Khám phá hòn đảo linh thiêng ở Nhật Bản cấm phụ nữ

Đảo Okinoshima ở Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Phụ nữ bị cấm tới Okinoshima. Chỉ nam giới được phép tới đây và khi ra về không được mang theo bất cứ thứ gì của hòn đảo.

Nằm ngoài khơi thành phố Munakata, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, đảo Okinoshima có diện tích khoảng 700 m2. Hòn đảo này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Ảnh: tokyoweekender.

Nằm ngoài khơi thành phố Munakata, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, đảo Okinoshima có diện tích khoảng 700 m2. Hòn đảo này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Ảnh: tokyoweekender.

Đảo Okinoshima là nơi lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn những nghi lễ thờ cúng, theo tín ngưỡng tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản là Thần đạo. Ảnh: Zoe Sheng.

Đảo Okinoshima là nơi lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn những nghi lễ thờ cúng, theo tín ngưỡng tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản là Thần đạo. Ảnh: Zoe Sheng.

Từ xa xưa, phụ nữ bị cấm tới đảo Okinoshima. Nguồn gốc lệnh cấm này là một bí ẩn lớn. Theo một giả thuyết, tín ngưỡng Thần Đạo cho rằng máu là thứ không tinh khiết và kinh nguyệt của phụ nữ sẽ làm ô uế hòn đảo. Do đó, phụ nữ không được lên đảo. Ảnh: beibaoke via Shutterstock.

Từ xa xưa, phụ nữ bị cấm tới đảo Okinoshima. Nguồn gốc lệnh cấm này là một bí ẩn lớn. Theo một giả thuyết, tín ngưỡng Thần Đạo cho rằng máu là thứ không tinh khiết và kinh nguyệt của phụ nữ sẽ làm ô uế hòn đảo. Do đó, phụ nữ không được lên đảo. Ảnh: beibaoke via Shutterstock.

Một giả thuyết khác cho rằng, vùng biển quá nguy hiểm đối với phụ nữ. Do đó, đảo Okinoshima chỉ có sự xuất hiện của nam giới. Ảnh: beibaoke via Shutterstock.

Một giả thuyết khác cho rằng, vùng biển quá nguy hiểm đối với phụ nữ. Do đó, đảo Okinoshima chỉ có sự xuất hiện của nam giới. Ảnh: beibaoke via Shutterstock.

Trên đảo Okinoshima có đền Okitsu-gu. Ngôi đền được thành lập vào giữa thế kỷ 17 và được tu tạo vào năm 1932. Linh mục từ các đền thờ Thần đạo Munakata Taisha được phép tới hòn đảo này để thờ phụng.

Trên đảo Okinoshima có đền Okitsu-gu. Ngôi đền được thành lập vào giữa thế kỷ 17 và được tu tạo vào năm 1932. Linh mục từ các đền thờ Thần đạo Munakata Taisha được phép tới hòn đảo này để thờ phụng.

Vào ngày 27/5 hàng năm, 200 nam du khách được đến thăm hòn đảo Okinoshima. Trước khi đặt chân lên đảo, họ phải cởi bỏ hết trang phục rồi tắm trên biển hay còn gọi là misogi để loại bỏ những tạp niệm. Đây là nghi lễ truyền thống đã được duy trì suốt nhiều thế kỷ. Ảnh: THE TRIBUNE.

Vào ngày 27/5 hàng năm, 200 nam du khách được đến thăm hòn đảo Okinoshima. Trước khi đặt chân lên đảo, họ phải cởi bỏ hết trang phục rồi tắm trên biển hay còn gọi là misogi để loại bỏ những tạp niệm. Đây là nghi lễ truyền thống đã được duy trì suốt nhiều thế kỷ. Ảnh: THE TRIBUNE.

Khi rời đảo Okinoshima, toàn bộ nam du khách không được phép mang theo bất cứ thứ gì của hòn đảo, bao gồm cả những thứ nhỏ bé như cành cây, ngọn cỏ, viên đá cuội. Ảnh: Jonathan Kaiman / Los Angeles Times.

Khi rời đảo Okinoshima, toàn bộ nam du khách không được phép mang theo bất cứ thứ gì của hòn đảo, bao gồm cả những thứ nhỏ bé như cành cây, ngọn cỏ, viên đá cuội. Ảnh: Jonathan Kaiman / Los Angeles Times.

Lúc trở về đất liền, các du khách cũng không được kể cho người khác về những điều đã nghe, nhìn thấy lúc ở trên đảo Okinoshima. Ảnh: Archives1.dailynews.lk.

Lúc trở về đất liền, các du khách cũng không được kể cho người khác về những điều đã nghe, nhìn thấy lúc ở trên đảo Okinoshima. Ảnh: Archives1.dailynews.lk.

Mời độc giả xem video: Du lịch xanh ở hòn đảo nhựa của Ivory Coast. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-hon-dao-linh-thieng-o-nhat-ban-cam-phu-nu-2053662.html