Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ đảm bảo kịp thời, đồng bộ

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học tổ chức hội thảo 'Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian tới – Nguyên nhân và giải pháp'. TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có: TS. Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; đại diện một số đơn vị có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp.

Hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp Bộ mã số ĐTCB.2024-04 “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới” do TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp làm Chủ nhiệm Đề tài.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài cho biết, đây là hội thảo thứ hai trong quá trình triển khai nghiên cứu Đề tài. Nhấn mạnh đây là Đề tài khó, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao, TS. Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung góp ý sâu sắc, toàn diện, khách quan vào chủ đề của Hội thảo để góp phần phân tích, làm rõ hơn thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ. Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật phần tội phạm về chức vụ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

 TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc hội thảo

TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, tham nhũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước. Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng, được nhân dân trong nước hưởng ứng, tin tưởng và bàn bè quốc tế đánh giá cao. Đạt được kết quả này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, cần phải nhắc đến vai trò quan trọng của pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự trong việc cung cấp cơ sở pháp lý để phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, cần phải nhìn nhận các quy định của pháp luật hình sự, trong đó quy định trực tiếp và quan trọng nhất là Chương các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc và bất cập nhất định trong thực tiễn thi hành, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện theo hướng kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu mà công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm về tham nhũng đặt ra trong tình hình mới.

TS. Trần Văn Tĩnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

TS. Trần Văn Tĩnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (từ năm 2018 đến nay), các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng như: Bổ sung các tội danh về tham nhũng bảo đảm thống nhất, phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Nghiên cứu xây dựng, thống nhất quy định về “người có chức vụ”, “người có chức vụ, quyền hạn” và “người thi hành công vụ” trong hệ thống pháp luật. Thống nhất những dấu hiệu định tội của tội về chức vụ như: lợi ích vật chất, phi vật chất.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị, cần phân hóa trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp nhận hối lộ đã thực hiện, hoặc chưa thực hiện hành vi theo yêu cầu của người đưa hối lộ; bảo đảm hiệu quả việc thu hồi tài sản và ổn định để phát triển kinh tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; hài hòa với chuẩn mực quốc tế;...

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý, bảo đảm tính minh bạch và rõ ràng trong quy định của pháp luật. Các quy định pháp luật hình sự về tội phạm chức vụ cần được quy định chặt chẽ, tránh mâu thuẫn hoặc gây khó khăn trong áp dụng. Đồng thời, nâng cao hơn nữa tính răn đe và mức độ nghiêm khắc của hình phạt để tăng cường hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa. Theo đó, khung hình phạt trong nhiều tội phạm về chức vụ, đặc biệt là nhóm tội về tham nhũng cần được điều chỉnh theo hướng nghiêm khắc hơn đối với các hành vi tham nhũng có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, quy định các chế tài bổ sung như tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề trong một thời gian dài để ngăn ngừa tái phạm.

 TS. Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

TS. Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ cũng cần chú ý, tăng cường hướng dẫn và giải thích pháp luật đối với một số tình tiết là dấu hiệu định tội hoặc định khung tăng nặng trong các tội phạm về chức vụ; nghiên cứu sửa đổi định mức thiệt hại khởi điểm để xử lý hình sự trong một số tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ cho tương xứng với tình hình hiện nay.

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

Kết thúc hội thảo, TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài cho biết, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hội thảo đã hoàn thành toàn bộ mục tiêu chương trình đề ra. Qua thảo luận, hội thảo đã góp phần làm sáng rõ nhiều nội dung liên quan tới thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm; phân tích rõ những vướng mắc cũng như đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp hoàn thiện rất thiết thực. Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tham luận, góp ý sâu sắc, toàn diện của các chuyên gia, nhà khoa học, TS. Đỗ Đức Hồng Hà nhấn mạnh, Ban Chủ nhiệm Đề tài sẽ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ trong quá trình triển khai, đảm bảo việc thực hiện Đề tài đúng theo tiến độ, chất lượng và mục tiêu đề ra.

*** Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc hội thảo

TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

TS. Trần Văn Tĩnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

TS. Trần Văn Tĩnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

TS. Lê Thị Mai Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề Ban Tuyên giáo Trung ương

TS. Lê Thị Mai Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề Ban Tuyên giáo Trung ương

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Ths. Nguyễn Thị Huyền Trang - Vụ Pháp chế và Quản lý KH, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ths. Nguyễn Thị Huyền Trang - Vụ Pháp chế và Quản lý KH, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

TS. Nguyễn Quang Thái - Tổng cụ trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp

TS. Nguyễn Quang Thái - Tổng cụ trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp

Chuyên gia Nguyễn Hồng Sơn

Chuyên gia Nguyễn Hồng Sơn

Ông Trương Quốc Hưng - Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp

Ông Trương Quốc Hưng - Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

TS. Lê Thị Thu Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

 TS. Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

TS. Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Hội thảo khoa học “Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian tới – Nguyên nhân và giải pháp”./.

Hội thảo khoa học “Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian tới – Nguyên nhân và giải pháp”./.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=91520