên chính quyền và sau đó một cây cầu dài 20 mét đã được xây dựng. Kể từ đó, Makuli đổi tên thành Nakeli.

Phong cảnh, các phong tục dân gian và những nét đặc sắc văn hóa đã khiến Trà Mã cổ đạo trở thành tuyến đường độc đáo ở Trung Quốc và Nakeli là một điểm nổi bật trên con đường đó.

Phong cảnh, các phong tục dân gian và những nét đặc sắc văn hóa đã khiến Trà Mã cổ đạo trở thành tuyến đường độc đáo ở Trung Quốc và Nakeli là một điểm nổi bật trên con đường đó.

Sự mở rộng của Trà Mã cổ đạo đã thúc đẩy phát triển sản xuất trà và các đoàn lữ hành trở thành những người vận chuyển trà Phổ Nhĩ nổi tiếng thế giới.

Sự mở rộng của Trà Mã cổ đạo đã thúc đẩy phát triển sản xuất trà và các đoàn lữ hành trở thành những người vận chuyển trà Phổ Nhĩ nổi tiếng thế giới.

Trà Phổ Nhĩ được cho là một trong những loại trà ngon nhất Trung Quốc nhưng không chỉ vậy, nó còn là một loại dược liệu tốt cho tiêu hóa và làm giảm căng thẳng.

Trà Phổ Nhĩ được cho là một trong những loại trà ngon nhất Trung Quốc nhưng không chỉ vậy, nó còn là một loại dược liệu tốt cho tiêu hóa và làm giảm căng thẳng.

Trà Phổ Nhĩ được lên men tự nhiên Lá trà, trải qua quá trình lên men vi sinh sau khi chúng được sấy khô và cuộn lại, trở nên sẫm màu và thay đổi mùi vị. Quá trình này khiến cho trà càng để lâu năm càng ngon và tăng giá trị.

Trà Phổ Nhĩ được lên men tự nhiên Lá trà, trải qua quá trình lên men vi sinh sau khi chúng được sấy khô và cuộn lại, trở nên sẫm màu và thay đổi mùi vị. Quá trình này khiến cho trà càng để lâu năm càng ngon và tăng giá trị.

Bánh trà Phổ Nhĩ thường có 2 loại cơ bản là: trà Phổ Nhĩ sống (sheng) và trà Phổ Nhĩ chín (shu). Cả hai loại đều được đóng thành bánh, hình viên gạch hoặc dạng viên để tiện vận chuyển. Trong ảnh là một người đàn ông ở làng Nakeli đang làm bánh trà.

Bánh trà Phổ Nhĩ thường có 2 loại cơ bản là: trà Phổ Nhĩ sống (sheng) và trà Phổ Nhĩ chín (shu). Cả hai loại đều được đóng thành bánh, hình viên gạch hoặc dạng viên để tiện vận chuyển. Trong ảnh là một người đàn ông ở làng Nakeli đang làm bánh trà.

Trà Phổ Nhĩ sống được lên men một cách tự nhiên trong khoảng thời gian dài sau khi đóng thành bánh. Hơi nước bốc lên từ máy ép khiến cho lá trà khô mềm và dai đi. Nhờ vậy mà khi ép, lá trà sẽ quyện chặt với nhau thành bánh trà.

Trà Phổ Nhĩ sống được lên men một cách tự nhiên trong khoảng thời gian dài sau khi đóng thành bánh. Hơi nước bốc lên từ máy ép khiến cho lá trà khô mềm và dai đi. Nhờ vậy mà khi ép, lá trà sẽ quyện chặt với nhau thành bánh trà.

Sau khi ép, bánh trà được để trên kệ gỗ cho khô từ từ và khi khô hẳn thì sẽ được mang đi bọc giấy. Việc bọc giấy giúp bánh trà Phổ Nhĩ vẫn được tiếp xúc với không khí, do đó, càng để lâu năm thì bánh trà càng thay đổi về hương vị và thành phần hóa học.

Sau khi ép, bánh trà được để trên kệ gỗ cho khô từ từ và khi khô hẳn thì sẽ được mang đi bọc giấy. Việc bọc giấy giúp bánh trà Phổ Nhĩ vẫn được tiếp xúc với không khí, do đó, càng để lâu năm thì bánh trà càng thay đổi về hương vị và thành phần hóa học.

Loại trà này khi pha thường có màu cam, vàng hoặc đỏ, có mùi thơm tươi.

Loại trà này khi pha thường có màu cam, vàng hoặc đỏ, có mùi thơm tươi.

Trong khi đó, cách chế biến trà Phổ Nhĩ chín được Nhà máy trà Côn Minh sáng chế ra năm 1973. Trà Phổ Nhĩ chín trải qua quá trình lên men phức tạp trong khoảng 40 - 60 ngày. Màu sắc của trà chuyển sang màu nâu thẫm, có mùi đặc biệt như mùi ẩm của đất

Trong khi đó, cách chế biến trà Phổ Nhĩ chín được Nhà máy trà Côn Minh sáng chế ra năm 1973. Trà Phổ Nhĩ chín trải qua quá trình lên men phức tạp trong khoảng 40 - 60 ngày. Màu sắc của trà chuyển sang màu nâu thẫm, có mùi đặc biệt như mùi ẩm của đất

Làng Nakeli là một trong những ngôi làng dân tộc thiểu số hấp dẫn nhất ở thành phố Phổ Nhĩ.

Làng Nakeli là một trong những ngôi làng dân tộc thiểu số hấp dẫn nhất ở thành phố Phổ Nhĩ.

Theo trang Nhân dân nhật báo, ngôi làng này từng nằm trong số những ngôi làng nghỉ dưỡng đẹp nhất Trung Quốc.

Theo trang Nhân dân nhật báo, ngôi làng này từng nằm trong số những ngôi làng nghỉ dưỡng đẹp nhất Trung Quốc.

Đi bộ trên những con đường ở Nakeli, du khách như ngược dòng thời gian trở về những con đường hằn in dấu chân người và ngựa trên Trà Mã cổ đạo với bao thăng trầm lịch sử.

Đi bộ trên những con đường ở Nakeli, du khách như ngược dòng thời gian trở về những con đường hằn in dấu chân người và ngựa trên Trà Mã cổ đạo với bao thăng trầm lịch sử.

Kiều Anh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/kham-pha-ve-dep-lang-nakeli-nam-tren-tra-ma-co-dao-cua-trung-quoc-post1032459.vov