Điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

'Luôn tận tụy với công việc của bản; đồng hành cùng chính quyền địa phương trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với ước mong xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp, tiến bộ, văn minh...' – là nhận xét của chính quyền xã khi nói về bà Lò Thị Hoạt sinh – Bí thư Chi bộ bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn.

Bản Nậm Pì cách trung tâm xã Nậm Pì 15km. Trong đó có 1 dân tộc chính là dân tộc Mảng, bản có 38 hộ, với 196 nhân khẩu... Phong tục tập quán của Nhân dân còn lạc hậu, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao tới 30,67%, do việc làm không ổn định, Nhân dân chủ yếu trồng cây ngô, cây lúa tự cung, tự cấp. Việc phát triển kinh tế của Nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do tác động của nhiều yếu tố như: trình độ nhận thức không đồng đều, điều kiện đất đai canh tác có độ dốc lớn, thời tiết khắc nghiệt, phong tục canh tác lạc hậu…

Trên cương vị là Bí thư Chi bộ bản, bà Hoạt luôn nêu cao tinh thần gương mẫu đi đầu, tuyên truyền, vận động gia đình và Nhân dân trong bản chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, tiêu chí trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước do cấp trên phát động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động bà con Nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra; chủ động đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng suy thoái đạo đức, chính trị, ảnh hưởng xấu độc của xã hội, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.

Những năm trước, gia đình bà gặp rất khó khăn về kinh tế, làm chỉ đủ ăn, không có tích lũy, không đảm bảo chi tiêu cho bản thân và gia đình. Xuất phát từ những khó khăn của bản thân và gia đình, bà suy nghĩ và bàn bạc với gia đình để tìm hướng đi của bản thân và gia đình mình nhằm phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình để phát triển kinh tế hộ gia đình, đảm bảo cuộc sống. Từ suy nghĩ đó, bà quyết định vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với nguồn vốn ban đầu là 50 triệu đồng, từ nguồn vốn vay ngân hàng năm 2015, gia đình bà quyết định mua 2 con bò cái với giá 50 triệu đồng về chăn thả, tuy nhiên khi vào vụ trồng ngô, lúa thì không có bãi để gia đình và Nhân dân trong bản chăn thả. May mắn nhờ được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ dự án trồng cỏ VA06 gia đình bà đã mạnh dạn đăng ký trồng 01ha. Từ năm đó đến năm 2020 đàn bò đã sinh sản và tăng đàn được 16 con gia đình bà đã bán đi và có thêm thu nhập cho gia đình.

Được sự quan tâm của Đảng nhà nước quan tâm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã quan tâm đầu tư các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 đến bà con nhân dân các chương trình dự án cụ thể: Làm chuồng trại theo Nghị Quyết 07, mô hình trồng quế và dự án mô hình bò, lợn và dê tập trung. Sau khi nắm bắt được chủ trương của Đảng, nhà nước và nhu cầu của thị trường bà đã bàn bạc với chồng xây dựng mô hình chăn nuôi lợn với vốn đầu tư 100 triệu đồng để xây chuồng và mua con giống. Lứa đầu gia đình bà mua 30 con lợn giống 04 tháng sau xuất bán và thu được 180 triệu đồng. Gia đình bà tiếp tục tái đàn mua 50 con giống và cứ 04 tháng thì gia đình xuất được đàn lợn. Từ năm 2021 đến nay hàng năm gia đình bà thu nhập được 250 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở đó gia đình bà còn nuôi dê cùng 05 hộ gia đình khác đang đăng ký hỗ trợ từ dự án chăn nuôi lợn tập trung theo nhóm hộ cộng đồng.

Từ những chuyển đổi trong việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, chủ động phát triển cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Những năm qua gia đình bà luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao là một những gia đình sáng tạo, gương sáng làm ăn phát triển kinh tế gia đình của xã. Bản thân tôi không chỉ chú trọng làm kinh tế gia đình mà còn thường xuyên phối hợp với trưởng bản, thực hiện tuyên truyền vận động bà con Nhân dân trong bản thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế hộ gia đình, thay đổi cách nghĩ cách làm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giúp nhau làm kinh tế thoát nghèo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Qua đó nhân dân trong bản nhận thấy việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi đã đem lại thu nhập cao, đã có nhiều nhà thu nhập từ 100 triệu đến 150 triệu trên năm thu nhập từ, chăn nuôi bò, lợn nhận thức và cách làm kinh tế đạt kết quả cao mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, đời sống của Nhân dân trong thôn bản được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo.

H.S

Nguồn Lai Châu: https://baolaichau.vn/%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng/%C4%91i%E1%BB%83n-h%C3%ACnh-ti%C3%AAn-ti%E1%BA%BFn-v%C3%B9ng-%C4%91%E1%BB%93ng-b%C3%A0o-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-thi%E1%BB%83u-s%E1%BB%91