Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?

Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á là hẻm núi nằm trong thung lũng có nhiều cây cối và kiến tạo địa chất độc đáo nhất ở Việt Nam.

1. Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á ở tỉnh nào của Việt Nam?

icon

Hà Giang

icon

Lào Cai

icon

Lai Châu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dòng sông Nho Quế xanh ngắt như sợi chỉ len lỏi theo đường cong của con đường Hạnh Phúc. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam. Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. Di chuyển trên cung đường từ đèo Mã Pì Lèng xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc) có lẽ là trải nghiệm khó quên. 8 km đường với hơn 50 khúc cua tay áo và dốc đứng. Thôn Tà Làng nằm sát dòng Nho Quế là nơi sinh sống của 39 hộ các dân tộc Giáy, Tày, Mông, nằm cách xa trung tâm xã, đời sống của người dân nơi đây gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của họ chủ yếu là đánh bắt cá tôm dưới dòng sông, mỗi năm một vụ lúa và ngô.

2. Hẻm vực này sâu bao nhiêu?

icon

300-500 m

icon

700-900 m

icon

900-1.200 m

Câu trả lời đúng là đáp án B: Với chiều cao vách đá 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, hẻm Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Sở hữu một vẻ đẹp tuyệt tác bởi sự kiến tạo của tự nhiên, hẻm Tu Sản hùng vĩ và hiên ngang giữa đất trời.

3. Dòng sông xanh biếc nổi tiếng ở Hà Giang có tên gọi là gì?

icon

Sông Lô

icon

Sông Gâm

icon

Sông Chảy

icon

Sông Nho Quế

Câu trả lời đúng là đáp án D: Mảnh đất Hà Giang có con sông Nho Quế xanh biếc, quanh năm chảy êm dịu qua những rặng núi hùng vĩ. Khung cảnh tuyệt đẹp tại đây thu hút các phượt thủ khắp nơi đổ về check-in.

4. Sông Nho Quế bắt nguồn từ đâu?

icon

Yên Bái

icon

Cao Bằng

icon

Trung Quốc

Câu trả lời đúng là đáp án C: Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), phần thượng lưu có tên Phổ Mai, cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Con sông nhập tịch Việt Nam ở xã Lũng Cú (Đồng Văn) qua Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn (Bảo Lâm, Cao Bằng).

5. Sông dài nhất bắt nguồn từ Việt Nam có tên là gì?

icon

Sông Đồng Nai

icon

Sông Nho Quế

icon

Sông Mekong

Câu trả lời đúng là đáp án A: Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586km (364 dặm) và lưu vực 38.600km² (14.910mi2). Sông Đồng Nai bắt nguồn từ từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng thượng nguồn Sông Đồng Nai mang tên là Đắc Dung. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi) v.v.

6. Sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Việt Nam?

icon

Sông Đồng Nai

icon

Sông Thu Bồn

icon

Sông Mekong

Câu trả lời đúng là đáp án C: Sông Mekong xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004).

7. Sông Mekong có tên gọi khác là Sông cửu Long? Điều này đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Do khi ra biển Sông Me Kông có tới 9 cửa ra nên mới mới có tên là sông Cửu Long - 9 con rồng. Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Me Kong chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Tại đây, sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Chín sông của Me Kong như 9 con rồng uốn lượn nên được gọi tên khác là sông Cửu Long. Sông Tiền và Hậu chảy qua các tỉnh thành: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và phần lớn tỉnh Đồng Tháp ở phía bên tả sông Tiền. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, một phần lớn tỉnh Đồng Tháp và An Giang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía hữu sông Hậu là vùng tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau (ở phía Nam kênh Cái Sắn và hữu ngạn sông Hậu). Qua nhiều năm tháng, hai cửa sông Ba Lai và Ba Thắc (Bassac) bị bùn đất bồi lắng, được làm cống - đập ngăn sự xâm ngập mặn và biến mất. Do đó, sông Cửu Long hiện còn bảy cửa đổ ra biển.

8. Con sông nào được xem là ngắn nhất Việt Nam?

icon

Vàm Nao

icon

Vàm Cỏ Đông

icon

Cà Lồ

Câu trả lời đúng là đáp án A: Với chiều dài khoảng 6,5 km, sông Vàm Nao ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang không chỉ được xem là dòng sông ngắn nhất Việt Nam mà còn gắn với nhiều cái nhất khác. Đó là dòng sông xảy ra nhiều vụ đắm ghe thuyền nhất, nơi có những loài cá nước ngọt to lớn nhất và có nhiều truyền thuyết nhất. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp, cũng là một người dân bản địa của vùng đất cù lao Phú Tân, tỉnh An Giang quả quyết rằng, Vàm Nao trước kia chỉ là một vàm rạch nhỏ, rộng hơn 10 m ngang. Những hàng cây hai bên bờ Vàm Nao de tàn nhánh giao nhau, nếu người giỏi leo trèo có thể chuyền từ cành cây này sang cây khác để qua bên kia bờ sông. Mặc dù là rạch nước nhỏ nhưng bên dưới luôn có các loài cá dữ như cá sấu, cá to chầu chực nên người dân rất ngán ngại, không dám qua sông. Còn trong biên khảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu có chi tiết về sông Vàm Nao rằng: “Hồi ấy sông hẹp nhưng độ sâu đáng sợ. Cá mập, cá sấu tránh sóng to của đại giang, vào trầm mình ở đó vô số. Sưu dân đa số là người của miệt dưới, tức Sa Đéc, Long Hồ, Trà Vang. Họ muốn trốn về đường đó vì đây là đường tắt, rừng bụi nhiều và cách xa dịch trạm, không có đồn ải ngăn chặn. Người ta đợi giữa đêm khuya, họ họp thành đoàn cho đông, mỗi người ôm một cây chuối để làm ống nổi rồi nhảy ào xuống nước một lượt mà lội (bơi) để cá không ăn kịp. Họ tính cao như vậy nhưng khi sang đến bờ bên kia, mười người chỉ còn sót được có năm-ba người và có khi bị cụt mất tay chân…”.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/hem-vuc-sau-nhat-dong-nam-a-nam-o-tinh-nao-cua-viet-nam-post1538376.tpo