Chuyện những người phụ nữ xuyên Tết chăm 'giấc ngủ' cho 'người âm'

Vào những ngày Tết, khi công việc dọn dẹp, cải tạo đất, cắt tỉa cành cây đã xong xuôi, những người phụ nữ làm việc tại nghĩa trang lại chăm lo thắp nhang từng mộ phần.

Nhắc tới những công việc tại nghĩa trang, có lẽ, không ít phụ nữ sẽ cảm thấy rùng mình, ghê sợ nhưng ít ai biết rằng, nhiều phụ nữ trung tuổi ở Hòa Bình lại lực chọn công việc chăm sóc "giấc ngủ" cho những người đã khuất để gắn bó.

Bởi việc chăm sóc mộ phần ở nghĩa trang có ý nghĩa quan trọng đối với các gia chủ, không chỉ về mặt tâm linh mà còn về truyền thống gia đình và giá trị tinh thần, góp phần tạo nên sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Do đó, ngoài yếu tố kiên trì, quen việc, công việc này đòi hỏi người làm có sự yêu thích, đặt tâm ở "nghề", mới có thể gắn bó lâu dài.

Vào những ngày Tết, khi công việc dọn dẹp, cải tạo đất, cắt tỉa cành cây đã xong xuôi, những người phụ nữ như chị Hà Thị Hồng - đang làm việc tại nghĩa trang, lại chăm lo thắp nhang từng mộ phần. Ảnh: Bảo Loan

Vào những ngày Tết, khi công việc dọn dẹp, cải tạo đất, cắt tỉa cành cây đã xong xuôi, những người phụ nữ như chị Hà Thị Hồng - đang làm việc tại nghĩa trang, lại chăm lo thắp nhang từng mộ phần. Ảnh: Bảo Loan

Chị Hà Thị Hồng (SN 1979, trụ tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) là một trong những người phụ nữ điển hình ở Hòa Bình gắn bó với công việc ở Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên hơn 10 năm nay.

Tết năm nay, chị Hồng được sắp xếp trực tại nghĩa trang vào 2 ngày nghỉ Tết là Mồng 1 và Mồng 2. Công việc chính trong những ngày trực Tết là thắp hương nhang đến từng mộ phần. Chính vì vậy, vào thời điểm trước khoảnh khắc giao thừa, khi những trách nhiệm với ban thờ gia tiên đã xong xuôi, chị Hồng tất bật, sắp xếp thời gian để bắt đầu với công việc chăm sóc "giấc ngủ" cho người đã khuất dịp đầu năm mới.

Theo chị Hồng, công việc thường ngày của chị là dọn dẹp, cải tạo đất, tưới cây, tỉa cành ở khu vực xung quanh phần mộ của người không quen biết...

Đến những ngày nghỉ Tết, hương khói tại các gia chủ kéo dài ít nhất 3 ngày Tết thì tại những mộ phần ở nghĩa trang, chị Hồng là người phụ trách cắm hương nhang tới từng mộ phần vào các buổi sáng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo chị Hồng, ngoài yếu tố kiên trì, quen việc, công việc này đòi hỏi người làm có sự yêu thích, đặt tâm ở "nghề", mới có thể gắn bó lâu dài. Ảnh: Bảo Loan

Theo chị Hồng, ngoài yếu tố kiên trì, quen việc, công việc này đòi hỏi người làm có sự yêu thích, đặt tâm ở "nghề", mới có thể gắn bó lâu dài. Ảnh: Bảo Loan

Chị Hồng cho rằng, làm việc cho "các cụ" là phải xuất phát từ cái tâm, phải thật chu đáo, nếu mình làm không tốt, gia đình người thân của "các cụ" có thể không biết nhưng không thể qua mắt được "các cụ".

Theo chị Hồng, thời gian gắn bó càng lâu sẽ không có cảm giác sợ, cho dù là những ngôi mộ mới được chuyển đến.

"Tôi đều coi những phần mộ ở đây như những ngôi nhà của người đã khuất, nó chứa đựng một cái gì đó rất sâu thẳm và thiêng liêng. Chính vì vây, khi dọn vệ sinh, tưới cây bên cạnh những ngôi mộ, tôi đều chú ý từ cách đi đứng, quay lưng sao cho hợp lý. Nhất là khi lau chùi các bát hương, cũng không được phép dịch chuyển hay làm xê dịch", chị Hồng cho hay.

Chị Hồng bày tỏ: "Lúc đầu tâm lý tôi cũng có chút sợ nhưng làm dần cũng quen. Tôi chăm sóc cho khoảng 170 ngôi mộ, hàng ngày tôi cắt tỉa, chăm sóc cây, tưới cây, lau dọn mộ… Ngày rằm hay mùng 1 âm hàng tháng và ngày trực Tết thì thắp hương".

Theo chị Hồng, thời gian gắn bó càng lâu sẽ không có cảm giác sợ, cho dù là những ngôi mộ mới được chuyển đến. Ảnh: Bảo Loan

Theo chị Hồng, thời gian gắn bó càng lâu sẽ không có cảm giác sợ, cho dù là những ngôi mộ mới được chuyển đến. Ảnh: Bảo Loan

Theo chị Hồng, công việc này cũng đòi hỏi phải rất cẩn thận như mộ lát đá đen lau một lần không thể sạch được vì vậy phải lau như thế nào cho không bị trắng. Với loại đá xanh hay bị rêu bám phải lau nhiều lần mới sạch được. Vào mùa cỏ mọc phải đào nhổ từng cây để khi gia chủ lên cảm thấy hài lòng.

Ngoài ra theo chị Hồng, một số loài cây được người nhà mang tới trồng chị cũng tìm hiểu cách chăm sóc. Có lúc hỏi ý kiến gia chủ người thân xem có nên cắt tỉa hay không.

"Có nhiều gia đình cẩn thận, khó tính nên mình làm lâu nếu gặp sẽ hiểu từng người. Có những lời hỏi thăm, động viên, cảm ơn của người thân chúng tôi cũng thấy vui vẻ, ấm lòng hơn", chị Hồng bày tỏ.

Chị Bạch Thị Cúc (44 tuổi, ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) cũng có thâm niên gần 10 năm chăm sóc mộ phần tại đây. Chị Cúc vừa tự tay sắm những trái cây, gói kẹo, cành hoa, chuẩn bị những mâm cơm tươm tất nhất để dâng lên bàn thờ gia tiên, vừa trọn những mâm lễ, nén nhang cho các mộ phần ở nghĩa trang.

Năm nay, chị Cúc may mắn không phải trực những ngày đầu năm mới nhưng trước hôm nghỉ chị vẫn phải trọn vẹn với công việc nhiều năm tại các ngôi mộ. Những ngày đầu của kỳ nghỉ Tết, chị Cúc tỉ mẩn đặt từng viên gạch xuống khuôn viên mộ phần mới để chuẩn bị làm nền và trồng cỏ tạo cảnh quan.

Chuyển đổi đất 50 năm sang thổ cư như thế nào trong năm 2025

Bảo Loan

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chuyen-nhung-nguoi-phu-nu-xuyen-tet-cham-giac-ngu-cho-nguoi-am-172250124142521382.htm